Bà bầu ăn gì để vào con không vào mẹ, thai nhi tăng cân đều?

Tác giả: Lê Thị Cẩm Hường

mẹ bầu ăn gì để vào con

Bầu ăn gì để vào con không vào mẹ là thắc mắc thường gặp của nhiều mẹ lần đầu có con. Bởi lẽ, chế độ dinh dưỡng trong thai kỳ quyết định rất lớn đến sự phát triển thể chất và trí não của thai nhi. Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời trong bài viết sau đây mẹ nhé!

1. Mẹ bầu tăng cân thế nào là hợp lý? 

Tuy phụ nữ mang thai tăng cân thường cho thấy thai nhi phát triển khỏe mạnh, nhưng tăng cân quá nhiều hay quá ít đều không tốt. Vậy, mẹ bầu tăng bao nhiêu cân là chuẩn? Cụ thể, mức tăng cân trung bình cho mỗi bà bầu như sau: 

  • Trong 3 tháng mang thai đầu: Nên tăng 1 kg.
  • Trong 3 tháng mang thai giữa: Nên tăng 4 đến 5 kg.
  • Trong 3 tháng mang thai cuối: Nên tăng 5 đến 6 kg.

Lưu ý: Đối với thai phụ thể trạng gầy (BMI < 18.5) thì cần tăng cân nhiều hơn một chút. Ngược lại, thai phụ thể trạng béo hoặc béo phì (BMI > 25) thì có thể tăng ít hơn mức kể trên. 

2. [Giải đáp] Mẹ bầu ăn gì để vào con, không vào mẹ? 

Dưới đây là những thực phẩm thai phụ cần bổ sung vào chế độ dinh dưỡng, giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh: 

2.1. Sữa

Sữa là một trong những nguồn dinh dưỡng không thể thiếu đối với sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của mẹ bầu trong quá trình mang thai. Uống sữa bầu đều đặn 2 ly/ngày (sau ăn sáng từ 1 – 2 giờ và trước khi ngủ) giúp mẹ nạp năng lượng nhanh chóng và bổ sung dưỡng chất hiệu quả. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng nên chọn sữa bầu có hương vị thanh nhạt, ít đường để hạn chế nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ.   

Frisomum Gold – Thương hiệu sữa hàng đầu Hà Lan, cho con khởi đầu hoàn hảo

Frisomum Gold là sự lựa chọn hàng đầu của nhiều mẹ vì sở hữu vô vàn ưu điểm về hương vị lẫn thành phần. Cụ thể, Frisomum Gold có vị sữa thanh nhạt tự nhiên, hương cam và vani thơm ngon nên rất hạp khẩu vị của mẹ. Cùng với đó là bổ sung Magie và Vitamin nhóm B, giúp mẹ tiêu hóa nhẹ nhàng, giảm bớt căng thẳng, mệt mỏi hiệu quả. Đặc biệt, sữa Frisomum Gold còn cung cấp nhiều dưỡng chất cho thai nhi, bao gồm Axit Folic, Canxi, Viatmin D… để thai nhi phát triển toàn diện về chiều cao, cân nặng, trí não và thị giác ngay từ những ngày đầu tiên. 

mẹ bầu ăn gì để vào con 1

Uống Frisomum Gold, thai nhi phát triển khỏe mạnh, mẹ bầu vui vẻ dáng gọn. 

2.2. Thịt gà

Thịt gà nói riêng và các loại thịt gia cầm (như thịt vịt, thịt ngỗng, thịt bồ câu…) có nhiều Sắt, Canxi, Photpho, Vitamin A, B1, B2, D, E…Đây đều là những dưỡng chất quan trọng, giúp thai nhi phát triển thể chất lẫn trí não toàn diện một cách tự nhiên. 

2.3. Cá hồi

Trước câu hỏi bầu ăn gì để vào con, đáp án là cá hồi. Loại cá béo này rất gFiàu DHA, Omega-3 cũng như dồi dào Vitamin A, D, B12, B6… Do đó, mẹ bầu bổ sung cá hồi vào bữa ăn hàng ngày giúp thai nhi tăng trưởng khỏe mạnh, đặc biệt là thị giác và não bộ. 

2.4. Trứng

Trứng chứa đa dạng dưỡng chất tốt cho sự phát triển xương và thần kinh của thai nhi như Cacbonhydrate, Protein, Canxi, Vitamin D, Choline… Song song, thực phẩm này còn ngăn ngừa thiếu sắt và cân bằng chỉ số đường huyết cho mẹ bầu hiệu quả. Vì vậy, mẹ nên ăn từ 3 – 4 quả trứng/tuần nếu cholesterol ở mức bình thường. 

Nguyên tắc dinh dưỡng tuần 21: mẹ bầu cần bổ sung chất sắt

Dinh dưỡng tuần 21 rất cần chất sắt cho thai nhi. Các mẹ khi mang thai tuần thứ 21 nên tăng cường bổ sung nhiều chất sắt cho cơ thể. Một chế độ dinh dưỡng cho bà bầu cân bằng và đa dạng rất cần thiết cho sự phát triển toàn…

2.5. Đậu nành

Mẹ bầu ăn gì để vào con, không vào mẹ? Đó là đậu nành vì thực phẩm này “tiếp thêm” nhiều dưỡng chất tốt như Canxi, Sắt, Kẽm, Vitamin A, B1, B2… với công dụng đẩy mạnh quá trình tăng trưởng thể chất song song phát triển não bộ của thai nhi. 

bầu ăn gì để vào con 2

Đậu nành hỗ trợ ngăn ngừa loãng xương, táo bón và thiếu máu thai kỳ cho mẹ bầu. 

2.6. Rau xanh

Những loại rau xanh như cải xoăn, cải bó xôi, mồng tơi, diếp cá, súp lơ xanh… thường chứa nhiều Axit Folic, cực tốt cho trí não thai nhi. Không chỉ vậy, rau xanh còn có nhiều vitamin – khoáng chất thiết yếu (như Vitamin A, C, Sắt, Photpho…), giúp tăng cường sức mạnh đề kháng và giảm thiểu căng thẳng cho thai phụ trong thai kỳ. Cùng với đó là hàm lượng chất xơ cao, hạn chế tình trạng táo bón và hỗ trợ tiêu hóa hiệu quả hơn. 

Dinh dưỡng mang thai tuần 28: khắc phục táo bón và ợ nóng

Ợ nóng và táo bón là hiện tượng xảy ra phổ biến ở mẹ bầu trong tuần thai thứ 28. Bởi lúc này, thai nhi phát triển và tử cung của phụ nữ mở rộng, chèn ép hệ thống tiêu hóa và dạ dày. Do đó trong chế độ dinh dưỡng

2.7. Cà rốt

Câu trả lời thích hợp nhất trước thắc mắc ăn gì vào con không vào mẹ là cà rốt. Loại củ này là nguồn cung cấp dưỡng chất đa dạng cho cơ thể. Chẳng hạn, Vitamin A (tốt cho thị giác), Vitamin C (tăng cường sức đề kháng), Canxi (thúc đẩy phát triển xương – khớp cho thai nhi), Photpho (giảm thiểu tình trạng chuột rút khi mang thai), Chất xơ (cải thiện hoạt động tiêu hóa), Vitamin B và Axit Folic (giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh)… 

2.8. Trái cây giàu vitamin C

Phụ nữ mang thai cần bổ sung từ 80 – 85mg vitamin C/ngày để thai nhi tăng trưởng khỏe mạnh và tăng cường sức mạnh đề kháng. Một số loại trái cây giàu vitamin C phụ nữ mang thai cần biết là ổi, dâu tây, kiwi, đu đủ, cam, quýt, thơm, xoài…

bầu ăn gì để vào con 3

Bầu ăn gì để vào con, ít vào mẹ? Đáp án là trái cây giàu vitamin C.  

2.9. Các loại hạt

Các loại hạt như óc chó, hạnh nhân, hạt bí, hạt hướng dương… bổ sung hàm lượng Axit béo Omega-3 cao, thúc đẩy hoàn thiện và phát triển trí não vượt trội. Bên cạnh đó, hạt cũng có tác dụng giảm cholesterol trong máu và nguy cơ béo phì cho thai phụ vì chúng rất giàu chất xơ, protein tốt và chất béo lành mạnh. 

3. Những nguyên tắc xây dựng chế độ dinh dưỡng bà bầu cần nắm rõ

Mẹ cần đặc biệt chú trọng nguyên tắc xây dựng chế độ ăn uống, đặc biệt trong 3 tháng đầu mang thai, tạo tiền đề cho em bé lớn khôn và khỏe mạnh nhất. Cụ thể: 

3.1. Ưu tiên nhóm chất đạm

Đạm là nhóm chất không chỉ giúp tăng cường đề kháng cho mẹ, mà còn hỗ trợ xây dựng và tái tạo mô cơ thể cho thai nhi. Vì thế, phụ nữ mang thai nên bổ sung đa dạng thực phẩm giàu đạm trong chế độ ăn uống hàng ngày như thịt heo, thịt bò, thịt gà, sữa, trứng, súp lơ xanh… 

3.2. Ăn vừa đủ tinh bột, bổ sung thêm ngũ cốc

Tinh bột vừa có tác dụng cung cấp năng lượng, ổn định đường huyết cho mẹ bầu, vừa kích thích hình thành và phát triển tế bào thần kinh cho em bé mạnh mẽ. Trong đó, ngũ cốc là một trong số nguồn thực phẩm giàu tinh bột lành mạnh và có giá trị dinh dưỡng cao. Do đó, mẹ có thể “nạp” tinh bột vào cơ thể bằng ngũ cốc, cơm, gạo, mì, nui…

3.3. Chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa nhỏ

Mẹ nên chia số lượng bữa ăn thành 3 bữa chính và 3 bữa phụ. Cụ thể, bữa sáng – bữa phụ sáng, bữa trưa – bữa phụ trưa, bữa tối – bữa phụ tối. Việc chia nhỏ bữa ăn giúp giảm thiểu tình trạng ốm nghén, nạp năng lượng kịp thời và cung cấp cấp đầy đủ dinh dưỡng cần thiết cho mẹ bầu và thai nhi. 

3.4. Hạn chế ăn món ngọt và mặn

Nếu mẹ bầu ăn quá nhiều món ngọt (như bánh, kẹo, socola…) và món mặn (như cải ngâm, giá chua, dưa món…) sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe thai phụ và thai nhi. Vì vậy, mẹ chỉ nên tiêu thụ khoảng 25g đường/ngày và 5g muối/ngày là đủ. 

bầu ăn gì để vào con 4

Phụ nữ mang thai nên hạn chế ăn quá mặn và quá ngọt. 

3.5. Uống đủ nước

Mẹ bầu nên uống từ 10 – 12 ly nước/ngày nhằm tăng lượng nước ối bao quanh bào thai cũng như duy trì hoạt động trao đổi chất trong cơ thể. Ngoài nước lọc, thai phụ có thể uống thêm những loại thức uống lành mạnh như trà trái cây, trà thảo mộc, sinh tố, nước ép trái cây tươi, sữa bầu… 

4. Gợi ý thực đơn 7 ngày đầy đủ dưỡng chất cho mẹ tham khảo

Mẹ có thể tham khảo thực đơn 1 tuần cực kỳ bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe mẹ và bé sau đây:  

Bữa sángBữa phụBữa trưaBữa phụBữa chiềuBữa tối
Ngày 1Phở gà– Sữa

– Bắp luộc

– Cơm

– Canh xà lách xoong giò sống

– Sườn kho

– Giá hẹ xào thịt

– Quýt

Chè mè đen– Cơm

– Canh bí đỏ hầm xương

– Đậu hũ xốt thịt băm

– Rau củ xào

– Sa bô chê

Sữa
Ngày 2– Xôi đậu xanh

– Sữa

Yaourt nho khô– Cơm

– Canh gà hầm hạt sen

– Trứng luộc – nước mắm

– Rau muống xào thịt bò

– Dưa hấu

– Bánh mì

– Phô mai

– Cơm

– Canh cải xanh nấu tôm

– Cá hú kho thơm

– Ngó sen xào tôm

– Nước ép bưởi

Sữa
Ngày 3– Bún riêu

– Dưa lê

– Sữa

– Bánh quy

– Cơm

– Canh bí đao nấu sườn

– Thịt nướng

– Cải bó xôi xào thịt bò

– Cam

Đậu hũ non nước đường– Cơm

– Canh tần ô thịt băm

– Tôm sốt cà

– Đậu bắp xào tôm khô

– Vú sữa

Sữa
Ngày 4– Bánh cuốn

– Mãng cầu

– Sữa

– Bánh mì nướng

– Cơm

– Canh mướp, mồng tơi nấu cua

– Sườn xào chua ngọt

– Su su cà rốt xào thịt

– Táo

Yaourt mít sấy– Cơm

– Canh cải ngọt nấu thịt

– Mực nhồi thịt chiên giòn

– Nấm rơm xào thịt

– Nước ép thơm

Sữa
Ngày 5Cơm tấm sườnBột ngũ cốc– Bún riêu cá chép

– Chè đậu ván

Mứt bí– Cơm

– Canh khổ qua nhồi thịt

– Tôm rang thịt ba rọi

– Đậu đũa xào thịt

– Đu đủ

Sữa
Ngày 6– Hoành thánh

– Nước cam

– Chuối

– Phô mai

– Cơm

– Canh củ hầm xương

– Đậu cô ve xào thịt

– Cá kho

– Sinh tố xoài

Bánh flan– Bún cá

– Nho

Sữa
Ngày 7– Súp nấm cua

– Thanh long

– Sữa chua

– Khoai lang sấy

– Bò kho chấm bánh mì

– Nước ép ổi

Chè đậu đen– Cơm

– Canh mướp nấu nghêu

– Trứng hấp thịt, nấm rơm

– Salad trộn thịt bò

– Lê

Sữa

 

Trên đây là những giải đáp mẹ bầu ăn gì để vào con không vào mẹ và nguyên tắc xây dựng thực đơn cần biết. Ngoài ra, mẹ cũng nên duy trì chế độ sinh hoạt phù hợp như ngủ đúng giờ, tập thể dục vừa phải… để mẹ khỏe, con khỏe, thai kỳ suôn sẻ nhất nhé. 

 

Nguồn tham khảo: 

https://www.friso.com.vn/kinh-nghiem-hay/me-bau-an-gi-de-con-tang-can