Chính thức lên kệ các cửa hàng tại Nhật Bản, tương ớt Chin-Su hứa hẹn trở thành món chấm hấp dẫn, phục vụ nhu cầu thưởng thức của người tiêu dùng Nhật cũng như đa số kiều bào người Việt sinh sống, học tập và làm việc tại đây. Không chỉ vậy, tương ớt ChinSu Nhật Bản cũng được bán rộng rãi tại thị trường Việt Nam, nhằm mang đến cho người tiêu dùng Việt cơ hội trải nghiệm hương vị mới.
Ngày 3/8, tương ớt ChinSu chính thức được nhập khẩu và kinh doanh tại Nhật Bản. Sự kiện chào mừng vừa diễn ra tại Tổng lãnh sự quán Việt Nam ở thành phố Osaka.
Lễ hội ẩm thực Việt Nam (Vietnam Food Day) diễn ra vào sáng ngày 3/8 là sự kiện chào mừng sản phẩm tương ớt Chin-Su chính thức được nhập khẩu và kinh doanh tại Nhật Bản. Chương trình có sự tham gia của nhiều đại diện cấp cao đến từ lãnh sự đoàn nước ngoài, Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Osaka và các tổ chức kinh tế, hữu nghị Nhật – Việt.
Trong đó, phía Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Osaka có ông Vũ Tuấn Hải, Tổng lãnh sự Việt Nam tại Osaka và bà Quyền Thị Thúy Hà, Lãnh sự phụ trách thương mại, Trưởng chi nhánh thương vụ Việt Nam tại Osaka.
Phía chính quyền Nhật Bản tại khu vực Kansai có ông Makoto Ryoke, Trưởng phòng phát triển sức khỏe, Cục Y tế công cộng phủ Osaka và ông Tsuji Seizo, Giám đốc Sở Công Thương, Lao động và Du lịch tỉnh Wakayama. Đại diện Công ty CP Hàng tiêu dùng MasanMSN-2.34% là ông Phạm Hồng Sơn, Phó tổng giám đốc và bà Đinh Hồng Vân, Giám đốc tiếp thị cấp cao ngành hàng gia vị.
Trong khuôn khổ chương trình, ông Phạm Hồng Sơn cho biết Nhật Bản là thị trường khá tiềm năng. Vì vậy, sau thời gian dài tìm hiểu và nghiên cứu chuyên sâu về ẩm thực cũng như đặc tính các món ăn, cách ăn và khẩu vị về độ mặn ngọt, chua cay của người Nhật, Công ty CP Hàng tiêu dùng Masan phát triển thành công và chính thức giới thiệu sản phẩm tương ớt Chin-Su dành riêng cho thị trường này.
“Chúng tôi tin rằng việc Masan Consumer chính thức xuất khẩu, kinh doanh sản phẩm tương ớt Chin-Su và các sản phẩm khác như nước mắm Nam Ngư, cà phê hòa tan Vinacafé BH tại Nhật Bản là bước tiến tích cực trong hành trình xây dựng thương hiệu hàng tiêu dùng Việt Nam trên thị trường quốc tế”, ông Phạm Hồng Sơn phát biểu tại sự kiện.
Giao lưu văn hoá đóng vai trò quan trọng trong kết nối, tăng cường hữu nghị, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và thương mại giữa các quốc gia. Người Việt Nam yêu thích văn hoá và ẩm thực Nhật Bản, ngược lại, các sản phẩm hàng tiêu dùng tại Việt Nam, đặc biệt là ẩm thực dần được thị trường Nhật Bản đánh giá cao và đón nhận rộng rãi.
Tại sự kiện, ông Vũ Tuấn Hải, Tổng lãnh sự Việt Nam tại Osaka cũng có nhiều nhận xét về chiến lược mở rộng thị trường của Masan Consumer nói riêng và cơ hội hợp tác giữa hai nước Việt – Nhật trong tương lai nói chung. “Tương ớt Chin-Su Nhật Bản chính thức được nhập khẩu và kinh doanh tại Nhật Bản là một trong những minh chứng cho điều này. Tôi hy vọng Công ty CP Hàng tiêu dùng Masan tiếp tục đóng góp tích cực vào mối quan hệ kinh tế Việt – Nhật thông qua các sản phẩm tiêu dùng của mình”, ông Vũ Tuấn Hải khẳng định.
Trong chương trình, các khách mời cùng mặc áo happi truyền thống và thực hiện nghi thức kagami biraki bằng cách dùng búa đập mạnh vào thùng rượu sake 5 lần. Đây là nét văn hóa truyền thống của người Nhật, với ý nghĩa mang đến những điều tốt đẹp, may mắn. Sau lễ đập rượu sake, mọi người cùng tham quan và thưởng thức các món ngon tại gian hàng “Bùng vị ẩm thực cùng tương ớt Chin-Su”.
Tại đây, các đại diện cấp cao nước sở tại được thưởng thức nhiều món ngon kết hợp cùng tương ớt Chin-Su, từ những món ăn truyền thống Nhật Bản như tempura, há cảo gyoza, bánh nướng takoyaki, mì xào yakisoba đến những món ăn mang đậm hương vị Việt Nam: Phở bò, chả giò, miến xào hải sản, cá viên chiên, chả lụa…
Các khách mời đánh giá cao tương ớt Chin-Su, món chấm không chỉ chất lượng, đạt các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm mà còn đậm đà, mang đến cảm giác “bùng vị ngon” khi thưởng thức cùng các món ăn truyền thống.
Chia sẻ tại sự kiện, ông Makoto Ryoke, Trưởng phòng phát triển sức khỏe, Cục Y tế công cộng phủ Osaka cho biết: “Với số lượng người Việt Nam đang sống và làm việc đông đảo tại Nhật Bản, tôi hy vọng thông qua sự kiện tương ớt Chin-Su chính thức được nhập khẩu và kinh doanh tại Nhật Bản sẽ là tiền đề thúc đẩy giao lưu văn hoá giữa 2 nước. Văn hoá ẩm thực Việt Nam sẽ ngày càng đi sâu vào văn hoá ẩm thực Nhật Bản, và trở thành lựa chọn hàng ngày của người dân quốc gia này”.