Bà bầu ăn na được không và lợi ích như thế nào

Tác giả: admin

Bà bầu ăn na tốt cho sức khỏe và thai nhi. Quả na thơm ngon, thịt mềm có chứa rất nhiều vitamin và các khoáng chất cần thiết cho mẹ bầu.

Lợi ích không ngờ từ dinh dưỡng quả na

Không phải ngẫu nhiên mà quả na được mệnh danh là một trong những loại trái cây nhiệt đới ngon nhất. Bạn đã biết rõ giá trị sức khỏe tuyệt vời từ thành phần dinh dưỡng quả na chưa? Quả na là loại trái cây tượng trưng cho mùa thu. Nó có…

Giá trị dinh dưỡng trong trái mãng cầu na

Na, hay mãng cầu ta, là loại trái cây giàu dưỡng chất. Thành phần dinh dưỡng trong 100g thịt quả như sau: 64kcal, 82.5g nước, 1.6g protein, 35mg canxi, 45mg phốt pho, 36mg vitamin C, cùng nhiều vitamin nhóm B rất tốt cho sức khỏe.
Rõ ràng, mẹ bầu có thể thấy na là nguồn cung cấp vitamin C tuyệt vời. Một quả na trung bình có thể cung cấp 1/5 nhu cầu vitamin C hằng ngày của cơ thể, giúp tăng cường hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng chống lại các virus gây bệnh.
Nguồn kali, chất xơ, carbonhydrate có trong thành phần loại trái cây này cũng rất có lợi cho sức khỏe. Một ưu điểm nữa, na không chứ chất béo bão hòa và cholesterol, hàm lượng natri lại thấp, do đó không gây tiểu đường, cholesterol hay huyết áp cao.

Cuối tháng 7 đầu tháng 8 hàng năm là mua thu hoạch na chính vụ. Quả na có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, calo và vitamin cũng như khoáng chất có lợi cho sức khỏe của phụ nữ mang thai. Mẹ bầu có thể ăn na trong bữa ăn nhẹ giữa ngày thay vì ăn các món ăn nhanh khác. Trung bình, trong 100 gam na có chứa:

– Vitamin C: 15 mg

– Vitamin B1: 0,075 mg

– Vitamin B2: 0,086 mg

– Vitamin B3: 0,5 mg

– Canxi: 17,6 mg

– Năng lượng: 80 – 101 calo

– Carbonhydrate: 20 gam

– Caroten (sắc tố màu vàng hoặc cam): 0,007 mg

– Chất béo: 0,5 gam

– Chất xơ: 0,9 gam

Sắt: 0,42 mg

– Phốt pho: 14,7 mg

– Protein: 68 gam

Quả na có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, calo và vitamin cũng như khoáng chất có lợi cho sức khỏe của phụ nữ mang thai. (Ảnh minh họa)
Quả na có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, calo và vitamin cũng như khoáng chất có lợi cho sức khỏe của phụ nữ mang thai. (Ảnh minh họa)
Bà bầu ăn măng tươi được không?

Măng tươi luôn là một trong những nguồn nguyên liệu chính thường được dùng để chế biến trong mỗi món ăn của nước ta. Nhưng các bạn đã biết trong măng tươi có chứa rất nhiều những dưỡng chất, vitamin và những khoáng chất rất có ích cho sức khỏe…

Lợi ích của bà bầu ăn na

Bên cạnh việc cung cấp nguồn vitamin, khoáng chất, protein, chất xơ cũng như năng lượng dồi dào, na còn có nhiều tác dụng quý giá khác như cải thiện hệ thống miễn dịch cho mẹ và bé, tăng nguồn sữa mẹ hay cải thiện cân nặng.

Dưới đây là những tác dụng tuyệt vời của quả na với mẹ bầu, có thể chị em chưa biết:

– Ăn na thường xuyên có thể làm tăng nguồn sữa mẹ

– Na có khả năng làm giảm nguy cơ sẩy thai và giảm mức độ của các cơn đau đẻ

– Ăn na thường xuyên có thể cải thiện hệ thống miễn dịch, hệ thần kinh và có lợi cho sự phát triển não bộ của thai nhi

– Na còn là một nguồn cung cấp đồng dồi dào. Phụ nữ mang thai được khuyến cáo nên sử dụng khoảng 1000 micro gam đồng mỗi ngày. Thiếu đồng có thể làm tăng nguy cơ sinh non

– Ngoài ra, quả na cũng rất giàu vitamin A và vitamin C có vai trò quan trọng trong sự phát triển của mắt, da, tóc và mô máu của thai nhi

– Phụ nữ mang thai bị thiếu cân nếu thường xuyên bổ sung na cũng sẽ cải thiện được cân nặng hợp lý

– Na cũng có thể giúp mẹ hạn chế các triệu chứng ốm nghén, cảm giác tê ở chân cũng như điều chỉnh tâm trạng ổn định cho mẹ.

Bà bầu ăn na thường xuyên có thể làm tăng nguồn sữa mẹ
Bà bầu ăn na thường xuyên có thể làm tăng nguồn sữa mẹ
Bà bầu ăn cay có tốt không?

Bà bầu ăn cay được không là thắc mắc của rất nhiều người. Có ý kiến cho rằng, bà bầu ăn cay khiến con sinh ra mụn nhọt, và bầu khó sinh. “Mình hiện nay 24 tuổi, mới kết hôn và đã có thai khoảng 10 ngày tuổi. Vì là…

Lưu ý cho bà bầu khi ăn na

Quả na có nhiều ích lợi cho sức khỏe, nhưng cũng giống như tất cả các loại quả khác, mẹ cần chú ý một số điểm sau khi ăn na:

– Chỉ nên ăn những quả na đã chín. Na chưa chín ăn sẽ có vị chát và có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa

– Hạt của qua na có độc. Vì vậy mẹ nên cẩn thận để không nuốt hạt na hay cắn vỡ hạt na khi ăn na

– Đối với những bà bầu không may mắc bệnh tiểu đường thì cũng không nên ăn nhiều na bởi trong na có hàm lượng đường tương đối nhiều.