Ngộ độc thực phẩm là do khi bạn ăn phải những dạng thực phẩm nhiễm vi khuẩn, ký sinh trùng hay virus. Những triệu chứng ngộ độc thường là đau bụng, tiêu chảy và nôn ói. Trong đó việc nôn mửa nhiều có thể khiến cơ thể bị mất nước, suy nhược, khiến bạn mệt mỏi, khó chịu. Vì thế mà bài viết sau sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc nên ăn gì khi bị nôn để lấy lại sức khỏe nhanh chóng.
1. Nên ăn gì khi bị nôn?
Loại quả này không chỉ có tác dụng đẩy các chất hóa học gây buồn nôn ra khỏi cơ thể, góp phần làm giảm triệu chứng nôn ói mà còn bổ sung thêm lượng kali mà cơ thể mất đi sau khi nôn. Hơn nữa, chuối còn sẽ cung cấp năng lượng cho cơ thể cũng như vị ngọt nhẹ giúp bạn thoải mái hơn sau những cơn nôn mửa làm cơ thể bị mất sức.
Táo
Táo là một loại trái cây giàu chất xơ với tác dụng loại bỏ các hóa chất gây buồn nôn ra khỏi cơ thể giống như chuối. Ngoài ra, táo còn giúp bổ sung năng lượng lai cho cơ thể đang mệt mỏi đồng thời kiềm chế cảm giác buồn nôn, giúp bạn nhanh chóng thoát khỏi những cơn nôn ói khó chịu.
Bạc hà
bạn có thể dùng trực tiếp bạc hà tươi hoặc pha trà bạc hà để giúp trị chứng buồn nôn hiệu quả. Vị thanh cùng hương thơm tươi mát của loại thực phẩm này đảm bảo sẽ giúp bạn kiểm soát tình trạng nôn cũng như cho bạn cảm giác thoải mái hơn sau khi dứt cơn buồn nôn.
Bạn có thể dùng một tách trà gừng hoặc bia gừng để giúp giảm cảm giác buồn nôn cũng như triệu chứng ói mửa. Gừng cũng là một gia vị rất tốt cho hệ tiêu hóa và cơ thể, góp phần làm cho cơ thể hồi phục nhanh hơn, nhất là sau khi bị ngộ độc thực phẩm.
Các loại hạt
Các loại hạt là thực phẩm vô cùng thích hợp cho những người đang bị chứng nôn ói, dù cho là vì nguyên nhân nào. Dạng thực phẩm này sẽ giúp cung cấp một lượng protein vừa phải, giúp cho tình trạng buồn nôn không trầm trọng thêm mà lại không quá nhiều gây khó chịu cho dạ dày. Không chỉ vậy, các laoi5 hạt còn rất dễ tiêu hóa, thích hợp cho hệ tiêu hóa đang trong tình trạng suy yếu.
Bánh quy
Bánh quy chứa nhiều chất tinh bột giúp hấp thụ axit trong dạ dày, qua đó hạn chế cảm giác buồn nôn cũng như tình trạng nôn ói. Không chỉ vậy, những phụ nữ đang cũng nên ăn bánh quy vào buổi sáng để giảm cảm giác nôn ói. Ngoài ra nếu bạn bị say tàu xe thì cũng nên mang theo một ít bánh quy bên người. Nếu không có bánh quy thì có thể thay thế bằng bánh mì cũng cho hiệu quả không kém trong việc kiềm chế cơn buồn nôn.
Sữa chua sẽ giúp làm dịu dạ dày đồng thời làm giảm lượng axit tối đa, từ đó kiểm soát tình trạng nôn mửa cho bạn. Sữa chua cũng rất dễ tiêu hóa và tốt cho các haot5 động cảu đường ruột, giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng.
Đá viên
Sau khi nôn bạn cần bổ sung lại lượng nước đã mất để tránh hiện tượng rối loạn điện giải, tuy nhiên, nếu nạp thêm vào cơ thể một lượng nước quá nhiều thì sẽ làm dạ dày nặng nề hơn. Do đó, cách hữu hiệu nhất là bạn nên ngậm 2-3 viên đá lạnh, vừa giúp bổ sung nước vừa giảm cảm giác buồn nôn.
2. Không nên ăn gì khi bị nôn?
Rau sống và nước ép rau củ
Hàm lượng chất xơ có trong loại thực phẩm này có không dễ dàng trong việc tiêu hóa nên có thể gây ra kích ứng dạ dày. Nếu ăn rau hay uống nước ép trong thời gian bị nôn thì có thể làm trầm trọng thêm tình hình bệnh.
Trà hoặc cà phê
Hàm lượng caffein có trong hai dạng thực phẩm này có thể làm tăng nồng độ axit trong dạ dày. Từ đó khiến cho các cơn buồn nôn, ói mửa càng thêm nghiêm trong nên tuyệt đối không nên dùng sau khi bị nôn.
Đồ uống có gas
Dạng đồ uống này sẽ làm bạn bị đầy hơi, chướng bụng, gây kích ứng niêm mạc dạ dày và làm bạn thêm khó chịu cũng như buồn nôn nhiều hơn.
Nên ăn gì khi bị nôn là một câu hỏi quan trọng vì với các dạng thực phẩm đúng có thể giúp kiềm chế các triệu chứng buồn nôn hiệu quả. Hy vọng với bài viết trên, bạn sẽ có cách hồi phục sức khỏe tốt nhất cho mình.
Theo dinhduong.online tổng hợp