Trong giai đoạn tập ăn dặm, ngoài các thức ăn thông thường như bột, yến mạch, ngũ cốc,… mẹ cũng có thể cho trẻ ăn thêm trái cây để bổ sung đủ lượng vitamin và khoáng chất cần thiết. Tuy nhiên, lúc này, hệ tiêu hóa của bé còn khá non nớt và nhạy cảm, vậy nên mẹ cần chọn lọc trái cây thật kỹ trước khi cho con sử dụng. Vậy, đâu là các loại trái cây cho bé ăn dặm giàu dinh dưỡng? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Xem nhanh
1. Lợi ích của việc cho bé ăn dặm bằng trái cây
Trái cây là một thực phẩm chứa nguồn chất xơ, vitamin (A, C, D, E, K, nhóm B,…) và khoáng chất (Canxi, sắt, kẽm, Kali,…) dồi dào. Đây là các dưỡng chất cực kỳ quan trọng, giúp tạo nền tảng cho sự phát triển vững vàng và lâu dài của trẻ. Đồng thời, ăn hoa quả thường xuyên còn giúp trẻ hạn chế mắc các bệnh về tiêu hóa, ổn định cân nặng, tăng cường đề kháng,…
Trái cây cung cấp nguồn chất xơ, vitamin và khoáng chất dồi dào, giúp trẻ cải thiện tiêu hóa, tăng đề kháng và phát triển tốt.
2. Những tiêu chí cần biết khi chọn trái cây cho bé ăn dặm
Trong quá trình tập cho bé ăn dặm khoa học, hiệu quả bằng trái cây, mẹ nên chú trọng các tiêu chí sau:
- Độ tuổi tập ăn dặm bằng trái cây: Khi đủ 6 tháng tuổi, trẻ có thể bắt đầu tập ăn dặm bằng trái cây. Thời gian đầu, mẹ nên cho bé làm quen với 5 – 7 giọt nước ép cam, quýt. Sau 2 – 3 tuần, bé có thể ăn các loại trái cây mềm như chuối, bơ. Từ tuần thứ 5 (trẻ đủ 6,5 tháng tuổi) trẻ có thể ăn đa dạng các loại hoa quả khác.
- Thời gian ăn hợp lý: Nên ăn trái cây sau bữa chính khoảng 30 – 45 phút, hoặc ăn vào bữa phụ, cách bữa chính 2 – 3 tiếng. Bởi nếu ăn trái cây ngay sau bữa chính sẽ khiến con bị đầy bụng, khó tiêu, trong khi ăn trước bữa sẽ khiến bé no và bỏ qua bữa chính.
- Loại hoa quả: Nên chọn trái cây không quá ngọt hoặc quá chua. Ưu tiên các loại hoa quả mềm mịn, dễ tiêu hóa, ít gây dị ứng và phù hợp khẩu vị trẻ.
- Uống nước ép đúng cách: Mẹ chỉ nên cho trẻ dùng nước ép sau 6 tháng tuổi. Lúc này, trẻ có thể uống trước bữa ăn chính 3 tiếng, dùng trong bữa ăn hoặc sau bữa chính. Tuy nhiên, không nên cho trẻ uống nước ép thay nước lọc nhé!
3. Gợi ý 12 loại trái cây cho bé ăn dặm thơm ngon, giàu dinh dưỡng
Dưới đây là 12 loại trái cây bổ dưỡng mà mẹ có thể cho bé ăn dặm mỗi ngày:
3.1. Việt quất
Không chỉ có màu tím bắt mắt, kích thích trẻ hào hứng ăn, việt quất còn chứa rất nhiều vitamin (C, K) giúp tăng cường đề kháng, cùng với khoáng chất (Canxi, Mangan, kẽm). Nhờ đó, bổ sung việt quất vào khẩu phần ăn sẽ giúp trẻ phát triển hệ xương thêm vững chắc và tăng khả năng dẫn truyền thần kinh.
Mẹ có thể nghiền nhuyễn việt quất và cho bé ăn kèm với sữa chua để gia tăng thêm dưỡng chất.
3.2. Táo
Táo là loại trái cây chứa nhiều Carbohydrate, chất xơ, Kali và vitamin C,… giúp bé no lâu, tiêu hóa tốt và tăng cường đề kháng khỏe. Đặc biệt, ăn táo thường xuyên còn giúp phòng ngừa bệnh hen suyễn và nhiều bệnh lý khác ở trẻ. Tuy nhiên táo khá cứng, nên mẹ có thể nghiền nhuyễn hoặc hấp chín và cho bé ăn cùng nhiều loại bột ăn dặm khác.
3.3. Quả bơ
Hầu hết mẹ bỉm sẽ chọn bơ trong hành trình tập ăn dặm của con vì loại quả này có lớp thịt mềm, vị bùi béo thơm ngon, bé nào cũng mê. Hơn nữa, bơ còn chứa nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất cần thiết, giúp trẻ hấp thu tốt và khỏe mạnh. Đặc biệt, lượng Omega 3 và vitamin E có trong bơ còn tăng cường thị lực và giúp trí não phát triển tốt.
3.4. Đu đủ
Không thể bỏ qua đu đủ chín trong danh sách các loại trái cây cho bé ăn dặm. Bởi trong đu đủ có chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Nổi bật trong đó là Beta-carotene, vitamin (B, C) và khoáng chất (Canxi, sắt, kẽm, Magie), giúp trẻ sáng mắt và phát triển toàn diện từ trong ra ngoài.
Vì đu đủ khá mềm nên mẹ có thể cắt thành từng miếng nhỏ cho bé tập nhai, hoặc nghiền nhuyễn để con dễ nuốt.
3.5. Lê
Bên cạnh các loại quả như cam, chanh, quýt, ít ai biết quả lê cũng chứa lượng vitamin C dồi dào, giúp trẻ tăng cường đề kháng, hạn chế mắc các bệnh nhiễm khuẩn. Hơn nữa, lê có vị ngọt thanh, hợp khẩu vị trẻ nhỏ. Bật mí với mẹ, nếu bé đã chán ăn lê nghiền, mẹ có thể làm lê hấp muối, lê hấp kèm cháo yến mạch,… và cho bé ăn trong bữa chính nhé!
3.6. Hồng xiêm
Loại trái cây cho bé ăn dặm tiếp theo được nhiều mẹ ưa chuộng là hồng xiêm. Ngoài lớp thịt mềm, dễ tan trong miệng, hồng xiêm còn chứa rất nhiều vitamin (C, B) và khoáng chất (Phốt pho, Magie, Canxi, Kali) giúp bé khỏe mạnh, phát triển tốt. Vì thế, mẹ có thể gọt hồng xiêm và bỏ vào ngăn mát tủ lạnh cho bé ăn tráng miệng sau bữa chính nhé!
3.7. Xoài chín
Xoài có giá trị dinh dưỡng rất cao. Nổi bật trong đó là hàm lượng vitamin A có khả năng tăng cường sức khỏe võng mạc, hạn chế nguy cơ mắc bệnh về mắt như tật khúc xạ, khô mắt, quáng gà,… Đồng thời, lượng chất chống oxy hóa trong xoài cũng giúp phá hủy các gốc tự do, ngừa nguy cơ mắc ung thư. Để giúp trẻ hấp thu dưỡng chất từ quả xoài, mẹ có thể cắt xoài thành từng miếng nhỏ rồi nghiền nhuyễn, hoặc trộn với sữa chua hay bột yến mạch giúp tăng thêm hương vị.
Xoài chín rất giàu dinh dưỡng, nhất là vitamin A giúp trẻ mắt sáng tinh anh.
3.8. Lựu
Mẹ đừng bỏ qua lựu khi chọn trái cây cho bé ăn dặm bởi nó có thể làm tăng sinh hồng cầu, tăng hàm lượng Haemoglobin (huyết sắc tố) trong máu. Bên cạnh đó, Prebiotics có trong lựu cũng giúp cải thiện hệ tiêu hóa non nớt, hạn chế mắc bệnh đường ruột như kiết lỵ, tả, tiêu chảy,… Đặc biệt là khả năng chống viêm mạnh mẽ nhờ chứa hàm lượng chất chống oxy hóa Punicalagins dồi dào, giúp vết thương nhanh lành hơn. Lưu ý, hạt lựu khá nhỏ và nhiều, nên mẹ ưu tiên ép nước cho bé uống nhé!
3.9. Cherry
Trái cherry tuy nhỏ nhưng bên trong lại chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, chẳng hạn như chất đạm, chất xơ, vitamin (B, C, K) và khoáng chất (Kali, Đồng, Mangan). Đồng thời, cherry còn có tác dụng cân bằng nước và điện giải, điều hòa huyết áp, đảm bảo sức khỏe tim mạch cho trẻ. Tuy nhiên, cherry có vị hơi chua nhẹ, nên mẹ có thể bỏ hạt, xay nhuyễn và thêm đường để không làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của con.
3.10. Chuối chín
Theo nghiên cứu, trong 1 quả chuối có chứa đến 400mg Kali, có tác dụng làm dịu dạ dày, cải thiện tiêu hóa. Đặc biệt, chuối còn giàu calo và đường giải phóng chậm. Nhờ đó, mẹ có thể cho bé ăn chuối nghiền, hay dầm với sữa chua cho trẻ ăn vào bữa phụ để giúp no lâu và có nhiều năng lượng.
Chuối mềm, có vị ngọt, giúp bé dễ nhai khi tập ăn dặm.
3.11. Dâu tây
Thành phần vitamin C dồi dào trong dâu tây là điểm cộng mà nhiều mẹ ưa thích vì có thể giúp bé tăng cường sức khỏe trong giai đoạn khoảng trống miễn dịch. Bên cạnh đó, dâu tây còn có nhiều chất chống oxy hóa, làm dịu căng thẳng và đảm bảo sức khỏe cho gan. Chưa kể, hàm lượng Axit Folic và Folate cao còn hỗ trợ trong việc sản xuất hồng cầu, tăng cường tuần hoàn máu, giúp bé khỏe mạnh và tăng trưởng tốt. Do đó, mẹ nên chế biến dâu tây cho trẻ ăn vào bữa phụ như yogurt dâu tây, dâu tây dầm sữa, rau câu dâu…
3.12. Nho
Bên cạnh được biết đến là nguồn chất xơ dồi dào, nho còn chứa nhiều Quercetin – một chất giúp ức chế Cholesterol và LDL gây hại trong động mạch. Bên cạnh đó, trong quả nho còn có vi chất Folate, có khả năng tăng cường hoạt động của hệ thần kinh trung ương, cho bé nhạy bén và thông minh hơn. Theo đó, với bé tập ăn dặm, mẹ nên chọn cho bé nho đỏ vì nó ngọt và chứa nhiều chất chống oxy hóa hơn nho xanh.
4. Những lưu ý cần biết khi cho bé ăn dặm với trái cây
Giai đoạn ăn dặm của trẻ nhỏ cực kỳ nhạy cảm vì có thể gây ra các triệu chứng tiêu hóa và dị ứng. Do đó, khi tập cho con ăn trái cây, mẹ nên lưu ý những điều sau:
- Khi trẻ mới bắt đầu làm quen, mẹ nên nghiền hoặc xay nhuyễn trái cây thay vì cắt miếng để hạn chế bị nghẹn.
- Không nên ép trẻ ăn mà tôn trọng sở thích của con. Đồng thời kiên nhẫn tìm cách cho bé làm quen với nhiều loại trái cây mới.
- Nên chọn trái cây theo mùa, bởi những loại trái mùa thường chứa nhiều chất bảo quản, thuốc trừ sâu,… không đảm bảo sức khỏe cho bé.
- Nên chọn trái cây ở các cửa hàng bách hóa uy tín để đảm bảo tươi, sạch, an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Có thể kết hợp nhiều loại trái cây để thay đổi khẩu vị cho bé như bơ và chuối, dâu tây và chuối,…
Kết hợp nhiều loại trái cây sẽ giúp sinh tố có hương vị mới lạ, cho bé thích mê.
Trên đây là TOP 12 loại trái cây cho bé ăn dặm bổ dưỡng mà mẹ nên thường xuyên đưa vào thực đơn ăn uống hàng ngày của trẻ. Bên cạnh ăn trái cây, giai đoạn sau 6 tháng, mẹ cũng đừng quên tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ bởi đây vẫn là nguồn dưỡng chất quan trọng, giúp con phát triển toàn diện nhất. Tuy nhiên, nếu mẹ ít sữa, không có sữa hoặc phải quay trở lại công việc cho bé bú, có thể cân nhắc chọn sữa công thức.