Những cuộc phẫu thuật dù lớn hay nhỏ thì người bệnh cũng đã trải qua một giai đoạn vô cùng khó khăn và cần sự chăm sóc rất nhiều sau đó. Một chế độ ăn uống sau khi phẫu thuật không chỉ giúp người bệnh hồi phục sức khỏe nhanh chóng mà còn góp phần chống nhiễm khuẩn cũng như những vấn đề khác sau khi mổ. Dưới đây là những lưu ý về dinh dưỡng trong thời kỳ hậu phẫu thuật mà bạn nên biết.
Xem nhanh
1. Những giai đoạn hậu phẫu thuật
Sau khi mổ xong thì quá trì hồi phục của bệnh nhân được chia thành ba giai đoạn lần lượt như sau đây:
- Giai đoạn đầu: đây là lúc mới mổ xong trong khoảng 1-2 ngày và cũng là thời gian tăng nhei65t độ cơ thể, liệt cơ do ảnh hưởng đến từ thuốc mê. Điều này dẫn đế tình trạng liệt ruột, trường hơi.
- Giai đoạn giữa: khoảng ngày thứ 3-5 sau khi phẫu thuật thì nhu động ruột sẽ trở lại, người bệnh bắt đầu có thể trung tiện trở lại, tỉnh táo hơn. Tuy nhiên, lúc này người bệnh vẫn chán ăn dù có cảm giác đói.
- Giai đoạn hồi phục: bệnh nhân đã có thể đai tiểu tiện như bình thường, vết mổ cũng liền và cần phải ăn để tăng phục hồi dinh dưỡng nhanh chóng.
2. Chế độ dinh dưỡng trong thời kỳ hậu phẫu thuật
Giai đoạn đầu
Do tế bào ruột chỉ có đời sống trong vòng 24 giờ nên nếu không được ăn thì các tế bào này sẽ bị hoạt tử dẫn tới hệ vi khuẩn đường ruột thẩm lậu qua ruột vào máu. Do đó mà nên tiến hành nuôi dưỡng bệnh nhân bằng đưởng tiêu hóa sớm ngay từ đầu sẽ mang lại kết quả tốt hơn cho sức khỏe, thường là 8 tiếng sau khi phẫu thuật.
Giai đoạn giữa
Lượng ăn có thể tăng dần, thêm vào khẩu phần ăn protein và năng lượng. Bắt đầu với chỉ số khoảng 500 Kcal cùng 30 gram protein. Sau từ 1-2 ngày thì tăng thêm 250-500 Kcal cho tới khi đạt mức 2000 Kcal mỗi ngày. Bổ sung thêm sữa cho người bệnh, tốt nhất là laoi5 sữa bột tách bơ, sữa đậu nành. Chia nhỏ bữa ăn thành 4-6 bữa mỗi ngày. Ăn các thức ăn mềm với nhiều vitamin B, vitamin C, hạn chế chất xơ. Nếu người bệnh không uống được sữa thì có thể thay bằng nước thịt ép.
Giai đoạn hồi phục
Lúc này vết mổ đã liền và bệnh nhân phần nào cũng khỏe hơn nên chế độ dinh dưỡng cần tăng lên về mặt cung cấp năng lượng cũng như protein để vết thương mau lành. Khẩu phần ăn cần tới 120-150 gram protein cũng như 2500-3000 Kcal mỗi ngày. Nên chia thành các bữa nhỏ, từ 5-6 bữa một ngày. Dùng nhiều các thực phẩm như trứng, thịt, cá, đậu, hoa quả nhiều vitamin C và vitamin nhóm B… Nếu ăn bằng miệng không đủ nhu cầu thì có thể dùng chế độ ăn thông qua ống thông cho người bệnh.
3. Nguyên tắc dinh dưỡng trong thời kỳ hậu phẫu thuật
Thực phẩm thô, nguyên chất
Nên ăn thực phẩm thô vì chúng chưa mất các khoáng chất, vitamin cũng như chất xơ. Do đó không cần chế biến mà nên ăn sống cà chua, khoai tây thì nên hấp đồng thời ăn các loại ngũ cốc như gạo lức, bánh mì màu sẫm…
Thực phẩm giàu calo
Những loại thực phẩm giàu calo cùng protein sẽ giúp cung cấp năng lượng cho quá trình hồi phục cảu người bệnh, góp phần tái tạo các mô mới. Bạn có thể bổ sung vào khẩu phần ăn của người bệnh các loại như thịt, cá, trứng, đậu nành, sữa, sữa chua… Nên nạp năng lượng từ từ mỗi ngày để lấy lại cảm giác thèm ăn.
Bổ sung nước
Sau khi phẫu thuật thì người bệnh thường mất rất nhiều nước nên cần bổ sung lại nước cho cơ thể. Bạn có thể uống nước lọc, nước trái cây, sữa… hay các món ăn có nước đều được. Nên uống từ 2-3 lít nước mỗi ngày. Tránh tuyệt đối các thức uống chứa caffein như cà phê, trà xanh vì sẽ khiến cơ thể mất nước nhiều hơn chứ không có lợi ích bù nước cho cơ thể.
Dinh dưỡng trong thời kỳ hậu phẫu thuật là vô cùng quan trọng và cần thiết để giúp người bệnh hồi phục sức khỏe nhanh chóng. Hy vọng với bài viết trên bạn sẽ có những thông tin cần thiết để xây dựng chế độ ăn uống thích hợp cho mình.
Theo dinhduong.online tổng hợp