[Giải đáp] Bị nhiệt miệng nên ăn gì và kiêng gì để mau khỏi?

Tác giả: Ngọc Thảo

nhiệt miệng nên ăn gì

Để điều trị vấn đề nhiệt miệng nhanh chóng và hiệu quả, bạn cần biết bị nhiệt miệng nên ăn gì và kiêng những món nào. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng tìm hiểu những thực phẩm tốt cho người nhiệt miệng và một số lưu ý giúp ngăn chặn tình trạng này tái phát.

1. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhiệt miệng

Nhiệt miệng là tình trạng thường gặp, nó hình thành vết loét trong miệng, ở lợi, mặt trong má, đầu lưỡi… gây đau, khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Trong đó, nguyên nhân gây nhiệt miệng là cơ thể bị thiếu hụt vitamin B, khoáng chất, thiếu nước, rối loạn nội tiết tố, ăn cay trong thời gian dài, bị bệnh về răng miệng,… Nếu để nhiệt miệng kéo dài và chăm sóc sai cách có thể dẫn đến viêm cấp, nổi hạch góc hàm.

2. Bị nhiệt miệng nên ăn gì? Gợi ý 7 thực phẩm tốt cho người nhiệt miệng

Để chữa nhiệt miệng nhanh khỏi, bạn cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng của mình. Vậy khi bị nhiệt miệng nên ăn gì? Sau đây sẽ gợi ý ngay đến cho bạn 7 thực phẩm người bị nhiệt miệng nên dùng:

2.1. Thức ăn được chế biến mềm, ít gia vị

Khi bị nhiệt miệng, các vết loét gây đau và làm bạn khó khăn hơn trong việc ăn uống. Vì vậy, bạn nên ưu tiên các thức ăn được chế biến mềm, ít gia vị như súp, cháo, canh hầm,… vừa giúp cung cấp đủ dinh dưỡng, lại dễ ăn sẽ giúp bạn nhanh hết bị viêm và hạn chế tái phát sau đó.

2.2. Thực phẩm giàu chất sắt

Việc tăng cường các thực phẩm giàu sắt như rau bina, bông cải xanh, đậu phụ, trứng, sữa,… giúp hỗ trợ quá trình làm lành vết thương diễn ra nhanh chóng hơn. Chất sắt trong các thực phẩm này còn giúp nâng cao hệ miễn dịch, tạo máu cho cơ thể và tăng cường kháng thể. Nhờ vậy, giúp bạn hạn chế bị tái lại nhiệt miệng trong tương lai.

nhiệt miệng nên ăn gì
Bị rộp miệng nên ăn gì? Bạn nên tăng cường ngay các thực phẩm giàu sắt để giúp bạn tăng cường miễn dịch, hỗ trợ điều trị nhiệt miệng tốt hơn.

2.3. Trà

Bổ sung trà vào chế độ dinh dưỡng hằng ngày giúp thanh lọc giải nhiệt, từ đó giảm nhiệt miệng khá tốt. Theo đó, bạn có thể uống trà xanh chứa các chất chống oxy hóa giúp chống viêm, kháng khuẩn, đẩy nhanh tốc độ hồi phục vết loét và giảm đau tốt. Hoặc trà đen có chất tanin giúp vết loét mau lành, giảm sưng viêm và hỗ trợ giảm đau hiệu quả.

2.4. Sữa chua

Sữa chua sẽ là lựa chọn hoàn hảo nếu bạn chưa biết nhiệt miệng nên ăn gì. Trong sữa chua có chất lactobacillus acidophilus giúp hạn chế vi khuẩn trong khoang miệng, giúp giảm viêm và làm dịu cảm giác đau do nhiệt miệng. Ngoài ra, sữa chua còn có kết cấu mềm mịn, mát nên rất thích hợp sử dụng hằng ngày để cải thiện tình trạng nhiệt miệng.

2.5. Cà rốt

Trong cà rốt có chứa chất beta carotene – một chất giúp chữa loét miệng rất tốt. Nó giúp ngăn chặn các vết loét phát triển, giúp làm lành các vết loét nhanh chóng. Vì thế bạn nên dùng cà rốt hoặc nước ép cà rốt để cải thiện tình trạng loét hiệu quả.

lở miệng nên ăn gì
Người bị nhiệt miệng nên ăn gì để nhanh khỏi? Cà rốt là thực phẩm bạn cần bổ sung vào thực đơn ngay, vì chất beta carotene hỗ trợ trị vết loét rất hiệu quả.

2.6. Nước rau má

Trong rau má có lượng lớp chất Triterpenoids – một chất hỗ trợ làm lành vết thương siêu hiệu quả. Hơn nữa, rau má được biết đến có tính hàn giúp giảm nhiệt, thải độc và làm dịu vết thương. Vì thế, bạn nên uống nước rau má đều đặn mỗi ngày để hồi phục nhanh và hạn chế tái lại.

2.7. Củ sen

Nếu không biết nhiệt miệng nên ăn gì, bạn hãy ăn củ sen. Trong củ sen chứa nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể với lượng lớn vitamin C và vitamin K, nhờ đó thúc đẩy quá trình làm lành vết loét. Lượng vitamin B kết hợp với các nguyên tố vi lượng có trong nó giúp quá trình sửa chữa biểu mô niêm mạc miệng diễn ra nhanh, giúp chữa viêm loét miệng hiệu quả.

3. Những thực phẩm tránh ăn khi bị nhiệt miệng

Ngoài việc quan tâm lở miệng nên ăn gì cho nhanh khỏi, thì bạn cũng cần biết bị nhiệt miệng không nên ăn gì, nhằm tránh làm tình trạng nặng hơn. Dưới đây là một số thực phẩm nên kiêng ăn khi bị nhiệt miệng:

3.1. Thực phẩm chứa nhiều acid

Tính acid trong các thực phẩm đó sẽ khiến cho vết loét của bạn lâu lành hơn và có thể làm nó lan rộng ra hoặc xuất hiện thêm nhiều vết mới. Vậy nên, bạn cần hạn chế ăn dứa, mận xanh, chanh, hạt hướng dương, quả hạch,…

3.2. Thực phẩm chứa gluten

Thực phẩm chứa gluten như lúa mì, lúa mạch, diêm mạch, các loại bánh ngọt, lúa mì bulgur, mạch nha,… nếu sử dụng nhiều sẽ làm các vết loét trở nên nặng hơn và tăng khả năng bị nhiệt miệng. Đặc biệt, nếu cơ thể bạn không dung nạp được gluten sẽ gây nên tình trạng bị nhiệt miệng thường xuyên.

nhiệt miệng kiêng ăn gì
Khi bị nhiệt miệng không nên ăn gì? Thực phẩm chứa gluten chính là loại bạn cần cẩn trọng khi sử dụng bởi có thể làm vết loét lan rộng và tái phát nhiều lần.

3.3. Thức ăn cay, nóng

Nhiệt miệng kiêng ăn gì? Thức ăn cay, nóng chính là thực phẩm bạn nên tránh, bởi khi tiếp xúc với vết loét sẽ gây đau, đồng thời cũng làm tăng nhiệt cơ thể và gây nhiệt miệng liên tục.

3.4. Cà phê và các loại nước ngọt

Người bị nhiệt miệng nên kiêng những loại đồ uống rượu bia, đồ uống có gas, cà phê,… Bởi chúng thường chứa acid salicylic, siro, acid phosphoric, cồn,… có khả năng gây kích ứng các mô đang bị tổn thương, viêm nhiễm, làm nặng hơn vết nhiệt miệng.

3.5. Socola

Bạn thắc mắc bị nhiệt miệng không nên ăn gì? Đừng bỏ qua socola, việc ăn quá nhiều socola sẽ gây tình trạng sinh nhiệt từ bên trong cơ thể, gây nóng trong người, làm tăng nguy cơ loét vết nhiệt miệng.

bị nhiệt miệng không nên ăn gì
Socola là đáp án không đáp án không thể bỏ qua cho câu hỏi nhiệt miệng kiêng ăn gì, vì nó gây nóng trong người dễ hình thành nhiệt miệng.

4. Lưu ý khi ăn uống giúp ngừa nhiệt miệng

Để tránh bị nhiệt miệng trong tương lai và cũng như hạn chế một số bệnh liên quan bạn cần chú ý xây dựng chế độ ăn hợp lý và từ bỏ những thói quen xấu. Cụ thể:

    • Hạn chế tiêu thụ các thực phẩm chiên rán, nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh
    • Tránh tiêu thụ quá nhiều các thực phẩm đóng hộp, chế biến sẵn chứa nhiều chất phụ gia và gia vị không tốt cho sức khỏe lẫn khoang miệng của bạn.
    • Tránh ăn những thực phẩm quá cứng, quá khô và giòn về lâu dài sẽ gây tổn thương để niêm mạc miệng dễ gây ra nhiệt miệng.
    • Giảm tiêu thụ các thực phẩm cay, mặn, nhiều gia vị vì nó sẽ làm tổn thương miệng của bạn.
    • Hạn chế tối đa việc tiêu thụ thực phẩm chứa cồn và các chất kích thích vì  nó sẽ gây nóng người, tích tụ độc tố, dễ làm bạn bị nhiệt miệng hơn.
    • Uống đủ nước mỗi ngày 

Hy vọng bài viết trên đã giải đáp được cho bạn những băn khoăn về vấn đề bị nhiệt miệng nên ăn gì và kiêng ăn gì. Tốt nhất, bạn nên chủ động xây dựng chế độ ăn uống khoa học, thay đổi thói quen sinh hoạt lành mạnh để tránh hình thành nhiệt miệng nhé!