Làm thế nào để kinh doanh quán ăn hiệu quả, thành công?

Tác giả: admin

kinh doanh quán ăn thành công

Mô hình kinh doanh quán ăn luôn được nhiều người ưa thích bởi nhu cầu dinh dưỡng và ăn uống của người Việt cao và vốn bỏ ra cũng hợp lý. Tuy nhiên để thành công bạn cần có một kế hoạch thật chi tiết cùng kinh nghiệm vững chắc. Bài viết dưới đây sẽ bật mí với bạn bí quyết để mở cửa hàng thành công “làm ăn” phát đạt, đừng bỏ lỡ nhé!

1. Tại sao nên mở quán ăn?

Mở cửa hàng bán thức ăn trở thành xu hướng kinh doanh số 1 hiện nay bởi nhu cầu với thức ăn chưa bao giờ là “đủ” đối với người tiêu dùng, không những vậy mà xu hướng tiêu dùng còn ngày càng nâng cao hơn. Do đó, thị trường kinh doanh ẩm thực luôn “rộn ràng” trong bất kỳ thời điểm nào. Tận dụng cơ hội này, bạn hãy mở ngay cửa hàng bán thức ăn cho mình để mang về lợi nhuận kinh doanh “siêu khủng” cho bản thân.

mở quán ăn thành công

Kinh doanh quán ăn là một mô hình khởi nghiệp “hot” thu hút nhiều bạn trẻ thực hiện.

2. Những điều cần chuẩn bị khi mở quán ăn

Ngay khi có ý định mở quán bán thức ăn bạn cần bắt tay vào thực hiện những điều sau:

2.1 Lựa chọn loại hình kinh doanh cho cửa hàng của bạn

Hiện nay có rất nhiều mô hình bán quán ăn khác nhau, việc chọn được loại hình bán hàng phù hợp sẽ giúp bạn dễ dàng lên kế hoạch bán hàng hơn. Theo đó, bạn có thể tham khảo các mô hình sau khi mở cửa hàng:

  • Quán ăn bình dân

Đây là loại hình ẩm thực được ưa chuộng nhất hiện nay. Với hình thức này quán bạn sẽ tiếp cận được nhiều khách hàng có thu nhập trung bình – nhóm người mua chiếm số lượng lớn trong tệp khách hàng.

  • Quán ăn tự chọn

Mô hình kinh doanh độc đáo này thu hút lượng lớn khách hàng trẻ tuổi bởi mang đến sự tiện lợi, nhanh chóng và độ đa dạng của thực đơn. Chính vì vậy, loại hình này dễ chiều lòng thực khách hơn.

  • Quán ăn nhanh

Với quy trình phục vụ nhanh chóng, món ăn chế biến nhanh, dễ đóng gói mang đi, giá thành rẻ đây trở thành mô hình thu hút người mua nhất nhì hiện nay.

  • Quán ăn chay

Đây là mô hình kinh doanh cửa hàng “hot” hiện nay, bởi người bán dễ tìm kiếm nguyên liệu cũng như quy trình chế biến nhanh chóng, giá thành tương đối thấp thu hút nhiều khách hàng.

2.2 Xác định vốn đầu tư cửa hàng

Mở quán ăn cần bao nhiêu vốn? Điều này còn phụ thuộc vào quy mô của cửa hàng. Theo đó các chi phí bạn cần tính toán bao gồm tiền mặt bằng, nguyên vật liệu, thuê nhân viên, trang trí,… Khi đã liệt kê đầy đủ, bạn còn cần thêm một khoảng phí dự phòng cho rủi ro xảy ra trong quá trình kinh doanh như tăng giá nhà, xăng hay hư hỏng thiết bị.

mở quán ăn hiệu quả

Vốn là yếu tố vô cùng quan trọng quyết định đến sự “thành – bại” của quán ăn.

2.3 Lên kế hoạch kinh doanh

Kế hoạch là một phần không thể thiếu trong bước chuẩn bị mở quán ăn. Bởi một bảng kế hoạch chi tiết sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quát về quy mô hoạt động, tỷ lệ thành công khi thực hiện mô hình. Theo đó, kế hoạch bán quán gồm có:

  • Thương hiệu cửa hàng

Đây là yếu tố quan trọng để thu hút khách hàng do đó, bạn nên có một tên vừa ý nghĩa, vừa dễ nhớ và độc lạ.

  • Concept quán ăn

Bạn có thể dựa vào khách hàng mục tiêu và mô hình kinh doanh để xây dựng phong cách thiết kế riêng cho quán, thể hiện qua các yếu tố như màu sắc, âm thanh, ánh sáng, nội thất của cửa hàng.

  • Chiến lược giá

Thị trường kinh doanh ẩm thực vô cùng lớn, nếu muốn đủ sức cạnh tranh với đối thủ bạn phải có chiến lược giá hợp lý, vừa thu hút khách hàng mà cũng không “lỗ vốn”.

  • Chiến lược Marketing

Để thực khách biết đến quán ăn của bạn nhiều hơn hay đưa ra chiến lược quảng bá hấp dẫn như khai trương giảm giá, ưu đãi cuối tháng,…

2.4 Chọn mặt bằng mở quán ăn

Lưu ý những điểm sau khi chọn mặt bằng thuê cửa hàng:

  • Chọn vị trí tiếp cận nhiều khách hàng

Bạn hãy chọn địa điểm có tầm nhìn tốt, đông đúc dân cư, nhiều xe cộ qua lại để khách hàng dễ nhìn và ghé quán của bạn.

  • Chọn địa điểm phù hợp quy mô kinh doanh

Bạn hãy dựa vào mô hình kinh doanh mà chọn mặt bằng. Ví dụ: Bạn kinh doanh quán ăn bình dân thì nên chọn những khu tập trung lao động có mức sống trung bình.

  • Chọn mặt bằng có giá thuê phù hợp

Chọn những địa điểm thuận lợi, có giá hợp lý sẽ giúp bạn tối ưu chi phí đầu tư hơn.

kinh doanh quán ăn hiệu quả

Mặt bằng phù hợp chính là yếu tố khiến khách hàng chủ động tìm đến quán ăn của bạn.

2.5 Chuẩn bị các loại giấy phép cần cho cửa hàng

Để bắt đầu bán quán, bạn cần phải đảm bảo có đủ các giấy phép sau:

  • Giấy chứng nhận cư trú.
  • Giấy phép đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
  • Giấy phép đăng ký kinh doanh.
  • Giấy phép đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy.
  • Giấy phép kinh doanh thức uống có cồn (nếu có kinh doanh).

Bạn cần chuẩn bị đầy đủ để quá trình kinh doanh được diễn ra thuận lợi, không gặp khó khăn liên quan đến pháp luật. Nếu không có đủ giấy tờ cần thiết trên, quán ăn có thể bị phạt hành chính hay nghiêm trọng hơn là đình chỉ kinh doanh. Do đó, bạn hãy đảm bảo quán có hết giấy tờ trên trước khi mở quán nhé!

2.6 Xây dựng menu cho quán ăn

Thực đơn là phần không thể thiếu để thực hiện thành công ý tưởng kinh doanh quán ăn. Theo đó bạn cần xác định món ăn chính và số lượng các món ăn có trong menu để định hình thương hiệu. Khi lên thực đơn cần sắp xếp hợp lý theo danh mục để khách hàng dễ lựa chọn (món ăn, thức uống,…) và phải niêm yết giá rõ ràng, minh bạch, hợp lý cho từng món. Bên cạnh đó, bạn nên đưa vào thực đơn những món best-seller để thu hút sự tò mò của khách hàng.

Ngoài giúp quá trình gọi món diễn ra nhanh chóng, việc lên thực đơn sẽ giúp bạn biết được loại thiết bị cần trang bị cũng như kỹ năng cần có khi thực hiện (đặt tiêu chi khi thuê nhân viên). Ví dụ: Nếu bạn mở quán lẩu nướng thì bạn cần chuẩn bị bếp nướng, ống hút khói,… Và đầu bếp phải am hiểu về cách sơ chế thịt cho món nướng xung như phục vụ phải biết thay vỉ nướng cho khách.

2.7 Thiết kế không gian quán ăn

Bước tiếp theo cần chuẩn bị để mở cửa hàng đó là tiến hành thiết kế không gian quán của bạn.

Điều này sẽ giúp quán trở nên thu hút hơn, bạn có thể cân nhắc trang trí không gian, nội thất quán thật ấn tượng, phối hợp không gian, lối đi thoải mái, thông thoáng. Bên cạnh đó bạn có thể tạo điểm nhấn cho quán ăn bằng cách sử dụng cây cảnh, đèn sáng, để tạo cảm giác mát mẻ nhằm tăng trải nghiệm thưởng thức món ăn của thực khách.

2.8 Tìm nhà cung cấp thực phẩm uy tín

Chọn nguyên liệu cho quán ăn là một khâu rất quan trọng cần được thực hiện thật kỹ càng bởi nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến bộ mặt của của hàng bạn. Do đó, bạn hãy nghiên cứu trước đơn vị cung cấp để đảm bảo nguồn hàng đạt chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm và giá tiền hợp lý để đảm bảo thực phẩm tươi ngon, an toàn cho khách hàng. Cung cấp thức ăn từ nguyên liệu tươi sẽ giúp cửa hàng tạo điểm cộng lớn với thực khách.

mở cửa hàng đồ ăn

Sử dụng nguyên liệu tươi ngon từ nguồn cung cấp uy tín sẽ giúp quán ăn nhận được nhiều thiện cảm hơn từ khách hàng.

2.9 Tuyển nhân viên cho cửa hàng

Nếu quán ăn của bạn có tuyển nhân viên thì cần ưu tiên những lao động có kinh nghiệm trong việc phục vụ, phụ bếp để tối ưu thời gian đào tạo. Bên cạnh đó, bạn cũng nên thường xuyên theo dõi công việc của từng nhân viên để đánh giá chính xác năng suất làm việc của từng người. Ngoài ra, bạn hãy hòa đồng, công bằng và quan tâm từng nhân viên để tạo không khó làm việc thoải mái, nâng cao hiệu quả làm việc.

2.10 Chuẩn bị chiến lược Marketing cho cửa hàng

Đây là bước quan trọng để ý tưởng kinh doanh quán ăn của bạn “chạm” đến thành công. Bước này sẽ giúp cửa hàng của bạn tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng, cụ thể bạn nên:

  • Xây dựng Website, trang Fanpage, chạy chiến lược sale trên các trang mạng xã hội và google.
  • Tổ chức chương trình khuyến mãi, ưu đãi vào 3 ngày hoặc tuần đầu khai trương.
  • Tạo khuyến mãi cho khách hàng mới, khách quen.
  • Phát tờ rơi quảng cáo cho người đi đường.

Như vậy, bạn đã chuẩn bị đầy đủ điều kiện để mở thành công một quán ăn. Việc tiếp theo cần làm là tiến hành theo kế hoạch để khai trương và nhận “tiền lời” về túi.

3. Một số kinh nghiệm để quán ăn “làm ăn” phát đạt

Dưới đây là các kinh nghiệm bạn cần nắm vững để quá trình bán quán ăn được thành công như mong đợi.

3.1 Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm

Hiện nay, người tiêu dùng rất quan tâm đến vấn đề dinh dưỡng trong bữa ăn, nhưng lại không có thời gian chế biên nên có xu hướng chọn các quán ăn đảm bảo dinh dưỡng, vệ sinh để thưởng thức. Do đó, khi mở cửa hàng bạn cần đảm bảo khâu chế biến vệ sinh, sạch sẽ, các nguyên liệu phải đảm bảo chất lượng, an toàn và cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho khách hàng. Điều này sẽ tạo được lòng tin với khách hàng, khiến họ tiếp tục lựa chọn quán.

3.2 Quản lý kinh doanh quán ăn bằng phần mềm

Việc kiểm soát tình trạng nguyên vật liệu, theo dõi kết quả kinh doanh của cửa hàng vô cùng quan trọng, tuy nhiên nếu chỉ thực hiện bằng tay thì vô cùng mất thời gian và công sức . Do đó, bạn nên trang bị phần mềm quản lý quán ăn để tối ưu các công việc kiểm tra. Hầu hết các phần mềm hiện nay đều sở hữu các tính năng nổi bật như nhận order, lên menu, thanh toán, tổng hợp tồn kho, tổ chức ưu đãi, báo cáo kinh doanh,…

Hiện nay, Hararetail là phần mềm quản lý quán ăn được nhiều chủ cửa hàng tin tưởng lựa chọn để tiết kiệm thời gian và chi phí quản lý. Phần mềm sở hữu các tính năng nổi bật như:

  • Nghiệp vụ bán lẻ O2O: Xử lý đơn hàng ngay tại cửa hàng hoặc online một cách chuyên nghiệp. Quản lý từ khâu bán hàng, tra cứu thông tin, tạo đơn hàng đến kiểm soát lượng nguyên liệu tồn kho, nhập hàng và báo cáo tình hình kinh doanh của cửa hàng.
  • Hệ thống quản lý tập trung Omnichannel Operation: Tính năng này mang đến khả năng đồng bộ dữ liệu online và offline theo thời gian thực hỗ trợ người dùng kiểm soát tình hình bán hàng dễ dàng và nâng cao trải nghiệm “gọi món” của thực khách.
  • Hệ thống trung tâm quản lý đơn hàng OPC: Tính năng này giúp người bán xử lý đơn hàng nhanh chóng, chuyển đơn hàng sang đơn vị vận chuyển và tối ưu chi phí giao hàng.

>> Tìm hiểu thêm về phần mềm quản lý quán ăn Hararetail: TẠI ĐÂY.

kinh doanh ăn uống hiệu quả

Áp dụng phần mềm hỗ trợ quản lý quán ăn sẽ giúp chủ cửa hàng tiết kiệm thời gian và công sức tối ưu.

3.3 Quy trình chế biến và trưng bày khoa học

Ngoài việc bạn phải lên kế hoạch, chiến lược thì khi mở quán ăn bạn còn cần có công thức chế biến độc đáo và hình thức trưng bày món ăn sạch sẽ. Qua đó, sẽ tạo được ấn tượng tốt với thực khách và ưu tiên chọn quán bạn khi có nhu cầu. Hạn chế để không gian cửa hàng dính bụi, bán ăn dính dầu mỡ, giấy ăn lung tung dưới đất sẽ rất mất thẩm mỹ và khiến khách hàng e ngại về vấn đề an toàn vệ sinh.

3.4 Giá cả cạnh tranh

Ở đây không phải là hạ giá thành món ăn xuống thấp mà là tạo nhiều ưu đãi nhỏ dành cho khách quen hoặc tăng khách dịp đặc biệt (lễ, Tết, cuối tuần,..). Bạn có thể tạo các ưu đãi như mua 3 tặng 1, mua trên 100.000 VNĐ tặng voucher giảm giá, phiếu tích điểm,… Với cách “cạnh tranh” giá độc đáo này sẽ khiến người mua có thiện cảm tốt với cửa hàng của bạn.

Trên đây toàn bộ thông tin về cách để kinh doanh quán ăn đạt hiệu quả về doanh thu và lợi nhuận. Mong bạn đã có thể áp dụng thành công vào mô hình kinh doanh của mình trên hành trình khởi nghiệp này.

>> Có thể bạn quan tâm: