Lactose trong sữa là gì và vai trò đối với sức khỏe?

Tác giả: Hồ Vy

Hàm lượng lactose trong sữa

Lactose là một thành phần quen thuộc trong các loại sữa từ động vật. Vậy Lactose trong sữa là gì và chất này có vai trò gì đối với sự phát triển của trẻ? Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn trong bài viết sau!

1. Mẹ có biết Lactose trong sữa là gì? 

Lactose là một loại đường tự nhiên thường có trong sữa mẹ, sữa dê, sữa bò… và các chế phẩm từ sữa. Đường Lactose được tiêu hóa bởi enzyme Lactase do các tế bào ở thành ruột non tiết ra, phân tách Lactose thành phân tử đường đơn Glucose và Galactose. Hai loại đường sau phân tách sẽ chuyển hóa thành năng lượng và chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ.

Hàm lượng lactose trong sữa

Lactose là một thành phần có trong sữa và các chế phẩm từ sữa, có vị ngọt dịu tự nhiên.  

2. Tác dụng của đường Lactose với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Sau đây là một vài lợi ích nổi bật của Lactose đối với cơ thể trẻ: 

  • Cung cấp năng lượng: Đường Lactose tạo ra đường Glucose, có tác dụng cung cấp nguồn năng lượng dồi dào cho trẻ để con thỏa thích vận động và tăng trưởng khỏe mạnh.    
  • Hỗ trợ hoạt động tiêu hóa: Lactose thúc đẩy lợi khuẩn đường ruột Lactobacillus phát triển mạnh mẽ, nhờ đó giúp trẻ tiêu hóa thức ăn tốt hơn. 
  • Thúc đẩy phát triển hệ thần kinh: Quá trình phân giải Lactose tạo ra đường Galactose – một trong những chất tham gia hình thành mô não, nhờ đó hoàn thiện và phát triển hệ thần kinh của trẻ.
  • Tăng cường sức mạnh miễn dịch: Đường sữa Lactose tạo môi trường thuận lợi cho lợi khuẩn miễn dịch Bifidus tăng sinh số lượng, từ đó nâng cao sức mạnh đề kháng vượt trội.
  • Giúp hệ xương – răng cứng chắc: Lactose còn có vai trò hỗ trợ cơ thể trẻ hấp thu Canxi và Photpho tối ưu, giúp xương – răng cứng chắc và cải thiện chiều cao hiệu quả sau này.  

Mặc dù Lactose trong sữa đóng vai trò quan trọng như thế nhưng một số trẻ lại xuất hiện tình trạng dị ứng Lactose trong cả sữa mẹ lẫn sữa công thức, dẫn đến nhiều triệu chứng về tiêu hóa. Nếu không có cách xử lý sớm, tình trạng này có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, làm cho trẻ bị suy dinh dưỡng, chậm lớn…

3. Tình trạng bất dung nạp Lactose trong sữa là gì? 

Bất dung nạp Lactose là hiện tượng xuất hiện khi cơ thể không có đủ enzyme Lactase để tiêu hóa hoàn toàn lượng đường Lactose nạp vào cơ thể. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng này như rối loạn nhiễm sắc thể, tổn thương ruột non, tiêu chảy kéo dài… dẫn tới các triệu chứng như đầy hơi, đau bụng, buồn nôn, táo bón…  

4. Cách chăm sóc trẻ không dung nạp đường Lactose 

Ngay khi nhận thấy những dấu hiệu nghi ngờ trẻ bất dung nạp đường Lactose, bố mẹ nên đưa con đi khám với bác sĩ. Một số xét nghiệm có thể được chỉ định như xét nghiệm khí Hydro trong hơi thở, kiểm tra lactose, kiểm tra hàm lượng axit trong phân… Qua kết quả, bác sĩ có thể xác định được trẻ có bất dung nạp Lactose không và đưa ra hướng khắc phục thích hợp.

Trong trường hợp trẻ bị dị ứng Lactose nhưng đang bú mẹ hoàn toàn, mẹ vẫn nên tiếp tục cho trẻ bú. Bởi vì sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất và trẻ vẫn có thể tiêu đường đường Lactose trong sữa mẹ dù không có đủ enzyme Lactase. Còn trong trường hợp trẻ bú sữa công thức, mẹ nên tham vấn bác sĩ và chuyển sang loại sữa mới không chứa đường Lactose. 

>> Xem thêm: Dị ứng Lactose ở trẻ sơ sinh và cách khắc phục.  

Thành phần lactose trong sữa

Nếu trẻ bú mẹ bị bất dung nạp Lactose, mẹ vẫn nên tiếp tục cho con bú để cung cấp đầy đủ dưỡng chất, bù nước và tăng cường đề kháng.

Bên cạnh đó, bố mẹ cần lưu ý, tình trạng bất dung nạp Lactose trong sữa rất dễ bị nhầm lẫn với dị ứng đạm sữa bò và mẫn cảm sữa bò. Bởi vì triệu chứng của các tình trạng này khá tương đồng, đều liên quan đến rối loạn tiêu hóa. Tuy nhiên, nguyên nhân gây ra dị ứng đạm sữa bò lại xuất phát từ sự phản ứng quá mức của hệ miễn dịch với protein có trong sữa bò.   

Nếu con bị dị ứng hoặc mẫn cảm sữa bò thì cách chăm sóc theo từng vấn đề cũng có sự khác biệt. Đối với trường hợp con dị ứng đạm sữa bò, mẹ nên loại bỏ sữa bò và các chế phẩm từ sữa bò (như sữa chua, kem, bơ, phô mai…) khỏi chế độ ăn của con nhằm hạn chế dị ứng biến chuyển nặng hơn. 

Còn với trường hợp con chỉ mẫn cảm sữa bò, mẹ có thể lựa chọn sữa dê như một gợi ý thay thế lý tưởng vì:

  • Sữa dê chỉ chứa đạm quý A2, không có đạm A1 (thành phần đạm thường gây ra các rối loạn về tiêu hóa) và có nồng độ as1-casein thấp hơn sữa bò, giúp tạo ra mảng sữa đông tạo ra rất mềm lỏng, cho trẻ tiêu hóa dễ dàng hơn.  
  • Bổ sung nguồn Oligosaccharides phong phú, cao gấp 6 lần sữa bò, hỗ trợ hệ vi sinh đường ruột phát triển cân bằng. 
  • Chứa hàm lượng Nucleotide cao nhằm cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa, giảm thiểu tình trạng táo bón, tiêu chảy…  

Sữa dê Kabrita với nguồn sữa mát lành 100% từ Hà Lan được nhiều phụ huynh tin chọn và đánh giá cao. Sản phẩm không chỉ thừa hưởng đặc tính dịu nhẹ với hệ tiêu hóa của sữa dê nguyên bản, mà còn có công thức cải tiến vượt trội: 

  • Điều chỉnh tỷ lệ đạm Whey : Casein tối ưu, giúp trẻ tiêu hóa dễ dàng, hạn chế khó tiêu. 
  • Cung cấp chất xơ GOS và Beta-Palmitate tự nhiên giúp nuôi dưỡng đường ruột khỏe mạnh và hỗ trợ sự tăng trưởng của trẻ.  
  • Bổ sung DHA, AA, 22 loại vitamin và khoáng chất cần thiết, cho con phát triển toàn diện từ nhận thức, thị giác đến thể chất. 

Cùng với đó là hương vị sữa thơm ngon, thanh nhạt, cho con uống sữa ngon miệng hơn.

Lactose trong sữa dê

Sữa dê Kabrita còn “ghi điểm” với hương vị dịu mát tự nhiên, thơm béo và không gây ngấy.

Để biết thêm các thông tin thú vị khác về sữa dê Kabrita, mẹ hãy truy cập ngay wesbite chính thức

Trên đây là toàn bộ thông tin về Lactose trong sữa. Tuy đường Lactose sở hữu nhiều lợi ích tuyệt vời là thế, nhưng nếu mẹ nhận thấy con xuất hiện một vài biểu hiện bất thường sau khi dùng thực phẩm chứa Lactose thì hãy lập tức đưa con đến bác sĩ để thăm khám để biết cách chăm sóc thích hợp. 

>> Có thể bạn quan tâm: