Mẹ nên ăn gì để sữa mát cho bé?

Tác giả: admin

Ăn gì để sữa mẹ mát? Sữa mẹ mát nên hiểu ở đây là sữa có đầy đủ dưỡng chất và nhiều để cung cấp cho bé một cách tốt nhất. Bởi vậy các bà mẹ nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày để sữa mẹ đủ dưỡng chất. Đặc biệt là không nên cho bé ăn thêm sữa hộp trong giai đoạn đầu theo lời khuyên của bác sỹ. 

Mẹ nên ăn gì nhiều sữa cho con bú?

Sữa mẹ luôn là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo nhất cho trẻ sơ sinh. Thế nhưng không phải bà mẹ nào sau sinh cũng có đủ sữa để nuôi con. Đối với những trường hợp như vậy, mẹ cần ăn gì nhiều sữa cho con bú trong những tháng đầu đời?…

Sữa mẹ cung cấp nguồn thực phẩm phù hợp cho bé sơ sinh gồm đầy đủ các chất glucid, protid, lipid, vitamin, khoáng vi lượng. Sữa mẹ còn cung cấp các men tiêu hóa giúp bé hấp thu hoàn toàn các dưỡng chất.

Trong sữa mẹ, nhất là sữa non, chứa nhiều kháng thể giúp bé sơ sinh chống lại các bệnh nhiễm trùng khi bé chưa đủ thời gian tự tạo lập kháng thể. Vì thế, ngày nay, các nhà dưỡng nhi đều khuyên các bà mẹ nên cho con bú càng sớm càng tốt để cung cấp ngay nguồn sữa non quý báu cho con.

Nuôi con bằng sữa mẹ với những tình cảm âu yếm sẽ giúp bé phát triển tâm lý thuận lợi cùng với sự phát triển thể chất.

Tránh được các trường hợp dị ứng do bú sữa lạ. Tránh được tình trạng thụ thai ngoài ý muốn trong 6 tháng sau khi sinh con.

Vì thế các nhà khoa học trên thế giới đều nhất trí sữa mẹ là thức ăn hoàn hảo nhất đối với trẻ sơ sinh.

Ăn uống để có nhiều sữa

Ăn uống để có nhiều sữa
Ăn uống để có nhiều sữa

Từ thực vật

Vitamin A có nhiều trong cần ta, hành lá, rau mồng tơi, rau bí, rau đay, rau lang, rau muống, rau ngót, rau xà lách, rau dền, rau càng cua, đậu xanh, cải bắp, cải trắng, rau trái có màu đỏ hay vàng như bắp, bí đỏ, cà chua, cà rốt, gấc, ớt đỏ, dưa hấu, đu đủ chín, mơ, mít, xoài…

Từ động vật

Vitamin A có nhiều trong gan súc vật, gan gà, vịt, gan cá, cua đồng, tôm đồng, trứng… Các thực phẩm chứa vitamin A cao là gấc, cà rốt, gan heo, trứng vịt lộn.

Vitamin B1 giúp hạch sữa tiết nhiều

–  Giò hầm đậu Hà Lan: Đậu Hà Lan 250g + một đôi chân giò heo, thêm gia vị. Ngoài ra, có thể hầm giò heo với đu đủ non.

–  Mướp non được xem là thực phẩm có công dụng làm thông sữa, giúp sản phụ có thêm sữa. Tuy nhiên, mướp có tính thanh nhiệt nên sản phụ khi dùng mướp nên dùng thêm gừng để trung hòa tính thanh nhiệt, thông khí huyết và trị tắt tia sữa.

–  Rau đay: Góp phần làm lợi sữa. Theo GS-TS Đỗ Tất Lợi, tuần đầu tiên sau khi sinh, ăn hàng ngày 150-200g rau đay vào bữa ăn chính, các tuần sau mỗi tuần ăn hai lần với liều từ 200-250g thì lượng sữa tăng, trong sữa lượng chất béo cũng tăng lên. Mè đen cũng có tác dụng lợi sữa.

–  Chân dê: Lấy từ móng lên khoảng 10 – 15cm đốt sạch lông, đập bỏ móng rồi đem hầm với gạo nếp cùng 10gr thông thảo, 20gr hạt sen, 15 – 20gr ý dĩ cho sản phụ dùng.

–  Đậu đỏ: Dùng 1kg đậu đỏ nấu nước uống trong ngày, uống liên tục trong 3 ngày.

–  Hạt rau diếp cá: Dùng 15gr hạt rau diếp cá, 10gr cam thảo cùng gạo nếp, gạo tẻ nấu cháo loãng dùng trong 5 ngày.

–  Vừng đen: Vừng đen 30g (giã nhỏ), gạo tẻ 50g đem nấu cháo. Món này vừa lợi sữa vừa nhuận tràng, thích hợp với những sản phụ sau đẻ bị huyết hư, táo bón, ít sữa.

–  Lá khoai lang: Chọn lá khoai lang tươi non, rửa sạch, thái chỉ, xào với thịt heo nạc hoặc có thể luộc rau lang chấm mắm ăn hàng ngày.

Người mẹ hàng ngày cũng nên uống nhiều nước, nhất là nước rau quả tươi như cam, chanh để vừa cung cấp nước, vừa cung cấp nguồn vitamin C.

Giúp con thông minh nhờ những thực phẩm chứa DHA

DHA là acid béo giúp nuôi dưỡng não và chất này đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ bé phát triển trí tuệ. Ngoài ra, chất DHA cũng có thể giúp cải thiện tầm nhìn và tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ em. DHA giúp phát triển…

Thận trọng với thuốc

Khi đang trong giai đoạn cho con bú, việc dùng thuốc phải hết sức thận trọng vì thuốc trị bệnh cho mẹ sẽ tác động tới bé. Do đó:

– Không cần thiết thì không nên dùng thuốc, dù là thuốc đã quen dùng hoặc dùng lại theo toa thuốc cũ trước khi mang thai.

– Trường hợp bệnh đòi hỏi phải dùng thuốc thì nên tới bác sĩ khám và cần nói rõ đang cho con bú, con bao nhiêu tháng tuổi để bác sĩ có sự cân nhắc lựa chọn loại thuốc thích hợp cho mẹ mà không gây hại cho con. Liều được dùng bao giờ cũng là liều thấp nhất có hiệu quả để hạn chế gây hại cho bé.