Cách pha sữa cho bé quyết định đến chất lượng của sữa sau pha và hiệu quả dưỡng chất mà bé hấp thụ từ sữa công thức. Bố mẹ cần nắm được quy trình, lượng sữa và một số yêu cầu bắt buộc để có thể đảm bảo được dưỡng chất trong sữa. Cùng tìm hiểu cách pha sữa công thức cho trẻ sơ sinh giữ trọn dinh dưỡng trong bài viết này nhé!
Xem nhanh
1. Hướng dẫn pha sữa đúng cách cho trẻ sơ sinh
1.1. Chuẩn bị
Trước khi tiến hành pha sữa, cần chuẩn bị đầy đủ bình sữa và dụng cụ pha sữa.
Cần chuẩn bị đầy đủ dụng cụ pha sữa như bình sữa, bình đun sôi, bình giữ nhiệt… trước khi pha sữa
- Bình sữa: Lựa chọn bình sữa có chất liệu an toàn, phù hợp với trẻ. Hai chất liệu bình thường được sử dụng là PP (chịu nhiệt khoảng 120 độ C) và PPSU (chịu nhiệt khoảng 180 độ C).
- Bình đun sôi (nếu có).
- Bình giữ nhiệt.
- Sữa công thức (lựa chọn theo độ tuổi): Lưu ý rằng sau khi mở hộp, tốt nhất chỉ sử dụng trong vòng 30 ngày.
1.2. Thực hiện pha sữa
Quy trình thực hiện pha sữa như sau:
Bước 1: Vệ sinh toàn bộ tay, bình và dụng cụ pha sữa.
Bước 2: Cho lượng sữa phù hợp vào trong bình đựng.
Bước 3: Tiến hành cho nước ấm với nhiệt độ theo yêu cầu vào bình và khuấy đều đến khi bột tan hết.
Bước 4: Kiểm tra nhiệt độ sữa bằng cách nhỏ 1 – 2 giọt vào tay để xem thử độ nóng.
Các chuyên gia luôn khuyên rằng trẻ nên bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời. Thế nhưng, trong trường hợp đặc biệt trẻ không thể bú sữa mẹ, các mẹ có thể chọn sữa công thức để cung cấp đủ dưỡng chất cho con. Bài viết…
2. 8 lưu ý khi pha sữa cho trẻ mà mẹ không nên bỏ qua
Khi thực hiện pha sữa công thức cho bé, cần ghi nhớ 8 lưu ý sau:
2.1. Chọn lượng sữa phù hợp
Mỗi giai đoạn khác nhau, lượng sữa cần bổ sung cho trẻ là khác nhau. Cụ thể là:
- Trẻ sinh non (trẻ sinh sớm ở tuần thứ 20 đến 37): 160 – 180ml sữa trên 1 đơn vị trọng lượng cơ thể. Ví dụ, trẻ sinh non nặng 2kg sẽ cần 320 – 360ml sữa.
- Trẻ 5 ngày tuổi – 3 tháng tuổi: Cần 150ml sữa trên 1 đơn vị trọng lượng cơ thể.
- Trẻ 3 – 6 tháng tuổi: Cần 120ml sữa trên 1 đơn vị trọng lượng cơ thể.
- Trẻ 6 – 12 tháng tuổi: Cần 90 – 120ml sữa trên 1 đơn vị trọng lượng cơ thể.
Tùy thuộc vào cân nặng và nhu cầu bú mà lượng sữa cần bổ sung cho mỗi bé sẽ khác nhau
Tuy nhiên, đây chỉ là những số liệu tham khảo, tốt nhất bạn cần nhận tư vấn và hướng dẫn cụ thể của bác sĩ chuyên khoa trước khi quyết định lượng sữa dùng hàng ngày cho bé.
2.2. Vệ sinh dụng cụ pha sữa kỹ càng
Dụng cụ pha sữa có nguy cơ ẩn chứa rất nhiều tác nhân gây hại đến sức khỏe của bé. Sau khi uống xong, mặc dù mẹ đã vệ sinh kỹ càng nhưng dụng cụ pha vẫn có thể tồn tại nhiều vi sinh ngưng hoạt động tạm thời. Chính vì lẽ đó, trước khi pha, mẹ vẫn nên tiệt trùng lại dụng cụ pha sữa một lần nữa để đảm bảo an toàn cho sức khỏe non nớt của trẻ.
Một số phương pháp tiệt trùng bình sữa, dụng cụ pha sữa thường dùng:
- Phương pháp đun sôi trong chảo nước khoảng 5 phút, sau đó bảo quản kín trong tủ lạnh (để được trong 24 giờ).
- Phương pháp khử trùng bằng máy hơi nước.
- Phương pháp khử trùng bằng nước tẩy rửa.
2.3. Chú ý nhiệt độ pha sữa
Nhiệt độ pha sữa phù hợp sẽ được đề cập trên phần thông tin hướng dẫn pha. Hiện nay, có 3 nhiệt độ nước thường dùng để pha sữa công thức: 40, 50 và 70 độ C.
Hướng dẫn cách pha nước theo nhiệt độ:
- Pha nước nhiệt độ 40 độ C: Thực hiện đun sôi nước và đợi nước nguội dần đến mốc 40 độ thì dừng lại (có thể kiểm tra bằng nhiệt kế). Đây là mức nhiệt độ được đánh giá là tốt nhất để giữ lại dưỡng chất trong sữa cho trẻ.
- Pha nước nhiệt độ 50 độ C: Để có được lượng nước ở 50 độ C, bạn có thể lấy nước đun sôi pha với nước thường theo tỷ lệ 1:1. Sau đó, dùng phần nước vừa pha đó đem đi pha sữa.
- Pha nước nhiệt độ 70 độ C: Tiến hành pha nước tương tự pha nhiệt độ 50 độ C. Sau khi có được nước 50 độ C, tiếp tục cho nước sôi vào phần 50 độ đó. Ta sẽ được nước ở 70 – 75 độ C.
Lưu ý, không nên pha sữa với nhiệt độ trên 80 độ C vì mốc nhiệt độ này sẽ làm mất đi một phần dinh dưỡng có trong sữa.
Cần pha sữa với nước có nhiệt độ như yêu cầu trên hộp để đạt hiệu quả dưỡng chất cao nhất
2.4. Bảo quản sữa
Một số lưu ý khi bảo quản sữa công thức cho trẻ:
- Sữa công thức sau khi pha xong nên sử dụng trong vòng 2 tiếng là tốt nhất.
- Nếu bé chưa dùng ngay, có thể cho vào ngăn mát tủ lạnh và bảo quản được 24 tiếng.
2.5. Hâm sữa đúng cách
Tùy thuộc vào sở thích của trẻ mà mẹ có thể quyết định hâm sữa hay không. Thông thường, sữa công thức sẽ không cần hâm nóng lại trước khi cho trẻ bú trực tiếp, tốt nhất là trong vòng 1 giờ sau pha.
Tuy nhiên, nếu bé thích dùng sữa ấm, mẹ có thể tiến hành hâm sữa. Lưu ý, không hâm sữa bằng lò vi sóng vì độ nóng sữa khi hâm bằng lò sẽ không đều. Hơn nữa, nếu mẹ chỉnh nhiệt độ không phù hợp có thể làm hư hại đến chất dinh dưỡng trong sữa. Vì vậy, mẹ chỉ nên hâm sữa bằng cách cho bình đựng sữa vào trong một tô nước ấm, xoay nhẹ phần bình để sữa bên trong nóng đều hoặc sử dụng máy hâm sữa chuyên dụng.
Sau khi hâm xong, mẹ nên nhỏ một giọt sữa lên tay để kiểm tra nhiệt độ sữa xem có quá nóng hay không nhé!
Có thể hâm sữa cho bé bằng máy hâm sữa chuyên dụng hoặc một cốc nước ấm
2.6. Không sử dụng sữa thừa
Nếu phần sữa bé đã dùng mà vẫn còn, tuyệt đối không dùng lại phần sữa này vì khi bú, vô tình nước bọt của bé đã bám vào sữa và khả năng cao đã sản sinh ra nhiều vi khuẩn có hại cho sức khỏe của bé. Lúc này, bạn nên bỏ đi và pha sữa mới.
2.7. Không pha trộn các loại sữa với nhau
Mỗi loại sữa công thức sẽ phù hợp với độ tuổi và hàm lượng dinh dưỡng khác nhau. Do đó, không nên trộn các loại sữa khác nhau cùng với nhau để pha cho bé vì có thể làm thay đổi chất lượng của sữa. Nguy cơ cao sẽ gây ra rối loạn tiêu hóa cho bé.
Ngoài ra, sữa dùng tốt nhất trong vòng 30 ngày sau khi mở hộp nên mẹ bỉm lưu ý thời gian sử dụng sữa nhé. Hơn nữa, tuyệt đối không pha sữa cùng với nước lạnh, nước cháo loãng, nước hoa quả, nước khoáng… vì trong sữa công thức, mọi thành phần đều đã được cân bằng, nếu dùng với những thành phần khác thì dinh dưỡng sẽ bị biến đổi và làm giảm giá trị của các chất trong sữa.
Pha trộn các loại sữa với nhau sẽ gây ra biến đổi trong thành phần sữa công thức
2.8. Nên pha sữa theo hướng dẫn của nhà sản xuất
Hàm lượng dưỡng chất trong sữa đã được kiểm định kỹ càng nên bạn cần thực hiện pha theo lượng và nguyên tắc mà nhà sản xuất đề cập. Nên ưu tiên dùng sản phẩm của các thương hiệu uy tín bởi chất lượng và uy tín của dòng sữa được sản xuất.
Sữa pha đúng công thức và phương pháp sẽ giúp trẻ hấp thụ được hết toàn bộ chất dinh dưỡng có trong sữa, từ đó phát triển và đề kháng tốt hơn. Với hướng dẫn và lưu ý trong bài viết, hy vọng bạn đã nắm được cách pha sữa cho trẻ sơ sinh đúng cách để đảm bảo được chất lượng sữa sau pha.
Nguồn tham khảo: https://www.kabrita.vn/blogs/sua-de/huong-dan-cach-pha-sua-cong-thuc-cho-tre-so-sinh-chi-tiet