Một trong những lý do để rau cần tây nên có mặt thường xuyên trong bữa ăn hàng ngày là trong thành phần chứa nhiều vitamin, khoáng chất, nhiều nước lại không có chất béo và cholesterol. Tác dụng của cần tây được biết đến trong điều trị huyết áp cao, mỡ trong máu, lợi tiểu, kháng viêm…
Cần tây là loại rau thường được dùng để chế biến các món ăn dinh dưỡng hàng ngày. Thành phần trong cần tây chứa nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể: vitamin A, C, E, nhóm B và các khoáng chất quý giá như kali, natri, canxi, kẽm, magiê, lưu huỳnh, phốt pho, đồng.
Xem nhanh
Tác dụng của cần tây với sức khỏe
1. Hỗ trợ điều trị huyết áp cao
Trong Đông y, cần tây rất tốt trong việc chữa trị chứng “can dương thượng cang” với các triệu chứng: chóng mặt, mặt đỏ bừng, ngủ không ngon, huyết sắc kém, dễ nổi giận. Theo kết quả nghiên cứu dược lý và lâm sàng, cần tây có tác dụng điều hòa huyết áp tương đối tốt.
Nhờ hàm lượng dưỡng chất dồi dào, loại rau này giúp bạn tăng cảm giác thèm ăn, ăn ngon miệng và hỗ trợ xúc tiến tuần hoàn máu. Đặc biệt, cần tây có chứa apigenin – hoạt chất tự nhiên giúp ngừa chứng huyết áp cao và giúp giãn nở mạch.
Cách dùng:
– Rau cần tây sắc lấy nước uống hằng ngày (chia 3 lần) uống đến khi thấy huyết áp ổn định.
– Rau cần tươi giã vắt lấy nước thêm một ít mật ong và đường mạch nha, lượng như nhau, đem đun nóng ấm và uống ngay.
– Cần tây dùng cả thân 50g, thái khoảng đốt ngón tay, đổ 3 bát con nước, sắc lấy một bát, uống ngày 3 lần như vậy. Sau một thời gian ngắn, huyết áp sẽ ổn định.
Thực phẩm hạ huyết áp kết hợp cùng việc sử dụng thuốc hợp lý theo sự chỉ định của bác sĩ sẽ giúp điều chỉnh mức huyết áp về mức an toàn đối với trường hợp cơ thể chúng ta bị cao huyết áp. Vậy những loại thực phẩm nào…
2. Hỗ trợ tiêu hóa
Từ xa xưa, người ta đã dùng cần tây để chống viêm, giảm tiết dịch dạ dày. Đồng thời đây cũng được xem là thuốc nhuận tràng tự nhiên, làm nhẹ chứng táo bón. Bạn có thể ăn món canh cần tây hoặc uống trà cần tây thường xuyên để hỗ trợ đường tiêu hóa.
3. Chữa mỡ trong máu cao
Cần tây tuy chứa lượng chất xơ không cao nhưng vẫn đủ để đáp ứng nhu cầu chất xơ hàng ngày của cơ thể. Lượng chất xơ này có tác dụng gạt cholesterol ra khỏi máu, giảm nguy cơ gây tắc động mạch (gọi là LDL hay cholesterol “xấu”). Bên cạnh chất xơ, cần tây chứa hoạt chất pthalides giúp kích thích sự tiết dịch mật làm giảm mức cholesterol.
Bài thuốc Đông y: Cần tây và táo đen đem sắc nước uống hàng ngày thay nước chè. Sau một tháng lượng mỡ trong máu sẽ giảm xuống rõ rệt.
4. Tốt cho bệnh nhân bị gout
Một trong những tác dụng của cần tây được biết đến là hỗ trợ điều trị bệnh gout hiệu quả. Chất kiềm trong cần tây có thể trung hòa các chất acid trong cơ thể. Vì vậy không chỉ có gout mà những bệnh do acid tăng cao trong máu như nhiễm trùng máu, urê huyết cao, bệnh phong thấp…cũng nên dùng cần tây.
5. Cần tây – thuốc lợi tiểu “thiên nhiên”
Hai thành phần kali và natri có trong cần tây có tác dụng kích thích cơ thể sản xuất nước tiểu và điều chỉnh lượng chất lỏng trong cơ thể bằng cách loại bỏ lượng nước thừa.
Bài thuốc lợi tiểu từ cần tây:
- Dùng rễ cần tây cắt sát gốc thân, mỗi lần dùng 10 bộ rễ.
- Rửa sạch cho vào 500ml nước đun sắc nhỏ lửa cho tới khi cạn còn khoảng 200ml thì lấy để uống.
- Mỗi ngày uống 2 lần vào buổi sáng, tối, lúc bụng đói.
6. Chữa mất ngủ
Cần tây chứa nhiều tinh dầu cần thiết làm dịu các dây thần kinh, giảm bớt căng thẳng, giúp bạn đi vào giấc ngủ nhanh hơn. Trước khi ngủ khoảng 30 phút, hãy uống ngay 1 ly nước ép cần tây. Đây là cách chữa bệnh mất ngủ vô cùng an toàn và hiệu quả nhưng không phải ai cũng biết.
7. Giảm cân
Phương pháp giảm cân bằng cần tây dựa vào thành phần giàu nước và chất xơ. Nước ép cần tây chính là “thần dược” giảm cân cho phái đẹp. Uống mỗi ly nước ép cần tây mỗi ngày sẽ giúp bạn có vóc dáng thon gọn, giảm mỡ bụng bất ngờ đấy nhé!
8. Giúp xương khỏe mạnh
Cần tây mang đến cho cơ thể một lượng lớn vitamin K, canxi và magie có lợi cho xương khớp. Đồng thời, hoạt chất polyacetylene trong cần tây có tác dụng kháng viêm mạnh, làm giảm đau nhức, giảm sưng các khớp xương. Do đó, cần tây nên được lựa chọn cho những người cao tuổi vào mùa lạnh.
9. Chữa một số bệnh khác
- Chữa vàng da: xào 150g cần tây với 15g dạ dày lợn, ăn liên tục trong 1 tuần đến 10 ngày sẽ thấy hiệu quả.
- Chữa cảm cúm: ăn cần tây với cháo nóng hoặc ăn sống, nấu canh, xào…
- Chữa bệnh viêm gan mạn: dùng rau cần tây xào ăn hoặc sắc lấy nước uống liên tục trong nhiều ngày, nhiều tháng.
- Chữa trị viêm miệng, họng: cần tây 30g rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước, thêm vài hạt muối tinh, súc miệng ngày 3 lần, hoặc có thể nuốt từ từ càng nhanh khỏi.
- Chữa phong thấp đau nhức, viêm khớp xương chân tay: dùng rau cần tây tươi, giã vắt lấy nước cốt, thêm đường trắng vào, đun sôi lại, uống thay trà mỗi ngày.
- Chữa sản hậu đau bụng: rau cần tây tươi 300g (hoặc khô 60g), sắc lấy nước, thêm chút đường đỏ hoặc rượu trắng vào, uống lúc đói bụng.
10. Tác dụng làm đẹp
Các chuyên gia đã chứng minh, nếu thường xuyên ăn rau cần tây sẽ loại bỏ được những độc tố trong cơ thể, giảm mụn, tăng cường độ đàn hồi của các mạch máu.
Muốn có một làn đầy sức sống, hãy ăn 30mg cần tây mỗi ngày để làn da được cung cấp đủ vitamin và khoáng chất, khỏe mạnh từ bên trong. Ngoài ra, sử dụng cần tây làm mặt nạ cũng là bí quyết làm đẹp của nhiều chị em, cùng khám phá nhé!
– Trị mụn đầu đen: Nước ép rau cần tây + 1 thìa mật ong +1 thìa nước cốt chanh, tạo thành mặt nạ đắp lên mặt trong 20 phút, rửa lại bằng nước sạch.
– Trị nám với cần tây: Cắt nhỏ lá cần tây và bỏ vào trong nước sôi trong khoảng 30 phút. Sau đó để nguội nước rồi dùng nước ấy bôi lên vùng da bị nám trong 20 phút. Hoặc đơn giản hơn, chỉ cần bạn xay nát lá cần tây rồi đắp lên vết nám là cũng có thể điều trị hiệu quả.
Những lưu ý khi dùng cần tây
Những tác dụng của cần tây mang đến cho con người vô cùng nhiều. Tuy nhiên mặc dù là một loại rau đại bổ nhưng chúng ta vẫn không thể dùng một cách tùy tiện. Hãy ghi nhớ những lưu ý sau:
Những đối tượng không nên ăn cần tây:
- Người bị huyết áp thấp.
- Người bị bệnh ngoài da, bị ngứa, lở loét, vẩy nến.
- Phụ nữ mang thai những tháng đầu, cần tây có thể kích thích tử cung co lại, gây bất lợi với cả mẹ và con.
- Người tỳ vị hư nhược.
Những thực phẩm “xung khắc” cần tây
- Dưa chuột: Trong dưa chuột chứa một loại enzyme làm phân giải các vitamin C có trong rau cần tây.
- Một số loại hải sản (sò lông, nghêu, sò và hàu): Bởi trong các loại hải sản này chứa chất phân giải vitamin B1, khiến hàm lượng vitamin này trong cần tây bị phá hư nghiêm trọng.
- Thịt thỏ: khi kết hợp với loại rau này dẫn đến tình trạng rụng tóc, gây mất thẩm mỹ.
Theo Dinhduong.online tổng hợp