Một số cách chế biến để không bị ngộ độc khi ăn sắn

Tác giả: admin

Sắn hay còn gọi là khoai mì, đây là món ăn vặt được rất nhiều nhiều yêu thích. Nhưng ẩn chứa bên trong là nguy cơ bị ngộ độc cao, nếu như không biết cách chế biến cũng rất dễ dẫn đến tử vong với loại khoai này. Nhưng các bạn yên tâm, có những cách chế biến để không bị ngộ độc khi ăn sắn. Các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây:

ngộ độc khi ăn sắn
Những cách chế biến để không bị ngộ độc khi ăn sắn

Sắn cao sản

ngộ độc khi ăn sắn
Những dấu hiệu nhận biết sắn cao sản

Loại sắn thường cho động vật ăn (sắn cao sản) có chứa hàm lượng HCN (acid cyanhydric) cao. Loại sắn này có vị đắng, thông thường chỉ cho động vật ăn. Nếu như con người ăn loại sắn này thì nguy cơ bị ngộ độc rất cao.

Những dấu hiệu nhận biết sắn cao sản: Vỏ ở ngoài có màu nâu thẫm, lớp vỏ lụa có chứa nhiều nước, cuống lá có màu đỏ nhạt, ngọn non có màu xanh nhạt,… nói chung nếu những ai không phải là người chuyên sâu về sắn thì rất khó có thể nhận biết được.

Sắn ngọt

Sắn ngọt có hàm lượng HCN thấp hơn nhưng cũng không có nghĩa là không bị ngộ độc. Nếu như không biết cách chế biến thì nguy cơ bị ngộ độc cũng rất cao.

Khi chế biến sắn ngọt các bạn cần lưu ý những vấn đề sau đây:

  • Cần phải bóc vỏ trước khi nấu và ngâm nước khoảng 1/2 đến 1 ngày trước khi nấu.
  • Luộc kỹ.
  • Trong quá trình luộc sắn các bạn cần phải thay nước 2-3 lần để giảm bớt độc tố.
  • Sắn sau khi đào lên phải nấu ngay, nếu chưa nấu thì phải vùi xuống đất.
  • Khi luộc sắn nên mở nắp vung để độc tố thaots ra ngoài bớt.

Bà bầu nhất định không được ăn sắn

ngộ độc khi ăn sắn
Bà bầu tuyệt đối không được ăn sắn

Sắn luộc là món ăn hấp dẫn mà mẹ bầu nào cũng thích, nhưng bởi vì hàm lượng HCN trong sắn cao, có thể dẫn đến ngộ độc cho nên mẹ bầu nên hạn chế ăn sắn để bảo vệ sự an toàn cho mẹ và em bé.

Tuyệt đối không được cho trẻ nhỏ ăn sắn

Hệ tiêu hóa của trẻ em còn non nớt cho nên không nên ăn sắn có thể dẫn đến ngộ độc, vì chức năng của tiêu hóa và tự đào thải của trẻ lúc này chưa được hoàn thiện.Nếu như những độc tố tích tụ lâu ngày có thể gây nên bệnh.

Đặc biệt không nên được cho trẻ ăn sắn luộc khi đang đói bụng, như vậy chẳng khác nào làm cho trẻ dễ bị ngộ độc hơn.

Trên đây là một số những lưu ý khi chế biến sắn mà chúng ta cần phải chú ý để không bị ngộ độc mà chúng ta cần chú ý. Sắn là loại thức ăn được nhiều người thích nhưng nhất định các bạn phải biết chế biến đúng cách.

Theo dinhduong.online tổng hợp