Hốc mắt sâu không chỉ ảnh hưởng đến vẻ ngoài mà còn có thể là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn. Vậy nguyên nhân hốc mắt sâu là gì? Liệu rằng lối sống, chế độ ăn uống hay yếu tố di truyền có phải là tác nhân chính? Hãy cùng tìm hiểu để hiểu rõ hơn về tình trạng này và những cách làm giảm hốc mắt sâu hiệu quả nhất!
Xem nhanh
1. Những dấu hiệu nhận biết hốc mắt sâu
Hốc mắt bị trũng sâu là hiện tượng vùng hốc mắt giữa lông mày và mí mắt trên trũng xuống sâu, dẫn đến việc các đặc điểm cấu trúc xương như xương lông mày và gò má trở nên rõ rệt hơn. Độ sâu của hốc mắt có thể lên tới 1 cm, khiến gương mặt trông mệt mỏi và thiếu sức sống.
Một số dấu hiệu thường gặp của hốc mắt dưới trũng sâu đó là:
- Vùng da dưới mắt lõm sâu hơn, làm cho mắt có vẻ lồi ra ngoài.
- Xuất hiện quầng thâm đậm.
- Ánh mắt trở nên chậm chạp và kém linh hoạt.
- Phần da mi trên và mi dưới trở nên chùng nhão và có nếp nhăn.
Hiện tượng hốc mắt dưới trũng sâu thường xuất hiện ở người trung niên, đặc biệt rõ nét ở độ tuổi từ 35 trở lên, khi da bắt đầu mất đi độ đàn hồi và dấu hiệu lão hóa trở nên rõ rệt. Nếu không cải thiện hốc mắt sâu kịp thời, tình trạng này có thể trở nên nghiêm trọng hơn theo thời gian.
Vùng da dưới mí mắt bị chảy xệ là tình trạng thường gặp ở phụ nữ trung niên, khi làn da chịu nhiều sự ảnh hưởng của quá trình lão hóa tự nhiên. Điều này làm cho khuôn mặt của chị em mất đi vẻ trẻ trung vốn có mà…
2. Phân loại 4 cấp độ của hốc mắt bị lõm sâu
Tình trạng hốc mắt được phân loại thành 4 cấp độ, mỗi cấp độ có những đặc điểm và mức độ trầm trọng riêng. Cụ thể là:
- Cấp độ nhẹ: Hốc mắt chỉ hơi lõm so với bề mặt da xung quanh, thường chỉ nhận ra khi nhìn kỹ. Nguyên nhân là do vùng da mắt mất độ ẩm, thiếu ngủ, hoặc cơ thể mệt mỏi. Đây cũng có thể là dấu hiệu khởi đầu của quá trình lão hóa da.
- Cấp độ vừa: Hốc mắt sâu từ khoảng 0,5 – 1 cm. Sự chênh lệch độ sáng giữa hốc mắt và các vùng lân cận trở nên rõ rệt hơn, kèm theo quầng thâm dưới mắt ngày càng đậm. Trong đó việc mất mô mỡ tự nhiên theo tuổi tác và yếu tố di truyền là các nguyên nhân gây nên tình trạng này.
- Cấp độ nặng: Hốc mắt dưới trũng sâu từ 1 cm trở lên. Vùng mắt trông không chỉ lõm sâu mà còn tối màu hơn. Hốc mắt sâu cấp độ nặng chủ yếu là do di truyền, quá trình lão hóa diễn ra nhanh gây giảm mô mỡ quanh mắt.
- Cấp độ nghiêm trọng: Đây là cấp độ nặng nhất, với độ sâu từ 1 cm trở lên và thường đi kèm với tình trạng sụp mí. Nguyên nhân chủ yếu có thể xuất phát do lão hóa quá mức, tình trạng mất mô mỡ nghiêm trọng, giảm cân đột ngột, hoặc có liên quan đến các bệnh lý tiềm ẩn.
Mắt sụp mí là tình trạng mí mắt trên che phủ tròng đen nhiều hơn 2mm hoặc khoảng cách tâm giác mạc, bờ tự do mi trên 4mm. Tình trạng mắt sụp mí khiến đôi mắt của bạn trông mất đi vẻ tươi sáng và trẻ trung vốn có. Để…
3. Điểm danh 7 nguyên nhân hốc mắt sâu
Hốc mắt bị sâu là một vấn đề thẩm mỹ khá phổ biến, với nhiều yếu tố gây nên tình trạng này. Dưới đây là bảy nguyên nhân hốc mắt sâu thường gặp:
- Yếu tố di truyền: Hốc mắt sâu có thể xuất phát từ gen di truyền trong gia đình. Nếu bố mẹ hoặc ông bà có hốc mắt dưới trũng sâu, khả năng cao bạn cũng sẽ thừa hưởng đặc điểm này. Trong nhiều trường hợp, di truyền là nguyên nhân chính thì khó có thể khắc phục hốc mắt sâu bằng các biện pháp tự nhiên.
- Quá trình lão hóa: Bắt đầu từ sau tuổi 30, hàm lượng collagen tự nhiên mất đi và mô mỡ dưới da cũng bị teo, làm cho da mắt mất độ đàn hồi và cấu trúc xương quanh mắt có sự thay đổi. Ngoài ra, hiện tượng mắt trũng thường đi kèm sụp mí, do cơ nâng mi yếu khi cơ thể lão hóa, đồng thời, khi nhướng mày để mở to mắt, tình trạng này càng rõ rệt hơn.
- Thiếu ngủ và thức khuya: Thiếu ngủ hoặc thường xuyên thức khuya khiến vùng da quanh mắt trở nên nhợt nhạt và trũng xuống. Nếu duy trì thói quen này lâu dài, không chỉ hốc mắt sẽ trở nên sâu hơn mà còn khiến đôi mắt thiếu sức sống, kém linh hoạt.
- Biến chứng từ phẫu thuật: Khi thực hiện phẫu thuật như cắt mí, nâng cung mày ở cơ sở không uy tín có thể gây ra tình trạng hốc mắt dưới trũng sâu vì bác sĩ cắt bỏ quá nhiều mô mỡ. Trong khi đó, mỡ vùng hốc mắt có chức năng nâng đỡ mí mắt, thế nên khi bị lấy đi quá mức, mắt dễ trở nên trũng sâu hơn.
- Nguyên nhân do bệnh lý: Cấu trúc của vùng xoang mũi gắn liền với vùng hốc mắt, vì vậy tình trạng viêm xoang hoặc nghẹt mũi có thể khiến vùng da quanh mắt bị lõm sâu hơn. Ngoài ra, các bệnh lý như dị ứng hay viêm mạch máu dưới mắt cũng làm vùng da tối màu, góp phần làm hốc mắt thêm sâu và sắc mặt thiếu tươi tắn.
Nhấn mí là phương pháp thẩm mỹ được rất nhiều chị em ưa chuộng, giúp tạo dáng mí mắt đẹp hơn và mang lại sự hài hòa cho gương mặt. Tuy nhiên, vì vùng da mí mắt rất mỏng, lại không có lớp mỡ bảo vệ phía dưới, nên sau…
4. Hốc mắt dưới trũng sâu có gây nguy hiểm không?
Nếu tình trạng hốc mắt bị sâu xuất phát từ nguyên nhân di truyền và lão hóa, thường sẽ không gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên, tình trạng này có thể làm giảm đi vẻ tươi tắn của gương mặt và ảnh hưởng đến thẩm mỹ của đôi mắt, tạo cảm giác như khuôn mặt trở nên già hơn so với tuổi thực.
Mặt khác, trong một số trường hợp, hốc mắt bị sâu có thể đi kèm với các triệu chứng khác như lồi mắt, sưng mắt… Đây có thể là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn, bạn cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và đưa ra cách chữa hốc mắt sâu kịp thời.
5. Phương pháp khắc phục hốc mắt sâu hiệu quả
Dựa vào tình trạng hốc mắt bị lõm sâu của bạn, dưới đây là một số cách làm giảm hốc mắt sâu hiệu quả mà bạn có thể tham khảo:
5.1. Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho cơ thể
Hốc mắt dưới trũng sâu thường là dấu hiệu do cơ thể suy giảm collagen, elastin và mất đi lớp mỡ dưới da. Để cải thiện hốc mắt sâu, người bệnh hãy thêm vào chế độ ăn hàng ngày của bạn các loại thực phẩm giàu vitamin A, C và beta-caroten, như cam, bưởi, dứa, kiwi, và việt quất. Những loại trái cây này không chỉ giàu dinh dưỡng mà còn giúp làn da trở nên tươi sáng, rạng ngời.
Bên cạnh đó, rau xanh, hạt ngũ cốc và cá giàu omega-3 cũng góp phần đáng kể trong việc cải thiện sức khỏe tổng thể, thúc đẩy tái tạo tế bào da, giúp các vùng hốc mắt đầy đặn tự nhiên hơn theo thời gian.
5.2. Thường xuyên massage vùng mắt
Massage vùng mắt là một cách chữa hốc mắt sâu đơn giản, có thể thực hiện ngay tại nhà hoặc ghé spa để trải nghiệm massage chuyên nghiệp. Việc massage nhẹ nhàng không chỉ thúc đẩy tuần hoàn máu mà còn làm giảm áp lực lên vùng mắt, giảm thiểu các nếp nhăn và vết chân chim. Hơn nữa, khi kết hợp với kem dưỡng mắt, quá trình này còn trở nên hiệu quả hơn, giúp làm giảm hốc mắt sâu một cách tự nhiên.
5.3. Sử dụng mặt nạ riêng cho vùng mắt
Một trong những cách làm giảm hốc mắt sâu đơn giản tại nhà là đắp mặt nạ tự nhiên. Theo đó, bạn cắt lát khoai tây rồi đặt lên vùng mắt trong khoảng 30 phút; hoặc sử dụng túi trà (ấm hoặc lạnh), đặt lên mắt trong vài phút, sau đó rửa sạch với nước. Dưỡng chất từ những nguyên liệu này sẽ phần nào giúp vùng da mắt được thư giãn, cải thiện màu da tươi sáng hơn.
5.4. Trang điểm để làm đầy hốc mắt
Trang điểm là lựa chọn phù hợp nếu bạn đang tìm kiếm cách khắc phục hốc mắt sâu nhanh chóng. Hãy bắt đầu bằng cách sử dụng kem che khuyết điểm có tông màu sáng để che phủ vùng hốc mắt. Thêm một chút phấn highlight dưới mắt và xung quanh hốc mắt sẽ tạo chiều sâu, làm nổi bật các đường nét trên gương mặt của bạn. Tuy nhiên trang điểm chỉ tạm thời làm đầy hốc mắt, để giải quyết triệt để tình trạng bạn nên tìm đến những biện pháp thẩm mỹ tác động sâu hơn đến vùng mắt.
5.5. Biện pháp thẩm mỹ khắc phục hốc mắt sâu
Nếu các cách tự nhiên không mang lại kết quả như mong đợi, bạn hãy cân nhắc đến các cách chữa hốc mắt sâu bằng phương pháp thẩm mỹ hiện đại.
5.5.1. Cấy mỡ tự thân cho hốc mắt
Cấy mỡ tự thân là cách làm giảm hốc mắt sâu mà không dùng đến chất liệu nhân tạo. Bác sĩ sẽ lấy mỡ từ vùng bụng hoặc đùi, sau đó tinh lọc qua máy ly tâm để chọn ra những tế bào mỡ khỏe mạnh, đảm bảo độ an toàn và khả năng tương thích cao nhất. Phương pháp này không chỉ giúp làm đầy hốc mắt mà còn tạo đường nét cung mắt rõ ràng, nếp mí hài hòa hơn.
Cấy mỡ tự thân phù hợp với nhiều đối tượng, từ những người có hốc mắt trũng sâu bẩm sinh đến người có dấu hiệu lão hóa. Tuy nhiên, những bệnh nhân quá gầy không nên thực hiện phương pháp này vì do thiếu lượng mỡ cần thiết. Ngoài ra, để đạt hiệu quả tối ưu, bạn cần cấy mỡ từ 1 đến 2 lần, và chỉ khi bạn có sức khỏe tốt mới có thể áp dụng được.
5.5.2. Phẫu thuật dịch chuyển túi mỡ hốc mắt
Phương pháp này thực hiện bằng cách cắt bỏ da thừa và rạch một đường nhỏ tại vách ngăn hốc mắt, sau đó khéo léo bóc tách và di chuyển phần mỡ mi dưới để làm đầy các vùng lõm. Đây là cách khắc phục hốc mắt sâu hiệu quả cho những ai có mí mắt trên bị trũng khi nhìn thẳng và dễ sưng phồng khi nhắm mắt. Thường thì quy trình này sẽ được kết hợp với kỹ thuật cắt mí mini, vừa làm đầy hốc mắt vừa giúp đôi mắt trở nên sắc nét hơn, đảm bảo kết quả thẩm mỹ lâu dài.
Với các trường hợp hốc mắt dưới trũng sâu hơn, bác sĩ có thể kết hợp thêm bước tiêm mỡ tự thân, giúp khắc phục hốc mắt sâu một cách triệt để, khôi phục vẻ tươi trẻ cho đôi mắt.
5.5.3. Làm đầy hốc mắt bằng cách tiêm Filler
Tiêm filler là một phương pháp thẩm mỹ sử dụng kim siêu nhỏ để đưa chất HA (Hyaluronic Acid) vào vùng da dưới mắt. Phương pháp này có tác dụng làm đầy hốc mắt, cải thiện hốc mắt sâu, xóa rãnh lệ và căng mịn làn da. Với chi phí hợp lý, bạn có thể thấy kết quả ngay sau khi thực hiện, và hiệu quả duy trì từ 6 đến 12 tháng, mang lại diện mạo rạng rỡ, tự tin mà không cần lo ngại về rủi ro phẫu thuật.
Điều quan trọng là quá trình tiêm filler phải được thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn cao và kinh nghiệm để đảm bảo an toàn, tránh nguy cơ tiêm vào mạch máu.
Nâng cung mày giấu chỉ – phương pháp thẩm mỹ được phái đẹp tin chọn nhờ khả năng tạo dáng mày thanh thoát và xóa mờ nếp nhăn mà không cần can thiệp xâm lấn. Nhưng liệu phương pháp này có thật sự mang lại hiệu quả như ý? Kết…
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã nắm rõ những nguyên nhân hốc mắt sâu cũng như những phương pháp cải thiện hiệu quả. Cho dù bạn chọn chăm sóc tự nhiên hay áp dụng các liệu pháp thẩm mỹ hiện đại, hãy luôn nhớ tham khảo ý kiến từ các chuyên gia để đạt được kết quả tốt nhất và đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mình.