Thiếu máu là tình trạng ảnh hưởng lớn không chỉ tới sức khỏe mà còn năng suất lao động và học tập của người bệnh. Thiếu máu kéo dài sẽ gây ra thiếu oxy, làm tổn thương tới những cơ quan trong cơ thể, chẳng hạn như tim, não… Tuy nhiên tình trạng này có thể được cải thiện với chế độ ăn uống hợp lý và bổ sung đầy đủ các chất tốt cho máu. Do đó, bài viết sau sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi thiếu máu nên ăn gì cũng như nên kiêng gì để tốt cho sức khỏe.
Xem nhanh
Người bệnh thiếu máu nên ăn gì?
Vitamin B
Vitamin B hay axit folic là một trong những dưỡng chất không thể thiếu để sản xuất tế bào máu. Nếu cơ thể không được cung cấp chất này đầy đủ trong 3 tháng thì sẽ trở nên mệt mỏi, không đủ sức tập trung làm việc và có thể khiến năng suất lao động biến kém. Bạn có thể bổ sung vitamin B bằng các thực phẩm như cải bó xôi, măng tây, bông cải xanh, đậu lăng… vào khẩu phần ăn của mình. Tuy nhiên bạn nên chú ý không cần chế biến rau củ quả quá chín hay bảo quản trong tủ lạnh vì sẽ làm mất đi những dưỡng chất có trong loại thực phẩm này.
Vitamin B12
Vitamin B12 cần thiết cho việc tạo DNA vật liệu di truyền trong tế bào, giữ gìn tình trạng khỏe mạnh của tế bào thần kinh và hồng cầu. Vitamin B12 thường dùng để điều trị các bệnh đau thần kinh (như thần kinh tọa, thần kinh vùng cổ,…), hay nhiều bệnh về máu như: thiếu máu ác tính hoặc thiếu máu sau khi cắt dạ dày…
Nếu cơ thể thiếu hụt vitamin B12 trong thời gian dài dài sẽ dẫn tới rối loạn tự miễn, khiến hệ miễn dịch tấn công cả những tế bào khỏe mạnh trong cơ thể ở niêm mạc dạ dày. Do đó, bạn có thể bổ sung vitamin B12 bằng các thực phẩm như gan, cá ngừ và trứng. Còn những người ăn chay thì có thể thêm vào khẩu phần ăn các sản phẩm từ sữa và bơ để đảm bảo cơ thể không bị ảnh hưởng vì thiếu loại vitamin này.
Vitamin C
Khác với nhiều loài động vật khác, cơ thể con người không thể tự sản xuất vitamin C, do đó việc thiếu hụt vitamin C trong chế độ dinh dưỡng sẽ gây ra các hậu quả như: chảy máu nướu răng, chậm lành vết thương, có các vết thâm tím rộng trên da, dễ bị nhiễm trùng.
Vitamin C không chỉ giúp tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể mà còn góp phần giúp cơ thể hấp thụ chất sắt hiệu quả hơn. Đặc biệt với những người bị thiếu máu thì càng cần phải bổ sung vitamin C thông qua việc ăn các loại trái cây và rau củ như cà chua, dâu tây, chanh, ổi, bông cải xanh, ớt chuông… Ngoài ra, bạn cũng có thể chế biến một số món ăn có sử dụng chanh làm chất gây chua để cung cấp thêm vitamin C cho cơ thể.
Chất sắt
Sắt tạo nên hemoglobin để vận chuyển ôxy từ phổi đến tất cả các cơ quan, tham gia vào quá trình cấu tạo của nhiều enzym, và còn là mắt xích quan trọng trong việc tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
Do đó, bạn cần chú ý bổ sung thêm vào khẩu phần ăn của mình những món ăn giàu sắt như thịt đỏ, các loạt hạt đậu, rau có màu xanh lá đậm, măng tây, hạt mè, hạt điều, quả vả, nho đen… Thêm nữa, bạn cũng nên thay thế đường tinh luyện thông thường bằng đường thốt nốt vì loại đường này được tinh luyện từ mía và giàu chất sắt.
Thiếu máu không nên ăn gì?
Thức ăn nhiều canxi
Canxi cản trở hấp thu sắt trong cơ thể do đó làm cho bệnh trở nên nặng hơn. Do đó người bệnh cần tránh các thực phẩm chứa nhiều canxi gồm sữa, các sản phẩm từ sữa như phomai, sữa chua, các loại hạt và chuối.
Thực phẩm, đồ uống có tannin
Mặc dù trà đen, trà xanh và cà phê là những đồ uống được nhiều người yêu thích, nhưng với những người bị thiếu máu do thiếu sắt thì nên hạn chế dùng những loại thực phẩm này vì chúng chứa tannin, một chất cản trở hấp thu sắt. Ngoài ra, hai thực phẩm khác cũng chứa tannin là nho và ngô mà người bệnh cần tránh
Thực phẩm chứa gluten
Do Gluten làm tổn thương thành ruột, ngăn cản cơ thể hấp thu sắt và axit folic – hai chất cần thiết để sản sinh tế bào hồng cầu. Gluten được tìm thấy chủ yếu trong mì ống, lúa mì, lúa mạch, lúa mạch đen và yến mạch.
Thực phẩm giàu axít oxalic
Trong một số trường hợp, những loại thực phẩm chứa axít oxalic có thể cản trở cơ thể hấp thu sắt. Do vậy, những người bị thiếu máu do thiếu sắt được khuyên là nên hạn chế những thực phẩm này như đậu phộng, rau bina, rau mùi tây và sô cô la.
Thiếu máu nên ăn gì là một câu hỏi thường gặp của nhiều người để bổ sung thêm những dưỡng chất giúp cải thiện tình trạng bệnh. Hy vọng với những thông tin trong bài viết trên, bạn sẽ có cách xây dựng một chế độ dinh dưỡng đúng đắn và thích hợp nhất cho bản thân mình.
Theo Dinhduong.online tổng hợp