35 món cháo dinh dưỡng cho trẻ biếng ăn

Tác giả: admin

Các món cháo dinh dưỡng cho trẻ biếng ăn được chế biến ngon hương vi hấp dẫn giúp kích thích vị giác của trẻ nhỏ. Hãy cùng chăm sóc bé yêu của bạn bằng những món cháo bổ dưỡng này nhé!

6 sai lầm khi mẹ nấu cháo dinh dưỡng cho bé ăn dặm

Có nhiều cách nấu cháo dinh dưỡng ăn dặm mà mẹ cho rằng tốt cho con những thật ra lại không phải. Nấu cháo ăn dặm mà làm theo cách này, mẹ vô tình gây hại cho sức khỏe của con 8 Cách nấu cháo cho bé ăn dặm Cách nấu…

1. Cháo lươn cà rốt

Nguyên liệu

25 g gạo tẻ (khoảng một nắm tay vừa), 10 g thịt lươn (1 thìa súp vừa, chọn lươn còn sống), 20 g cà rốt băm nhuyễn, 1,5 thìa dầu ăn,1 thìa cà phê nước mắm loại ngon hoặc 1/4 thìa cà phê muối i-ốt.

Gạo nhặt sạch, vo sơ, nấu chín mềm cùng với cà rốt băm để được một bát cháo đặc. Lươn luộc hoặc hấp chín rồi gỡ thịt, xé nhỏ. Hòa cháo cà rốt trong 100 ml nước (khoảng 1/2 bát), bắc lên bếp nấu sôi trở lại. Nêm nhạt bằng nước mắm hoặc muối, khuấy đều, đun thêm khoảng 7-10 phút. Tắt bếp, cho thịt lươn vào đảo đều. Để cháo hơi nguội (khoảng 2 phút) rồi thêm 1,5 thìa súp dầu ăn.

Bạn nên hấp lươn để giữ độ ngọt và chất dinh dưỡng của thịt.

2. Cháo cật cải thảo

25 g gạo tẻ (1 nắm tay vừa), 20 g cật heo băm, 10 g cải thảo, 1,5 thìa súp dầu ăn, 1 thìa cà phê nước mắm ngon hoặc 1/4 thìa cà phê muối i ốt.

Gạo nhặt sạch, vo sơ, nấu chín mềm để được một bát cháo đặc. Cật cắt bỏ phần lõi trắng, rửa sạch, băm nhuyễn. Cải thảo rửa qua nước muối loãng, băm nhuyễn. Hòa cháo đặc trong 100 ml nước (khoảng 1/2 bát), cho cật vào, bắc lên bếp nấu sôi 5 phút. Nêm nhạt bằng nước mắm hoặc muối, sau đó cho cải thảo vào, khuấy đều, đậy nắp đun khoảng 3 phút. Tắt bếp, đợi cháo hơi nguội rồi thêm vào 1,5 thìa súp dầu ăn, khuấy đều.

3. Cháo thịt đậu cô ve

25 g gạo tẻ, 20 g thịt heo (2 thìa súp vừa), 30 g đậu cô ve, 1,5 thìa súp dầu thực vật, 1/2 thìa cà phê nước mắm ngon hoặc 1/4 thìa muối i ốt.

Cách làm: 

Gạo nhặt sạch, vo sơ, nấu chín mềm để được một bát cháo đặc. Thịt heo và đậu cô ve băm nhuyễn. Hòa cháo đặc và thịt heo trong 1/2 bát nước, bắc lên bếp nấu sôi khoảng 2 phút, nêm nhạt bằng nước mắm hoặc muối. Sau đó cho đậu cô ve vào khuấy đều, đậy nắp đun thêm 7 phút là được.

Để cháo nguội bớt rồi cho thêm 1,5 thìa súp dầu ăn vào khuấy đều.

Mách bạn: Để đậu cô ve chín mềm mà không mất vitamin, bạn nên đậy nắp kín trong khi đun.


4. Cháo tôm cải xanh


Nguyên liệu:

25 g gạo tẻ, 20 g tôm, 10 g cải xanh, 1,5 thìa súp dầu ăn, 2 thìa cà phê nước mắm ngon hoặc 1/4 thìa cà phê muối i-ốt.

Gạo nhặt sạch, vo sơ, nấu chín mềm để được một bát cháo đặc. Tôm bóc vỏ, bỏ đầu, đuôi, chỉ đen, băm nhuyễn. Cải xanh rửa sạch, thái thật nhuyễn hoặc băm nhỏ. Hòa cháo đặc và tôm trong 1/2 bát nước, bắc lên bếp nấu sôi 2-3 phút. Nêm nước mắm hoặc muối, cho tiếp rau cải xanh vào, đảo đều, tắt bếp. Nếu muốn giảm vị nồng của cải, đun thêm 2-3 phút.

Để cháo hơi nguội, rưới 1,5 thìa súp dầu ăn vào cháo, khuấy đều.

Bỏ túi bí quyết nấu 3 món cháo dinh dưỡng cho bé

Bé nhà bạn đang trong giai đoạn ăn dặm và bạn băn khoăn vì dạo gần đây bé cảm thấy chán và lười ăn. Nguyên nhân có thể là do thực đơn ăn dặm hàng ngày không còn sức hấp dẫn đối với bé nữa. Các mẹ hãy bỏ túi ngay cách…

5. Cháo ý dĩ:

Ý dĩ 50g, cháy cơm 30g, hạt sen 50g, đường 30g. Ý dĩ xay thành bột. Cháy cơm loại vàng ngon phơi khô sao vàng xay thành bột. Hạt sen ngâm với nước chanh một đêm hôm sau vớt ra phơi khô tán bột. Tất cả cho vào nồi thêm cho nước vừa đủ, đun trên lửa nhỏ, cháo chín cho đường vào quấy đều, cháo sôi lại là được. Cho trẻ ăn lúc còn nóng, chia 3 lần trong ngày, cần ăn từ 10 – 20 ngày.

6. Cháo thịt cóc:

Thịt cóc 5g, củ mài 20g, gạo tẻ 50g, gạo nếp 20g, muối vừa đủ. Chọn cóc vàng, làm thịt chỉ lấy mình và đùi, rửa nhiều lần nước cho sạch, nướng vàng, tán thành bột. Củ mài sấy khô, tán thành bột. Gạo tẻ và gạo nếp xay thành bột. Cho bột củ mài, bột gạo tẻ vào nồi thêm nước vừa đủ, đun trên lửa nhỏ, cháo chín cho bột thịt cóc vào quấy đều, khi cháo sôi lại là được. Trước khi ăn thêm muối cho vừa miệng. Ngày ăn 3 lần, cần ăn trong nhiều ngày, có thể không cần ăn liên tục mà cứ 5 ngày ăn lại nghỉ 5 ngày, sau đó tiếp tục ăn.

7. Cháo củ mài:

Củ mài 20g, gạo 50g, biển đậu 10g, lòng đỏ trứng gà 1 cái, đường trắng 20g. Củ mài sấy khô. Gạo, biển đậu đều xay thành bột. Trứng gà luộc bóc lấy lòng đỏ, cho vào bột gạo dầm nát trộn đều. Tất cả cho vào nồi nồi thêm 200ml nước đun trên lửa nhỏ. Khi cháo chín cho đường quấy đều, cháo sôi lại là được. Cho trẻ ăn ngày 1 lần, cần ăn liền 15 ngày.

8. Cháo ếch:

Ếch 1 con (150 – 200g), cà rốt 50g, gạo 50g, mắm muối vừa đủ. Ếch làm thịt bỏ đầu và nội tạng, bỏ bàn chân, ướp mắm muối trong 20 phút. Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch mài thành bột. Cho gạo và ếch vào ninh nhừ thành cháo, trước khi ăn cho cà rốt vào quấy đều, cháo sôi lại là được. Cho trẻ ăn ngày 1 lần, cần ăn liền 5 – 10 ngày.

9. Cháo chim cút:

Chim cút 1 con (250 – 300g), gạo nếp 30g, gạo tẻ 50g, vỏ quýt khô 30g, mắm muối vừa đủ. Chim cút làm sạch (bỏ ruột, phổi, phần đầu từ mắt trở lên, chân), ướp mắm muối trong 20 phút. Vỏ quýt tán thành bột cho vào bụng chim cút, cùng gạo tẻ, gạo nếp nước vừa đủ ninh thành cháo. Cho trẻ ăn ngày 1 lần, cần ăn liền 5 – 10 ngày.

Mách mẹ cách nấu cháo dinh dưỡng trẻ em 7 tháng tuổi

7 tháng tuổi là độ tuổi trẻ bắt đầu tập ăn dặm, hấp thu những dưỡng chất từ nguồn khác ngoài sữa mẹ. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cách nấu cháo dinh dưỡng trẻ em 7 tháng tuổi đúng cách giúp trẻ phát triển toàn diện, tránh tình trạng…

10. Cháo thịt bò, cà rốt

Nguyên liệu:

Thịt bò nạc: 30g

Cà rốt: 20g

Gạo tẻ, gạo nếp

Nước mắm, nước dùng


Cách chế biến

– Gạo vo sạch, ngâm 30 phút, giã nhỏ.

– Thịt bò rửa sạch, bằm qua, cho vào máy xay nhuyễn. Cà rốt nấu chín, tán nhuyễn.

– Nấu chín gạo rồi cho thịt bò vào, quấy đều, nêm chút nước mắm, cà rốt.

– Khi thấy cháo vừa miệng, bạn tắt bếp, múc ra bát, để nguội và cho bé ăn.

11. Cháo thịt, rau xanh

Nguyên liệu:

Gạo 50g

Rau xanh: 20g

Thịt nạc ( thịt lợn hoặc thịt lườn gà): 20g

Nước dùng

Cách chế biến:

– Gạo rửa sạch, ngâm khoảng 30 phút, nấu với nước dùng thành cháo.

– Rau xanh, thịt nạc xay nhuyễn.

– Thịt và rau vào nồi cháo đảo đều trong ít phút. Khi cháo sôi là có thể dùng được.

12. Cháo cà rốt gan gà

Nguyên liệu:

Gan gà, cà rốt mỗi thứ 10g

Gạo: 50g

Nước dùng

Muối


Cách làm:

–  Gạo ngâm 30 phút, cho vào nồi, đun nhỏ lửa nấu thành cháo.

–  Rửa sạch gan gà và cà rốt, hấp chín giã nhuyễn, cho vào cháo, nêm vừa muối, đảo đều là được.

Hải sản là loại thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sự phát triển của bé yêu. Chính vì vậy các mẹ đừng quên chế biến hải sản thành nhiều món cháo ngon, hấp dẫn cho bé thưởng thức nhé.

13. Cháo tôm

Nguyên liệu:

– Tôm 150g

– Gạo 50g

– Bột gia vị vừa đủ.

Cách làm:

– Tôm rửa sạch bóc vỏ, càng để riêng.

– Thịt tôm giã thật nhỏ. Vỏ, càng tôm sấy khô tán bột mịn.

– Gạo xay thành bột.

– Tất cả trộn đều, thêm bột gia vị, cho vào nồi, đổ nước vừa đủ nấu thành cháo.

– Khi cháo chín cho bột ngọt quấy đều, cháo sôi lại là được.

 

14. Cháo ngao, rau mồng tơi

Nguyên liệu:

– 300g ngao sống.

– 3-5 lá mồng tơi.

– 1 bát cháo trắng đủ 1 bữa ăn của bé.

Cách làm:

– Ngao rửa thật sạch luộc sơ cho há miệng, nhặt ruột bỏ vỏ. Lọc lấy 1 bát con nước luộc ngao trong. Ruột ngao làm sạch phân rồi băm nhỏ.

– Rau mồng tơi rửa sạch thái nhỏ. Cho rau mồng tơi vào nước luộc ngao đun sôi khoảng 3 phút, sau đó cho ruột ngao và cháo vào đảo đều cho sôi trở lại.

– Món cháo dinh dưỡng được chế biến từ ngao nấu với rau mồng tơi rất đơn giản, dễ làm nhưng rất giàu kẽm và rất hiệu quả với các bé bị táo bón đấy các mẹ.

15.  Cháo cá lóc với khoai tây, cà rốt

Nguyên liệu:

– Bột gạo 20g

– Cà rốt 10g

– Cá lóc 30g

– Khoai tây 10g

– Dầu ăn

– Nước

Cách làm:

– Nấu chín nạc cá lóc cà rốt, khoai tây. Để còn ấm pha bột vào từ từ, cho dầu ăn vào sau cùng.

– Khi nấu các món cháo dinh dưỡng cho bé được chế biến từ cá lóc nên lưu ý cá có xương cần sơ chế kỹ để bé không bị hóc xương và cá dễ tanh nên cần cạo sạch cho hết nhớt.

 16. Cháo cua với bột bán, bông cải

Nguyên liệu:

– Bột gạo: 20g

– Bông cải bào nhuyễn: 20g

– Bột bán: 5g

– Thịt cua băm nhuyễn: 20g

– Dầu ăn: 1 thìa cà phê

– Nước: 1 chén đầy (250 ml).

Cách làm:

– Hòa cua với một ít nước cho tan đều.

– Cho nước và bột bán vào nồi nấu chín.

– Cho cua và bông cải vào đun sôi.

– Cho bột gạo vào khuấy cho cháo thật mịn.

– Bột tan cho dầu ăn vào khuấy đều và cho bé thưởng thức ngay.

17. Cháo tôm với rau dền

Nguyên liệu:

– Bột gạo 20g ( 3muỗng canh)

– Tôm đồng nạc băm nhuyễn20g (1muỗng canh)

– Rau dền băm nhuyễn 10g (1muỗng canh)

– Dầu ăn tinh luyện 5g (1muỗng canh)

– Nước 200ml (1 chén).

Cách làm:

– Đun sôi nước, cho tôm và rau dền vào nấu chín. Để còn ấm, khuấy bột vào từ từ cho dầu ăn vào sau cùng.

– Rau dền giàu chất sắt và vitamin A giúp bé tăng trưởng khoẻ mạnh. Giàu canxi giúp bé tăng trưởng chiều cao. Chứa một lượng sắt đáng kể, một lượng vitamin C dồi dào giúp hấp thu sắt tốt, phòng chống bệnh thiếu sắt.

Lưu ý khi cho trẻ ăn hải sản

Ngày nào cũng có thể cho bé ăn 1 – 2 bữa từ hải sản, nhưng phải tập cho ăn ít một, chọn loại tươi ngon, nấu chín kỹ để tránh ngộ độc. Tuỳ theo tháng tuổi mà lượng ăn mỗi bữa khác nhau:

– Trẻ 7 – 12 tháng: mỗi bữa có thể ăn 20 – 30g thịt cá, tôm (đã bỏ xương, vỏ) nấu với bột, cháo, mỗi ngày có thể ăn một bữa, 3 – 4 bữa/tuần.

– Trẻ 1 – 3 tuổi: mỗi ngày ăn một bữa hải sản nấu với cháo hoặc ăn mì, bún, súp… mỗi bữa ăn 30 – 40g thịt của hải sản.

– Trẻ 4 tuổi trở lên: có thể ăn 1 – 2 bữa hải sản/ngày, mỗi bữa có thể ăn 50 – 60g thịt hải sản, nếu ăn ghẹ có thể ăn nửa con/bữa, tôm to có thể ăn 1 – 2 con/bữa (100g cả vỏ).

Hải sản chế biến chưa chín hẳn có thể ẩn chứa vi trùng và ký sinh trùng đường ruột. Ngày nay, khi môi trường ngày một ô nhiễm thì còn phải kể đến nguy cơ nhiễm kim loại nặng như thuỷ ngân. Để hạn chế các nguy cơ này, các mẹ nhớ phải lưu ý khi chế biến nhé.

18. Cháo gà

Cháo gà nóng là một trong những món ăn “cổ điển” từ xưa tới nay rất tốt cho các bệnh cảm lạnh và viêm họng không chỉ đối với người lớn mà còn có công dụng với cả trẻ nhỏ. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, cháo gà có đặc tính kháng viêm, giảm sự di chuyển của bạch cầu trung tính – các thế bào miễn dịch kích thích sự phát triển của chất nhầy không có lợi.

Vì vậy nếu bé yêu của bạn đang bị ốm trong tiết trời lạnh giá, chẳng có lí do gì để bạn không nấu cho bé một bát cháo gà thật nóng, sức khỏe và bệnh viêm họng của bé sẽ được cải thiện đáng kể đấy.

19. Cháo lá tía tô

Tía tô là loại cây rau gia vị rất thông dụng ở nước ta, lá dùng để nấu canh hoặc ăn sống. Ngoài việc dùng để ăn, lá và hạt tía tô đều là những vị thuốc phổ biến trong Đông y. Lá tía tô vị cay, tính ấm có tác dụng giúp bé yêu của bạn hạ khí, tiêu đờm, chữa ho, sốt, thở gấp, ngực khó chịu.

Trước tiên bạn hãy rửa thật sạch lá tía tô, cho một lượng nước vừa phải vào sắc. Đến khi nước cạn còn một nửa thì bỏ bã, lấy nước đó cho gạo đã vo vào, thêm nước và nấu thành cháo đặc.

Cháo tía tô giúp trẻ hạ sốt, trị ho, tiêu đờm (Hình minh họa)

Ngày cho bé ăn 1 bát, chia ra làm 2 lần sáng và tối. Tốt nhất là nên cho bé ăn lúc cháo còn nóng sẽ toát mồ hôi nhanh chóng và nhớ tránh gió, dùng khăn lau khô mồ hôi.

21. Cháo táo đỏ, bí ngô

Đây là một loại cháo khá dễ chế biến và lại có tác dụng rất tốt, có thể trị cảm cho bé yêu của bạn.

Bạn lấy một quả bí ngô, táo đỏ khoảng 500g, đường đỏ 200g. Sau đó rửa sạch bí ngô, táo đỏ và bỏ vào nồi nấu cùng với đường đỏ, đổ nước vừa đủ để nấu thành cháo. Món cháo này dễ ăn, có tác dụng giúp bé yêu thanh phế, trừ ho hen, chống dị ứng và có thể trị ho lâu ngày ở trẻ. Với món cháo này mỗi ngày bạn cho bé ăn 1 bát nhé.

22. Cháo cà chua với sữa

Nghe có vẻ lạ tai, nhưng mách nhỏ các mẹ rằng cháo cà chua là một món ăn tuyệt vời có thể giúp bé không bị cảm cúm nữa. Trong cà chua, hàm lượng acid rất cao giúp bé xua tan cảm giác đau rát cổ họng, thêm sữa sẽ làm món ăn có mùi vị hấp dẫn cũng như bổ sung dưỡng chất cho bé. Hay đơn giản hơn hãy làm thành một loại sinh tố giữa hai loại thực phẩm cà chua và sữa. Bé sẽ uống ngon lành.

23. Cháo thịt rau muống

Nguyên liệu

Gạo 30g (3 muỗng canh vun)
Thịt heo nạc 30g (2 muỗng canh thịt)
Rau muống 30g (3 muỗng canh)
Dầu 10g (2 muỗng cà phê)
Nước 300ml (gần 1 lon sữa bò)

Cách làm:

Gạo vo sạch, cho vào nồi nước, nấu nhừ thành cháo
Thịt heo băm nhuyễn
Rau muống xắt nhuyễn.
Thịt heo xào với 1 muỗng cà phê dầu cho vào cháo, sau đó cho rau muống vào. Nấu cho chín thịt, rau nêm nếm cho vừa ăn. Cho cháo ra chén, thêm 2 muỗng cà   phê dầu ăn trộn đều.

24. Cháo thịt bí đỏ

Nguyên liệu:

Gạo 30g (3 muỗng canh vun)
Thịt heo 30g (2 muỗng canh)
Bí đỏ 30g (3 muỗng canh)
Dầu ăn 10g (2 muỗng cà phê)
Hành, nước mắm…
Nước 300ml (gần 1 lon sữa bò)
Cách Làm

Gạo: vo sạch, cho vào xoong, thêm nước nấu cháo
Thịt băm nhuyễn
Bí đỏ cắt hạt lựu
Bí đỏ cho vào cháo nấu mềm, phi hành với 1 muỗng cà phê dầu cho thơm, để thịt vào xào cho chín.
Cho thịt vào cháo nêm vừa ăn, trút ra chén thêm 1 muỗng cà phê dầu ăn.

25. Cháo cá cà rốt

Nguyên liệu:

Gạo 30g (3 muỗng canh vun)
Cá nạc 30g (2 muỗng canh)
Cà rốt 30g (3 muỗng canh)
Dầu 10g (2 muỗng cà phê)
Nước mắm, hành…

Cách làm:Gạo vo sạch, cho vào xoong thêm nước, nấu nhừ thành cháo.
Cá luộc chín, vớt ra, ướp nước mắm hành tiêu
Cà rốt cắt hạt lựu thật nhỏ
Cà rốt cho vào cháo nấu mềm
Cho cá vào nêm nhạt. Trút ra chén, cho 2 muỗng cà phê dầu ăn.

26. Cháo trứng cà chua

Nguyên liệu:

Gạo 30g (3 muỗng canh đầy)
Trứng 50g (1 trứng gà)
Cà chua 30g (3 muỗng canh)
Dầu 5g (1 muỗng cà phê)
Nước mắm, hành…
Nước 300ml (gần 1 lon sữa bò)

Cách làm

Gạo vo sạch, cho vào xoong thêm nước, nấu nhừ thành cháo
Trứng đánh đều lòng đỏ, lòng trắng.
Cà chua: cắt hạt lựu thật nhỏ
Cháo nấu nhừ cho cà chua vào, sau đó thêm trứng, đảo đều, nêm vừa ăn, để hành vào nhắc xuống, thêm 2 muỗng cà phê dầu ăn.

27. Cháo Lươn

Nguyên liệu:
Gạo 30g (3 muỗng canh đầy)
Thịt lươn 30g (2 muỗng canh)
Cà rốt 30g (3 muỗng canh)
Dầu 10g (2 muỗng cà phê)
Nước mắm, hành…
Nước 300ml (gần 1 lon sữa bò)
Cách làm:

Gạo vo sạch, cho vào xoong thêm nước, nấu nhừ thành cháo
Lươn làm sạch, thả vào cháo luộc chín, vớt ra.
Cà rốt cắt hạt lựu nhỏ
Lươn đã chín, gỡ lấy nạc, ướp chút nước mắm, xào với hành phi 1 muỗng cà phê dầu.
Cà rốt cho vào cháo nấu mềm.
Cho lươn vào cháo nêm vừa ăn. Trút ra chén, có thể nêm hành răm nếu trẻ thích.

28. Cháo ếch rau mồng tơi


Nguyên liệu:

Gạo 30g (3 muỗng canh đầy)
Thịt ếch 30g (2 muỗng canh)
Rau mồng tơi 30g (3 muỗng canh)
Dầu 10g (2 muỗng cà phê)
Nước mắm, hành…
Nước 300ml (gần 1 lon sữa bò)

Cách làm:

Gạo vo sạch, cho vào xoong thêm nước, nấu nhừ thành cháo.
Thịt ếch bằm nhỏ
Rau mồng tơi rửa sạch cắt nhỏ
Thịt ếch xào với 1 muỗng cà phê dầu, hành
Cháo chín nhừ cho rau vào, để sôi lại cho chín rau
Cho thịt ếch vào cháo, nêm lại cho vừa ăn, múc ra chén thêm 1 muỗng cà phê dầu ăn.

29. Cháo gan cà chua

Nguyên liệu:

Gạo 30g (3 muỗng canh đầy)
Gan 30g (2 muỗng canh)
Cà chua 30g (1/2 trái nhỏ)
Dầu 10g (2 muỗng cà phê)

Cách làm:

Gạo vo sạch, cho vào xoong thêm nước, nấu nhừ thành cháo.
Gan rửa sạch cắt nhỏ, ướp chút nước mắm
Cà chua bỏ hột, cắt hột lựu
Bắc chảo phi 1 muỗng cà phê dầu, hành cho thơm, để gan, cà chua vào xào qua.
Cho gan, cà chua đã chín nhừ, nêm lại vừa ăn, cho hành vào, trút ra chén thêm 1 muỗng cà phê dầu ăn.

30. Cháo đậu hũ rau ngót

Nguyên liệu:

Gạo 30g (3 muỗng canh vun)
Đậu hũ 50g (1/2 miếng nhỏ)
Rau ngót 30g (3 muỗng canh)
Dầu 5g (1 muỗng cà phê)
Nước mắm, hành…
Nước 300ml (gần 1 lon sữa bò

Cách làm:

Gạo vo sạch, cho vào xoong thêm nước, nấu nhừ thành cháo
Đậu hũ cắt hột lựu
Rau ngót cắt nhuyễn
Cho rau ngót vào cháo nấu chín rau
Để đậu hũ vào, nêm vừa ăn. Khi sôi lại, cho hành trút ra chén, thêm 1 muỗng cà phê dầu ăn.

31. Cháo bí đỏ đậu phộng

Nguyên liệu:

Gạo 30g (3 muỗng canh vun)
Đậu phộng 30g (2 muỗng canh đầy)
Bí đỏ 30g (3 muỗng canh)
Nước mắm, hành…
Nước 300ml (gần 1 lon sữa bò)

Cách làm:

Đậu phộng: ngâm nước nóng, bóc vỏ, giã hoặc xay nhuyễn
Gạo vo sạch nấu cháo
Bí đỏ cắt hạt lựu
Cho bí đỏ vào nấu với cháo
Cháo chín nhừ, cho đậu phộng vào nấu tiếp cho thật chín, nêm lại cho vừa ăn.

32. Cháo cua bí đỏ

Nguyên liệu:

Gạo 30g (3 muỗng canh đầy)
Thịt cua 30g (2 muỗng canh)
Bí đỏ 30g (3 muỗng canh)
Dầu 10g (2 muỗng cà phê)
Nước mắm, hành…
Nước 300ml (gần 1 lon sữa bò)

Cách làm:

Gạo vo sạch, nấu nhừ thành cháo
Bí đỏ cắt hạt lựu
Bí đỏ cho vào cháo nấu mềm
Phi 1 muỗng cà phê dầu hành, xào thịt cua. Cho vào cháo nêm vừa ăn, thêm hành ngò nhắc xuống. Trút ra chén thêm 1 muỗng cà phê dầu ăn.

33. Cháo sườn đậu Hà Lan

Nguyên liệu:

Gạo 30g (3 muỗng canh đầy)
Sườn nạc 100g (chừng 5-6 miếng)
Đậu Hà lan tươi 10g (1 muỗng canh đầy)
Dầu 10g (2 muỗng cà phê)
Nước mắm, hành củ…

Cách làm:

Gạo ngâm nước 30’, lấy cối đâm bể
Sườn chặt miếng nhỏ
Đậu Hà lan ngâm lột vỏ
Củ hành lột vỏ, cắt mỏng, phi vàng với 1 muỗng cà phê dầu
Sườn nấu với nước hầm mềm, gỡ thịt nạc, xé nhỏ.

Cho bột gạo vào khuấy với nước sườn hầm thịt xé, đậu Hà lan. Nêm lại cho vừa ăn Cho ra chén.Để hành phi lên, dùng nóng, thêm 1 muỗng cà phê dầu ăn.

34. Cháo thịt Gà nấm hương 

Nguyên liệu:

Gạo 30g (3 muỗng canh vun đầy)
Thịt gà 30g (2 muỗng canh)
Nấm rơm 30g (4-5 tai nấm)
Dầu 10g (2 muỗng cà phê)
Nước mắm, hành ngò…
Nước 300ml (gần 1 lon sữa bò)

Cách làm:

Gạo vo sạch nấu cháo
Thịt gà cắt nhỏ, nấm xắt mỏng
Phi 1 muỗng cà phê dầu hành xào thịt gà, nấm rơm thêm chút nước mắm iốt hoặc muối iốt.
Cháo nấu chín nhừ cho thịt gà và nấm rơm vào, nấu sôi lên và nêm lại cho vừa ăn, thêm hành ngò nhắc xuống, chế 1 muỗng cà phê dầu ăn.

35. Cháo cá quả, cải xoong

Nguyên liệu:

– Cá quả 1 con (300g)

– Rau cải xoong 30g

– Gạo 50g

– Bột ngọt, bột gia vị vừa đủ.

Cách làm:

– Chọn loại cá quả đầu bẹt, vảy ở bụng trắng, lưng đen, làm sạch cá bỏ nội tạng, đem hấp cách thủy cho chín, gỡ lấy thịt nạc ướp bột gia vị, xương cá giã nhỏ lọc lấy 200ml nước.

– Gạo xay thành bột, rau cải xoong rửa sạch thái thật nhỏ (có thể giã nhỏ rồi vắt lấy nước cho vào cháo).

– Cho bột gạo vào nước cá, đun lửa nhỏ, cháo chín cho rau cải xoong, thịt cá, bột ngọt vào quấy đều, cháo sôi lại là được.