Trẻ sơ sinh tăng cân như thế nào là đúng chuẩn? Thông số tăng trưởng ở trẻ sơ sinh có sự khác nhau giữa bé trai và bé gái không? Các mẹ hãy cùng Mẹ bé 1080 tìm hiểu qua bảng tăng trưởng phát triển cân nặng ở trẻ sơ sinh nhé.
Trong 12 tháng đầu đời, sữa luôn là nguồn dinh dưỡng quan trọng đối với trẻ. Trẻ nhất thiết phải bú sữa mẹ và có thể bổ sung thêm từ sữa công thức. Đối với sữa cho trẻ sơ sinh, chúng ta cần chú ý điều gì để đảm bảo an…
Xem nhanh
Trẻ sơ sinh tăng cân như thế nào?
Tốc độ phát triển cân nặng của một đứa trẻ mới sinh bình thường khoảng 3 – 3,5 kg, nếu bé có cân nặng dưới 2,5 kg, mà sinh đủ tháng thì là trẻ bị suy dinh dưỡng bào thai, còn sinh thiếu tháng gọi là bé sinh non.
Bé có thể bị tụt cân sinh lí trong tuần đầu tiên sau khi sinh, tụt khoảng 5 – 10% cân nặng nhưng từ tuần thứ 2, trẻ tăng cân rất nhanh.
Thông thường trong 3 tháng đầu đời, trẻ tăng từ 1 – 1,2 kg/tháng, từ tháng thứ 3 – tháng thứ 6 tăng khoảng 6 lạng/tháng. Càng về sau càng chậm khi từ tháng thứ 6 – tháng thứ 12 trẻ tăng 3 – 4 lạng/tháng. Còn với trẻ từ 1 – 10 tuổi trẻ tăng bình quân 2 – 2,5 kg/năm.
Nếu không bạn có thể dựa vào các mốc chính như:
10 – 14 ngày tuổi: Phục hồi cân nặng lúc sinh.
5 – 6 tháng tuổi: Gấp đôi cân nặng lúc sinh.
1 tuổi: Gấp ba cân nặng lúc sinh.
Biểu đồ tăng trưởng của bé sơ sinh
Nguyên nhân bé sơ sinh chậm tăng cân và cách xử trí
Có khá nhiều nguyên nhân khiến bé chậm tăng cân như chế độ dinh dưỡng, tiền sử sức khỏe, các hoạt động thể chất hay rối nhiễu về tinh thần.
Nhìn chung, nếu bé hầu như không (hoặc chậm) tăng cân thì có thể do bé ăn uống không đủ chất, cơ thể không hấp thu và sử dụng chất dinh dưỡng đúng cách.
Những nguyên nhân khiến bé không đủ dinh dưỡng là:
Bé trở nên mệt mỏi hoặc buồn ngủ trước khi bé nhận đủ sữa mẹ.
Bé khó khăn khi mút vú mẹ nên bé cũng không thể “ti mẹ” đến mức no. Nguyên nhân có thể do mẹ không đủ sữa hoặc do sữa không chảy xuống.
Bé chỉ “ti” được lớp sữa đầu của mẹ là đã chán, không muốn “măm” nữa. Sữa mẹ được chia ra làm 2 loại: sữa đầu và sữa sau. Sữa đầu là loại sữa chảy ra rất nhanh ngay khi bé vừa “ti mẹ”. Sau đó, dưới sự kích thích bằng việc bé mút sữa, cơ thể mẹ sản sinh ra hoóc môn oxytocin, kích thích sữa chảy ra tiếp. Sữa này gọi là sữa sau. Sữa sau nhiều kalo hơn sữa trước. Nếu mẹ bị stress hoặc bị đau, mắc chứng bệnh mạn tính thì quá trình tiết sữa sau sẽ bị cản trở; do đó, bé sẽ không nhận được lớp sữa có chất lượng tốt.
Sirô ăn ngon, cốm ăn ngon cho trẻ biếng ăn – Lạm dụng sẽ gây hậu quả nguy hại Trẻ biếng ăn là một hiện tượng thường gặp, lo lắng khi thấy con ăn ít, ngủ ít, nhiều bà mẹ tự tìm mua các loại thuốc, si rô, cốm kích…
Một số mẹ nuôi con theo lịch trình cứng nhắc (tức là tuân thủ một cách máy móc mấy giờ cho bé “ăn sữa”) mà không dựa trên nhu cầu của bé (dù bé đang có dấu hiệu bị đói). Vì thế, bé thường nhận được ít dinh dưỡng hơn nhu cầu thực. Để tránh điều này, cần cho bé “ti mẹ” ngay khi bé cần.
Những lý do khác khiến bé kém bú là: bé bị ốm, mắc các vấn đề về đường ruột như tiêu chảy, không dung nạp được sữa; một số trường hợp là do bé mắc chứng bệnh về tim mạch, chứng xơ hóa…
Dấu hiệu nhận biết bé đã bú đủ:
Dưới 6 tháng tuổi, dấu hiệu bú no ở bé như sau:
Bé làm ướt 6-8 chiếc tã mỗi ngày.
Trong tháng đầu tiên, bé đi tiêu nhiều lần mỗi ngày. Sau một tháng tuổi, tần suất đi tiêu ở bé giảm đi.
Khi bạn cho bé ti, bạn có thể nhìn thấy chuyển động quai hàm ở bé và nghe thấy tiếng bé mút sữa.
Bầu ngực của mẹ trở nên mềm hơn sau khi cho bé bú.
Sữa nào tốt cho bé tăng cân
Chọn sữa cho bé dưới 1 tuổi như thế nào tốt là vấn đề được nhiều mẹ quan tâm. Bởi việc trẻ hấp thu dinh dưỡng đầy đủ vào những năm đầu đời sẽ tạo nền tảng để con phát triển khỏe mạnh trong tương lai. Hiểu rõ điều này,…