Bác sĩ chuyên khoa đã cung cấp các thông tin về chế độ dinh dưỡng để phòng tránh căn bệnh loãng xương này.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, loãng xương là một tình trạng bệnh lý của xương, làm giảm khối lượng và khoáng chất có trong xương. Tình trạng bệnh được đặc trưng bởi sự thay đổi về cấu trúc, mật độ xương, làm tăng nguy cơ gãy xương.
Tùy từng trường hợp, bệnh loãng xương có triệu chứng điển hình hoặc không có triệu chứng rõ ràng, trừ người bệnh là phụ nữ tiền mãn kinh, người trên 65 tuổi. Triệu chứng điển hình của bệnh loãng xương gồm: đau lưng, đau xương khớp, đặc biệt khi về đêm. Người bệnh cần được đo mật độ xương để có thể đánh giá được mức độ loãng xương, từ đó có sự điều chỉnh, chữa trị phù hợp theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Các vấn đề sức khỏe liên quan đến việc thiếu hụt canxi như suy dinh dưỡng, thấp còi, loãng xương là những tình trạng thường gặp ở Việt Nam ở mọi lứa tuổi, cả ở nông thôn và thành thị. Vậy có thể tăng cường bổ sung những loại thực…
Để phòng bệnh loãng xương, ngoài việc bổ sung canxi, cần có vitamin D, protein để tăng cường sự hấp thu canxi. Vitamin D có trong ánh nắng mặt trời trước 9h, thức ăn (gan cá, gan động vật, trứng, sữa, đặc biệt sữa đậu nành…). Trong chế độ ăn uống hàng ngày, nên sử dụng nhiều rau xanh đậm, sữa, hải sản (cua, cá nhỏ, tôm tép).