Thông thường nếu mẹ có đủ sữa thì nên cho con bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Nhưng một số trường hợp mẹ không đủ sữa thì phải cho con ăn dặm sớm. Dưới đây là cách nấu bột cho bé 4-5-6 tháng tuổi cực chuẩn mà mẹ nên tham khảo.
- Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi tại Việt Nam
- 6 sai lầm khi mẹ nấu cháo dinh dưỡng cho bé ăn dặm
Xem nhanh
Nguyên liệu nấu cháo bột cho trẻ
Để thực hiện cách nấu bột cho trẻ, nguyên liệu mẹ cần chuẩn bị khá đơn giản.
– 200ml nước (tương đương với khoảng 1 bát ăn cơm đầy nước, để chính xác thì bạn nên đong bằng bình có chia vạch thể tích nhé).
– 10g bột (khoảng 2 thìa cà phê đầy).
– 10g thịt/cá đã xay nhuyễn (khoảng 1 thìa cà phê đầy).
– 10g rau
– 1 thìa dầu ăn, bạn có thể dùng dầu oliu. Nhưng cách vài bữa mẹ nên thay bằng một thìa mỡ động vật.
Thời kì ăn cháo của bé đặc biệt quan trọng, các mẹ cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng có trong cháo bằng cách thay đổi thực phẩm nấu cháo cho bé thường xuyên. Món cháo thịt gà bí đỏ bổ dưỡng cho bé yêu là một trong số…
Lưu ý
– Đối với rau chỉ lấy phần lá, không sử dụng phần cuộng vì cứng, dễ khiến con bị nghẹn.
– Bột là gạo tám không pha thêm bất cứ loại hạt gì kể cả gạo nếp. Nếu muốn thay đổi khẩu vị cho bé, thì xay hạt ngũ cốc riêng, khi nào đổi món thì chế thêm vào sau. Nhưng theo các chuyên gia dinh dưỡng thì ko nên, vì tuổi này bé chỉ ăn được khoảng 10g bột mỗi lần, mà lại có 1 phần là hạt nữa thì tỉ lệ gạo rất ít. Ngoài ra, mẹ cũng không nên sử dụng bột chế biến sẵn, vì dù tiện lợi nhưng nó có thể không đảm bảo an toàn.
– Cách nấu bột cho bé không nên sử dụng nước mắm, nếu có chỉ cho vài giọt. Bởi cơ thể trẻ cần một lượng muối rất nhỏ mỗi ngày, nên món ăn nhạt hơn người lớn, nếu mẹ cho nhiều mắm sẽ khiến con bị mặn, không tốt cho cơ thể.
Cách làm
1. Thịt xay nhỏ sau đó đổ ra một cái rây, dùng thìa miết cho thật nhuyễn.
2. Lá rau rửa thật sạch, băm nhỏ sau đó cho vào cối giã nhuyễn.
3. Bột gạo mẹ cho 200ml nước vào, khuấy đều tay cho bột tan đều trong nước và không bị vón cục.
4. Đổ bột đã hòa tan vào trong nồi, cho phần thịt xay nhuyễn đã chuẩn bị vào, bật lửa to và khuấy đều tay để không bị vón cục. Khi bột lăn tăn thì vặn nhỏ lửa xuống.
5. Nấu bột trong khoảng 7 – 10 phút là chín. Mẹ không nên nấu trong thời gian quá dài sẽ làm hao hụt các chất cho trong bột.
6. Khi bột chín thì đổ rau vào, khuấy đều thêm 1 – 2 phút thì tắt bếp.
Thành phẩm
Sau khi tắt bếp và bắc nồi ra mẹ đã có ngay một bát bột ngon cho bé. Bột đạt yêu cầu phải có độ sánh mịn, mùi thơm nhẹ. Thịt và rau thật nhuyễn, lẫn đều trong bột, không bị lợn cợn. Mẹ nên để bột nguội bớt một chút mới cho con ăn nhé.
Dinh dưỡng trong bột cho bé ăn dặm
Một bát bột ăn dặm đúng chuẩn cho bé phải đảm bảo đủ 4 nhóm dưỡng chất thiết yếu là tinh bột, đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất.
– Để bổ sung đạm, mẹ có thể dùng thịt, cá, tôm, lòng đỏ trừng, đậu nành, đậu xanh… xay nhuyễn nấu chung với bột. Những loại thực phẩm này cũng giúp mẹ thường xuyên thay đổi mùi vị của bột để kích thích trẻ thích ăn hơn. Nếu bạn sử dụng bột ăn dặm đóng hộp thì trẻ rất dễ chán ăn, vì ngày nào cũng chỉ ăn một mùi vị duy nhất.
– Để bổ sung vitamin và khoáng chất, mẹ có thể thêm vào bột các loại rau củ. Màu của rau củ càng đậm thì càng giàu dưỡng chất. Mẹ nên chọn rau dền, mồng tơi, cải ngọt, rau ngót, cảu bó xôi, bí đỏ, cà rốt…). Việc đổi mới thường xuyên các loại rau củ cũng giúp thay đổi hương vị của bột.
– Trong cách nấu bột cho trẻ, chất béo có thể sử dụng từ dầu ôliu, mỡ, dầu ăn, dầu đậu nành, dầu mè, dầu hướng dương.
Hướng dẫn nấu 8 món cháo ăn dặm cho bé 6 – 24 tháng tuổi. Cho bé ăn dặm với những tô cháo thơm ngon, chén súp thơm lừng luôn là mong muốn các mẹ có con độ tuổi ăn dặm. Sau đây Dinh Dưỡng Online tổng hợp cách nấu 8 món…
Các nguyên tắc cần lưu ý khi cho trẻ ăn dặm bột
Trước khi nấu bột cho bé, mẹ phải rửa tay thật sạch bằng xà phòng diệt khuẩn để đảm bảo vệ sinh.Trẻ mới dặm chỉ nên ăn 1 bữa bột trong ngày, còn chủ yếu vẫn uống sữa mẹ hoặc sữa công thức. Khi bé lớn hơn, được 7 tháng tuổi trở lên thì mẹ tăng lên 2 bữa một ngày, nhưng giữa 2 bữa phải cách xa nhau để bé có thể tiêu hóa được. Trẻ mới tập ăn dặm chỉ có thể ăn được bột loãng, nếu mẹ nấu bột quá đặc con sẽ khó nuốt và dễ bị nghẹn. Độ đặc của bột có thể tăng dần. Khi cho bé ăn bột, mẹ nên kiên nhẫn, cho con ăn từ ít đến nhiều, không ép con ăn cố dẫn đến tâm lý sợ ăn.
Thực đơn gợi ý ăn dặm cho bé 5 tháng chi tiết từng tuần
Đây là thực đơn gợi ý mà 1 bà mẹ ở Nhật đã áp dụng cho bé trai của mình. Các mẹ tham khảo để biết trình tự cho bé ăn như thế nào là đúng nhé.
(Đây chỉ là gợp ý, các mẹ hoàn toàn có thể thay đổi các loại thực phẩm theo điều kiện và hoàn cảnh của gia đình chứ ko cần nhất nhất làm giống y như thế này đâu nhé!)
Tuần 1:
Ngày đầu tiên: Cháo trắng (1 thìa)
Ngày 2: Cháo trắng (1 thìa)
Ngày 3: Cháo trắng (1 thìa)
Ngày 4 :Cháo trắng (1 thìa)
Ngày 5: Cháo trắng (2 thìa)
Ngày 6 :Cháotrắng (2 thìa)
Ngày 7: Cháo trắng (2 thìa)
Tuần 2:
Ngày 8: Cháo trắng (3 thìa) – Bí dỏ nghiền (1/2 thìa)
Ngày 9 :Cháo trắng (4 thìa)- Bí đỏ nghiền (1/2 thìa)
Ngày 10:: Cháo trắng (4 thìa)- Cà rốt nghiền (1 thìa)
Ngày 11: Cháo trắng (4 thìa) – Cà rốt nghiền(1 thìa)
Ngày 12 :Cháo trắng (4 thìa) – Bí đỏ nghiền (1 thìa)
Ngày 13: Cháo trắng (4 thìa) – Bí đỏ nghiền (½ thìa) – Khoai tây nghiền(1 thìa)
Ngày 14 :Cháo trắng (5 thìa) – Bí đỏ nghiền (2 thìa) – Bắp cải nghiền(1 thìa)
Tuần 3:
Ngày 15 : Cháo trắng (5 thìa) – Khoai tây nghiền (1 thìa) – Cà chua nghiền (1 thìa)
Ngày 16 : Súp bí đỏ (8 thìa) – Cà chua và nc táo(2 thìa)
Ngày 17 :Cháo trắng (6 thìa) – hỗn hợp khoai tây và bắp cải nghiền(4 thìa)
Ngày 18 : Súp khoai tây (7 thìa) – bí đỏ nghiền(3 thìa)
Ngày 19 : Súp cà rốt (thìa 7) – Khoai tây nghiền (3 thìa)
Ngày 20 : bí đỏ nghiền (8 thìa) – – súp bắp cải (3 thìa)
Ngày 21: bông cải xanh(thìa 7) – khoai tây sốt cà chua (4 thìa)
Tuần 4:
Ngày 22 :Cháo trắng (6 thìa) – cà rốt nghiền(2 thìa) – bông cải xanh nghiền(2 thìa)
Ngày 23 : Cháo trắng (6 thìa) – bí đỏ nghiền(4 thìa)
Ngày 24: Cháo trắng (6 thìa) – Hỗn hợp táo và khoai tây nghiền(3 thìa)
Ngày 25 : Cháo trắng (6 thìa) – bí đỏ nghiền(4 thìa) – Hôn hợp táo và khoai lang nghiền(2 thìa)
Ngày 26 :Cháo trắng (7 thìa) – khoai tây và bắp cải nghiền (4 thìa) – Cá bơn nghiền (1 thìa)
Ngày 27 :Bông cải xanh nghiền(8 thìa) – Cá bơn sốt cà chua (2 thìa)
Ngày 28 : Bắp cải nghiền (8 thìa) – bí đỏ nghiền(2 thìa) – Đậu phụ luộc(1 thìa)
Tuần 5:
Ngày 29 : Dậu phụ nghiền (8 thìa) – khoai tâyvà cà rốt nghiền (3 thìa) – Nước đào (1 thìa)
Ngày 30 : bông cải xanh(8 thìa) – nghiền bí đỏ (2 thìa) – Đậu phụ luộc(1 thìa)
Ngày 31 : Cháo bánh mỳ (thìa 7) – Khoai tây sốt cà chua (4 thìa)
Ngày 32 : Cháo bánh mỳ 7) – cà rốt nghiền(2 thìa) – Cải ngọt nghiền (1 thìa)
Ngày 33 : Cháo cá bơn và cải ngọt (8 thìa) – bí đỏ nghiền(2 thìa) – )
Ngày 34 : cà rốt (8 thìa – Hỗn hợp món bánh gồm của khoai môn, hành tây, khoai tây, cá bơn, bông cải xanh(4 thìa)
Ngày 35 : Cháo bánh mỳ (8 thìa) – nghiền cà rốt (2 thìa) – bông cải xanh nghiền(2 thìa)