Ăn trong chánh niệm là gì? Đây là chế độ ăn lành mạnh, khoa học, đem lại những lợi ích bất ngờ cho cơ thể và giúp bạn kiểm soát thói quen ăn uống tốt hơn. Vậy ăn chánh niệm là gì và những lợi ích đó thật sự là gì? Hãy theo dõi ngay bài viết sau để có câu trả lời và có thêm kiến thức để thực hành nó đúng cách nhé!
Xem nhanh
1. Ăn trong chánh niệm là gì?
Trước khi tìm hiểu ăn trong chánh niệm là gì, trước tiên bạn cần hiểu về chánh niệm. Theo đó, chánh niệm (hay mindfulness) có thể hiểu là một hình thức thiền định giúp bạn tập trung, chú tâm nhận thức vào hiện tại. Từ đó, giúp bản thân biết mình đang làm gì, ở đâu,… trân trọng từng giây phút mình tồn tại.
Về ăn trong chánh niệm (có tên tiếng Anh là Mindful eating), là chế độ ăn có nguồn gốc từ Phật giáo, phát triển dựa trên các quan niệm của Phật Giáo. Điều này đồng nghĩa, khi thực hành ăn chánh niệm bạn sẽ tập trung dùng tất cả các giác quan của mình để cảm nhận và thưởng thức trọn vẹn từ cảm xúc, hành động lẫn tâm trí.
Ăn trong chánh niệm là chế độ ăn được xây dựng theo quan niệm Phật giáo và bạn cần dùng tất cả các giác quan để thực hiện.
2. Lợi ích của ăn trong chánh niệm
Khi ăn trong chánh niệm sẽ giúp bạn nhận lại những lợi ích không ngờ được về cả tinh thần lẫn sức khỏe. Cụ thể:
2.1. Hỗ trợ giảm cân
Việc ăn trong chánh niệm sẽ hạn chế việc bạn ăn uống vô độ, ăn theo cảm giác thèm ăn và ăn uống theo cảm xúc – những yếu tố gây tăng cân. Vì nó giúp bạn tập trung vào bữa ăn, tránh những tác động từ bên ngoài, ảnh hưởng từ cảm xúc, khắc phục được các ham muốn nhất thời của bạn. Từ đó giúp thay đổi các thói quen xấu giúp bạn ăn uống lành mạnh hơn và theo chế độ nhất định.
Ăn uống chánh niệm giúp bạn tập trung vào bữa ăn, không bị phân tâm vào những việc riêng nhờ vậy hạn chế được việc ăn uống vô độ, không kiểm soát.
2.2. Giúp điều hòa cảm xúc, giảm căng thẳng
Theo một số nghiên cứu, việc ăn trong chánh niệm – sống trong tỉnh thức còn hỗ trợ rất nhiều về mặt cảm xúc và tâm lý. Vì khi thực hành ăn uống chánh niệm, bạn sẽ tập trung hơn vào những điều ở hiện tại, thả lỏng cơ thể, thư giãn đầu óc. Nhờ vậy, các cảm xúc của bạn được cân bằng, giúp giảm những căng thẳng mà cuộc sống mang đến như áp lực học tập, công việc, các mối quan hệ không vui vẻ,…
2.3. Cải thiện trí nhớ
Ăn uống chánh niệm còn là một phương pháp giúp bạn cải thiện trí nhớ hiệu quả. Vì nó giúp bạn tập trung cho những giây phút ở hiện tại, làm cụ thể từng việc một ở trong khoảng thời gian nhất định, nên rất dễ dàng ghi nhớ từng việc một. Nếu thực hành trong thời gian dài khả năng ghi nhớ của bạn sẽ được cải thiện đáng kể.
Theo nghiên cứu diễn ra trong vòng 8 tuần (2010), những người thực hành ăn trong chánh niệm có khả năng ghi nhớ, chú ý và tập trung khi làm việc cao hơn đáng kể so với những người không thực hành.
Ăn chánh niệm giúp rèn luyện khả năng tập trung vào một vấn đề, giải quyết từng chút một giúp bạn tập trung trí óc nhờ vậy giúp tăng khả năng ghi nhớ.
2.4. Cải thiện nhận thức
Như các bạn đã biết, điều cơ bản trong việc ăn trong chánh niệm là sự tập trung của bản thân trong thời điểm hiện tại, giúp cải thiện nhận thức của bạn về cuộc sống. Bạn có thể tận dụng tất cả các giác quan cảm nhận từ cảm xúc, quá trình thay đổi tâm lý của bản thân cho đến cách các sự việc dù là nhỏ nhất ở xung quanh bạn đang vận hành. Điều này giúp bạn trân trọng hơn từng khoảnh khắc, học được thêm nhiều điều mới,…
2.5. Một số lợi ích khác
- Hạnh phúc hơn.
- Cải thiện chất lượng cuộc sống.
- Cải thiện mối quan hệ của bạn.
- Cải thiện chất lượng giấc ngủ.
- Kiểm soát nóng giận tốt hơn.
- Giảm chứng đau nửa đầu và đau mãn tính.
- Tiêu hóa được cải thiện.
- …
3. Cách thực hành ăn trong chánh niệm đơn giản
Nếu đây là lần đầu bạn thực hành ăn trong chánh niệm, bạn có thể thử cách đơn giản sau để bắt đầu luyện tập dễ dàng hơn:
3.1. Lắng nghe “tín hiệu đói” từ cơ thể
Hãy để cơ thể bạn phát tín hiệu theo nhu cầu của nó, trước khi bạn hành động theo suy nghĩ và những cảm xúc nhất thời. Theo đó, bạn có thể điều chỉnh hành vi này bằng cách đặt câu hỏi trước khi quyết định như tín hiệu đói của cơ thể bạn là gì, những yếu tố kích thích cảm giác đói này có phải là nhu cầu thật sự của bạn không.
3.2. Hiểu động cơ lựa chọn thực phẩm của bạn
Khi thực hành ăn trong chánh niệm, bạn sẽ ăn đa dạng các loại thực phẩm lành mạnh và nhận ra chúng ngon hơn bạn nghĩ. Tuy nhiên, bạn cần hiểu được ăn giúp bạn cung cấp dinh dưỡng để cơ thể khỏe mạnh, hay chỉ để thỏa mãn tâm trạng của mình lúc đó. Nhờ vậy, bạn sẽ dần dần loại bỏ được các loại thực phẩm yêu thích nhưng có hại ra khỏi chế độ ăn, thay vào đó là những thực phẩm vừa tốt cho sức khỏe vừa đáp ứng sở thích của bạn.
3.3. Ăn đúng lượng cơ thể cần
Các tín hiệu no từ cơ thể sẽ được gửi đi khoảng 20 phút sau khi ăn, nhưng chúng ta thường không quá chú tâm mà bỏ lỡ chúng để rồi ăn uống vô độ. Vì vậy, khi bạn tập trung vào ăn uống chánh niệm bạn sẽ nhận biết được cơ thể cần gì và bắt kịp tín hiệu mà cơ thể phát ra để ăn đúng và đủ lượng cơ thể cần.
3.4. Sử dụng mọi giác quan trong khi ăn
Khi thực hành ăn trong chánh niệm, bạn hãy tập trung đầy đủ năm giác quan từ thị giác, vị giác, khứu giác, thính giác cho đến cả xúc giác. Nó giúp bạn cảm nhận được bữa ăn trọn vẹn từ hình thức bên trình bày, mùi vị món ăn, âm thanh cho đến từ xúc cảm khi ăn. Từng chi tiết nhỏ mà bữa ăn mang đến sẽ giúp bạn có những trải nghiệm chưa từng có, và nhận ra nó ngon hơn mình nghĩ rất nhiều.
3.5. Tạo thói quen ăn chậm – nhai kỹ
Ăn trong chánh niệm là một trải nghiệm và bạn nên tận hưởng từng giây phút, thay vì đẩy nhanh tiến độ quá mức. Việc tập trung thưởng thức món ăn chậm rãi và nhai kỹ từng miếng sẽ giúp bạn cảm nhận được rõ ràng hương vị của món ăn và cũng là hình thức tôn trọng dành cho món ăn và người làm ra chúng. Ngoài ra, việc ăn chậm – nhai kỹ sẽ kiểm soát được khối lượng thức ăn bạn nạp vào cơ thể.
3.6. Chú tâm vào chén/đĩa của bạn
Thay vì vừa ăn vừa xem tivi, lướt điện thoại, làm việc riêng,… bạn nên tập trung hơn vào chén/đĩa của mình. Bởi việc quá chú tâm đến hoạt động bên ngoài sẽ làm bạn phân tâm, đánh mất giá trị cốt lõi của ăn trong chánh niệm là tập trung làm từng việc một.
4. Một số lưu ý khi thực hành ăn uống chánh niệm
Để việc thực hành ăn chánh niệm được diễn ra suôn sẻ và đúng chuẩn hơn, bạn cần chú ý một số vấn đề sau:
- Bạn cần biết tôn vinh thức ăn, trân trọng những người đã làm ra chúng.
- Bạn nên sử dụng hoàn toàn 5 giác quan để cảm nhận trọn vẹn bữa ăn.
- Hãy ăn đủ bữa với khẩu phần ăn dinh dưỡng thay vì bỏ bữa, ăn quá ít rồi ăn thêm nhiều bữa phụ.
- Bạn nên hạn chế ăn những đồ ăn vặt, những bữa ăn không đúng thời khoá biểu đã đặt ra.
- Hãy tử tế với chính mình khi thực hành chánh niệm, không nên quá khắt khe và áp đặt quá nhiều cho cơ thể.
- Hãy đặt ra một thời gian cụ thể khi thực hiện ăn trong chánh niệm. Ví dụ, ăn sáng trong khung 7 giờ đến 8 giờ sáng, và bữa ăn kéo dài khoảng 30 phút.
- …
Một số vấn đề bạn cần cân nhắc khi thực hành ăn trong chánh niệm như hạn chế ăn những đồ ăn vặt, đặt ra một thời gian cụ thể khi thực hành,…
Hy vọng qua những thông tin trên bạn đã giải đáp được ăn trong chánh niệm là gì và những lợi ích tuyệt vời mà nó mang đến. Đặc biệt, mong từ những chia sẻ trên, các bạn có thể đúc kết được kinh nghiệm và kiến thức bổ ích để bắt đầu thực hành ăn chánh niệm dễ dàng. Chúc các bạn thành sớm thành công nhé!