Chế độ dinh dưỡng đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triển của trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ. Tùy theo mỗi giai đoạn phát triển, nhu cầu dưỡng chất của trẻ có sự khác biệt. Do đó, nếu muốn trẻ tăng trưởng khỏe mạnh, đặc biệt trong những năm tháng đầu đời, mẹ cần đáp ứng đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ với hàm lượng đúng yêu cầu.
Xem nhanh
1. Tầm quan trọng của dinh dưỡng đối với sự tăng trưởng của trẻ
Dinh dưỡng là một trong những yếu tố tác động trực tiếp đến sự phát triển não bộ và thể chất của trẻ. Nếu trẻ bị thiếu dưỡng chất trong giai đoạn đầu đời thì phải đối mặt với nguy cơ chậm phát triển, suy dinh dưỡng và khả năng tư duy kém.
Không chỉ vậy, chế độ ăn uống còn ảnh hưởng đến chỉ số trí tuệ cảm xúc (EQ) – một trong hai yếu tố quyết định đến sự thành công của trẻ sau này. Minh chứng cho điều đó là nếu không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất thiết yếu thì trẻ có dấu hiệu nhút nhát, ngại giao tiếp và khó biểu lộ cảm xúc, dẫn tới nguy cơ mắc chứng tự kỷ rất cao.
2. “Bật mí” 10 chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ cao lớn, thông minh
Dưới đây là các chất dinh dưỡng thiết yếu mẹ nên bổ sung cho trẻ mỗi ngày:
2.1 Vitamin A
Vitamin A giữ một vị trí quan trọng trong quá trình phát triển thị giác và xương răng của trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, Vitamin A còn có tác dụng tăng cường đề kháng, bảo vệ trẻ khỏi các bệnh viêm nhiễm nguy hiểm; cũng như thúc đẩy sự tăng trưởng vượt trội của tóc, móng tay và da.
Tùy theo độ tuổi, nhu cầu Vitamin A của trẻ có sự thay đổi đôi chút. Chẳng hạn, trẻ dưới 6 tháng tuổi cần 375 mcg RAE/ngày, trẻ 6 – 12 tháng tuổi cần 400 mcg RAE/ngày và trẻ 1 – 2 tuổi cần 350 – 400 mcg RAE/ngày. Mẹ linh hoạt thay đổi một số thực phẩm giàu Vitamin A như gan động vật, khoai lang, cà rốt, bí ngô, ớt chuông… để trẻ ăn mỗi ngày nhé.
Bổ sung vitamin A là một điều cần thiết cho sự phát triển thể chất, trí não và thị giác của trẻ.
2.2 Vitamin B
Vitamin B thực hiện nhiệm vụ giúp cơ thể chuyển hóa năng lượng và hấp thu dưỡng chất từ thức ăn. Đồng thời, các vitamin nhóm B còn có chức năng cải thiện hoạt động miễn dịch, làm giảm nguy cơ mắc những bệnh lý liên quan đến tim mạch.
Những thực phẩm chứa dồi dào Vitamin B mà mẹ nên bổ sung vào bữa ăn là cá hồi, rau lá xanh, trứng, sữa, thịt bò, các loại đậu…
2.3 Vitamin C
Vitamin C là một trong các chất dinh dưỡng thiết yếu cho trẻ để hình thành xương và các mô hiệu quả. Cùng với đó, loại vitamin này cũng giúp cơ thể trẻ có sức đề kháng mạnh mẽ và tăng cường hấp thụ chất Sắt, Canxi và Axit Folic.
Vitamin C có nhiều trong các loại trái cây họ cam quý, táo, ổi, quả mọng… và một số loại thực phẩm như súp lơ trắng, bông cải xanh, cà chua, khoai tây…
2.4 Vitamin D
Tương tự Vitamin C, Vitamin D có chức năng hoàn thiện hệ răng – xương chắc khỏe, từ đó phòng ngừa tình trạng còi xương, chậm lớn ở trẻ nhỏ. Thêm nữa, bổ sung Vitamin D, cùng Vitamin A, D, E… có khả năng nâng cao sức mạnh “tấm chắn đề kháng” của trẻ trước các bệnh lý nhiễm trùng nghiêm trọng.
Theo khuyến nghị từ các chuyên gia, mẹ nên “tiếp thêm” vitamin D bằng cá, dầu cá, ngũ cốc, sò, nấm…
Một vài phương pháp bổ sung Vitamin D hiệu quả mẹ không thể bỏ qua là cho con hấp thu từ ánh nắng mặt trời sáng sớm, tiêu thụ thực phẩm có Vitamin D, sử dụng viên bổ sung Vitamin D…
2.5 Canxi
Một trong các khoáng chất quan trọng đối với sự tăng trưởng chiều cao của trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ giai đoạn đầu đời là Canxi. Bởi lẽ, Canxi hỗ trợ xây dựng cấu trúc xương vững chắc, ngăn ngừa các tình trạng nguy hiểm như răng mọc chậm, còi xương, suy dinh dưỡng… Đồng thời, trẻ cần khoáng chất Canxi để hoàn thiện và phát triển hệ thần kinh tối ưu.
Mẹ tham khảo những thực phẩm giàu Canxi và xây dựng thực đơn lành mạnh như sữa, các loại rau xanh, hải sản, các loại đậu…
2.6 Choline
Choline là một hợp chất tan trong nước, tương tự Vitamin B. Nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng Choline có công dụng thúc đẩy sự phát triển vượt trội của tế bào thần kinh. Qua đó giúp trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ ghi nhớ, học hỏi và tư duy hiệu quả hơn. Không chỉ vậy, Choline tạo điều kiện cho cơ thể chuyển hóa chất béo, hạn chế tình trạng đau chướng bụng.
Trong chế độ ăn uống hàng ngày, mẹ đừng quên chế biến thịt bò, cá, rau xanh, khoai tây, bánh mì, các loại hạt… giúp trẻ bổ sung 125 – 375 mg Choline/ngày một cách tự nhiên nhé.
2.7 Sắt
Tác dụng nổi bật nhất của khoáng chất Sắt đối với cơ thể là tạo ra Hemoglobin – huyết sắc tố chứa oxy trong máu và Myoglobin – sắc tố dự trữ oxy trong cơ bắp. Thêm vào đó, sắt là một trong các chất dinh dưỡng thiết yếu cho trẻ tăng trưởng chiều cao và phát triển trí não tối ưu.
Mẹ hoàn toàn có thể chuẩn bị món ăn từ các loại đậu, gà tây, bông cải xanh, trai, sò, ốc, rau bina… để con hấp thu chất sắt dễ dàng.
Từ 9 tháng tuổi trở đi, mẹ cần chủ động bổ sung Sắt cho con bằng thực phẩm giàu Sắt hoặc thuốc theo chỉ định bác sĩ.
2.8 Magie
Một cách bảo vệ con an toàn trước các vi khuẩn, virus gây bệnh là bổ sung Magie vì khoáng chất này giúp nâng cao sức mạnh miễn dịch hiệu quả. Chưa kể, Magie có chức năng duy trì nhịp tim, ổn định huyết áp, thúc đẩy hoàn thiện hệ thần kinh và duy trì cơ bắp.
Gợi ý cho mẹ những thực phẩm chứa hàm lượng Magie cao là bơ, các loại đậu, đậu phụ, ngũ cốc, cá béo, chuối…
2.9 Kali
Cơ thể con người cần duy trì nồng độ Kali ổn định từ 3,5 – 5 mmol/l để cân bằng nước và điện giải, giúp hoạt động trao đổi chất bên trong diễn ra bình thường. Song song, Kali cũng hỗ trợ sự phát triển cơ bắp mạnh mẽ cũng như bình ổn mức nhịp tim và huyết áp.
Nhằm tránh các biến chứng do thiếu Kali gây ra, mẹ hãy chủ động thêm thực phẩm nhiều Kali như khoai lang, khoai tây, cà chua, dưa hấu, củ cải… vào thực đơn hàng ngày của con nhé.
2.10 Kẽm
Kẽm là một khoáng chất có công dụng cải thiện vị giác và tăng cường khả năng hấp thu. Vậy nên, nếu trẻ xuất hiện dấu hiệu biếng ăn, lười ăn thì mẹ có thể bổ sung kẽm cho con theo chỉ dẫn bác sĩ. Bên cạnh đó, không thể phủ nhận rằng kẽm giữ một vai trò khá quan trọng trong việc thúc đẩy phân chia tế bào bên trong cơ thể, từ đó giúp trẻ cao lớn nhanh hơn.
Trẻ trong độ tuổi ăn dặm nên được bổ sung đủ lượng kẽm yêu cầu bằng một vài thực phẩm tốt như hải sản, thịt, lòng đỏ trứng, ngũ cốc, nấm…
Mặc dù chỉ chiếm một lượng rất nhỏ trong cơ thể, nhưng kẽm lại là một vi chất quan trọng với sức khỏe trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Nhìn chung, toàn bộ các chất dinh dưỡng thiết yếu cho trẻ kể trên đều có trong sữa mẹ. Do đó, các chuyên gia khuyên rằng trẻ nên được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời để tận hưởng trọn vẹn dưỡng chất tuyệt vời. Kể từ tháng thứ 6 trở đi, trẻ có thể làm quen với thức ăn dặm song song bú sữa khi có nhu cầu.
Trong trường hợp mẹ không thể đáp ứng lượng sữa con cần vì nguyên nhân nào đó thì giải pháp lý tưởng nhất là chọn sữa công thức chứa thành phần dịu nhẹ với hệ tiêu hóa, cũng như bổ sung những chất cần thiết, giúp trẻ có điều kiện phát triển khỏe mạnh, vượt trội từ bên trong.
Mẹ có biết, càng ngày càng nhiều phụ nữ nuôi con lựa chọn sữa dê, vì không chỉ có hương vị thanh nhạt tự nhiên, mà còn chứa đựng vô vàn thành phần tốt cho sức khỏe. Nổi bật nhất trong đó là sữa dê Kabrita – Thương hiệu sữa dê Số 1 Thế giới, được nhập khẩu từ châu Âu. Sản phẩm “ghi điểm” với các ưu điểm nổi trội sau:
– Thừa hưởng “tinh túy” từ sữa dê: Sữa dê Kabrita giữ lại tối đa dưỡng chất bên trong sữa dê, cụ thể là chỉ chứa đạm quý A2 βcasein, không chứa đạm A2 βcasein và nồng độ as1-casein thấp. Do đó, trẻ uống sữa dê Kabrita không bị đầy bụng, khó tiêu và táo bón. Cùng với đó, sữa chứa hàm lượng Oligosaccharide và Nucleotide, giúp nâng cao đề kháng, ngăn chặn mầm bệnh bám dính để con khỏe mạnh hơn mỗi ngày.
– Công thức cải tiến tối ưu: Thương hiệu Kabrita điều chỉnh tỷ lệ đạm Whey : đạm Casein tối ưu, nhằm hạn chế hình thành các mảng sữa đông gây rối loạn tiêu hóa. Đồng thời không quên bổ sung chất xơ GOS, Beta-palmitate, DHA, AA, 22 loại vitamin và khoáng chất, hỗ trợ trẻ lớn khôn, khỏe mạnh từ bên trong và phát triển trí não mạnh mẽ trong giai đoạn tăng trưởng “vàng”.
Kabrita cam kết hương vị sữa dê nguyên bản, không chứa chất biến đổi gen nên trẻ nào cũng thích uống.
3. Một số lưu ý quan trọng khi bổ sung dinh dưỡng cho trẻ
Để trẻ có điều kiện chuyển hóa và hấp thu dưỡng chất hiệu quả, mẹ cần đặc biệt ghi nhớ:
- Cho trẻ ăn đủ 4 nhóm chất cơ bản, bao gồm chất bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Đồng thời, trong mỗi nhóm chất, mẹ cần đa dạng thực phẩm, chế biến hợp khẩu vị và trang trí bắt mắt, giúp trẻ ăn ngon miệng hơn.
- Đảm bảo chọn thực phẩm tươi, sống, an toàn khi chế biến món ăn. Đặc biệt, mẹ không nên sử dụng thực phẩm qua đêm vì có thể khiến trẻ khó tiêu, chướng bụng, thậm chí là ngộ độc thực phẩm.
- Không nên ép trẻ ăn khi trẻ không muốn, bởi hành động này có khả năng hình thành tâm lý sợ ăn ở trẻ.
- Không cho trẻ ăn vặt bánh ngọt, trái cây, nước ép… trước bữa ăn.
- Khuyến khích trẻ vận động mỗi ngày bằng một số hoạt động nhẹ nhàng như đi bộ, chạy bộ, bơi lội, đạp xe… giúp kích thích lưu thông máu và cải thiện hoạt động tiêu hóa.
Đọc đến đây, hẳn là mẹ đã biết các chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ rồi nhỉ? Hy vọng bài viết mang lại nhiều thông tin thú vị với mẹ trong hành trình nuôi con khôn lớn, giúp trẻ phát triển toàn diện hơn.