Chìa vôi là một trong những cây thuốc nam có giá trị y học cao. Công dụng cây chìa vôi được dùng để chữa các bệnh đau nhức xương khớp, u nhọt lở ngứa.
Xem nhanh
Tìm hiểu về cây chìa vôi
Cây chìa vôi còn có tên gọi khác là cây bạch liễm, bạch phấn đằng. Đây là một loại cây mọc leo, thân nhẵn, dài khoảng 2 – 4m, có tua cuốn đơn hình sợi. Lá đơn xẻ thùy chân vịt, phía cuống hình tim, dài và rộng chừng 6 – 8cm, những lá phía gốc hình mác, lá phía trên chia 5 – 7 thùy, dài gần bằng nhau, mép hơi có răng cưa. Hoa của cây có màu vàng nhạt, mọc đối diện với lá.
Loại cây này có thể sống được ở vùng nóng và vùng lạnh. Ở nước ta, cây chìa vôi được trồng nhiều tại vườn của các hộ gia đình nông thôn thuộc Lào Cai, Thái Nguyên, Ninh Bình, Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng, Ninh Thuận. Ngoài ra, chìa vôi cũng thường mọc hoang tại rừng thưa, ven suối, rừng ẩm có ánh sáng.
Chắc bạn chưa bao giờ nghĩ rằng đôi khi những chậu cây nhỏ trồng quanh nhà lại trở thành vị thuốc hữu dụng mà bạn không thể ngờ tới. Hôm nay Dinh Dưỡng Online giới thiệu các cây thuốc nam tốt cho sức khỏe của bạn Cây thuốc nam chữ…
Công dụng cây chìa vôi
Trong Đông y, các bộ phận của cây chìa vôi được dùng để làm thuốc là: lá, cành (dây), củ.
– Lá chìa vôi có vị đắng, tính lạnh, hơi độc, có tác dụng trừ nhọt độc, tiêu thũng, dùng chữa ung nhọt, lở ngứa, chai chân…
– Dây chìa vôi có vị ngọt đắng, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tán kết, hành huyết, dùng chữa xương khớp cơ gân đau nhức, viêm thận, ung nhọt lở ngứa, sưng hạch bạch huyết, rắn độc cắn…
– Củ chìa vôi có vị đắng chua, tính bình; có tác dụng thông kinh, tán huyết ứ, trừ tê thấp, lợi tiểu, tiêu độc, sát khuẩn, thường được sử dụng với tác dụng như dây và lá.
Tùy theo bệnh, thầy thuốc sẽ dùng đến bộ phận nào của cây để kê đơn đúng bệnh.
Chữa phong thấp đau nhức xương
Theo kinh nghiệm dân gian và nghiên cứu y khoa hiện đại, công dụng cây chìa vôi được biết đến trong chữa các bệnh phong thấp, xoa dịu các cơn đau cơ, đau xương do phong thấp gây ra.
Bài thuốc chữa đau nhức bằng chìa vôi:
- Dây chìa vôi 50g, đương quy 20g, xuyên khung 10g, ngưu tất 40g, cẩu tích 20g; ngâm trong 1 lít rượu ít nhất 1 tuần lễ; ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 1 chén con.
- Dây chìa vôi 20g, cành dâu 15g, quế chi 10g, bạch chỉ 10g; sắc nước uống ngày 1 thang.
- Dây chìa vôi 20g, dây đau xương 15g, cây lá lốt (nhổ liền cả rễ) 15g; sao vàng, hạ thổ, sắc nước uống trong ngày.
Một trong những lý do để rau cần tây nên có mặt thường xuyên trong bữa ăn hàng ngày là trong thành phần chứa nhiều vitamin, khoáng chất, nhiều nước lại không có chất béo và cholesterol. Tác dụng của cần tây được biết đến trong điều trị huyết áp cao, mỡ…
Chữa bệnh ung nhọt hoặc các vết loét
Cây chìa vôi có tác dụng kháng viêm, giải độc, làm lành vết thương hiệu quả. Áp dụng một số bài thuốc:
- Dùng nước trộn bột cây chìa vôi đã được xay nhuyễn để đắp lên nhọt.
- Kết hợp với ăn canh mát từ lá chìa vôi sẽ khiến cho các vết nhọt này nhanh xẹp xuống.
- Trị vết loét không liền miệng: Dùng chìa vôi, xích liễm, hoàng bá lượng bằng nhau đều 12g, sao, nghiền; kinh phân 4g trộn đều. Nấu nước hành rửa vết loét rồi rắc, đắp thuốc bột này lên.
- Trị ung thũng: chìa vôi 50g, lê lô 25g, nghiền nhỏ hòa rượu dán, ngày thay 3 lần.
Theo Dinhduong.online tổng hợp