Nhận biết các loại mụn thường gặp sẽ giúp bạn lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả. Mời bạn cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây!
Xem nhanh
1. Mụn ảnh hưởng đến thẩm mỹ làn da như thế nào?
Mụn không chỉ gây khó chịu mà còn ảnh hưởng lớn đến vẻ đẹp làn da. Có nhiều loại mụn khác nhau từ những nốt mụn nhỏ những nốt sưng viêm lớn, đều có nguy cơ khiến da trở nên sần sùi, không đều màu và mất đi vẻ mịn màng. Những nốt mụn này không chỉ gây đau nhức mà còn có thể để lại sẹo thâm, sẹo rỗ, ảnh hưởng đến sự mất tự tin trong cuộc sống. Hơn nữa, nếu tự nặn mụn sai cách sẽ càng làm tình trạng thêm trầm trọng, gây tổn thương da, tăng nguy cơ nhiễm trùng và để lại hậu quả lâu dài.
Vì vậy, để bảo vệ làn da và ngăn ngừa tác hại của mụn, bạn nên điều trị mụn đúng cách càng sớm càng tốt, tránh để lại những di chứng nghiêm trọng.
2. Cách phân biệt các loại mụn thường gặp
Dựa theo mức độ tổn thương trên da, mụn được chia thành 2 nhóm mụn không viêm và mụn viêm (Nguồn: Phân Biệt Các Loại Mụn – O2SKIN)
2.1. Mụn không viêm: Bao gồm các mụn nhân (comedones)
Đây là dạng mụn nhẹ, không gây ra các triệu chứng sưng hay đau nhức. Mụn không viêm được chia thành 2 loại dựa trên tình trạng đóng hoặc mở của nhân mụn.
2.1.1. Mụn đầu đen
Mụn đầu đen là mụn có nhân mụn mở (open comedones) hình thành những nốt nhỏ li ti, thường xuất hiện tại vùng chữ T (trán, mũi, cằm), có bề mặt bằng phẳng hoặc hơi nhô lên, không gây đau nhức. Mụn đầu đen hình thành do sự tích tụ của bã nhờn, tế bào chết và bụi bẩn trong lỗ chân lông. Khi tiếp xúc với không khí, các chất này bị oxy hóa và chuyển sang màu đen.
Với cách trị mụn đầu đen ở mũi hiệu quả từ những loại thực phẩm tự nhiên này, không những giúp đánh bay các đốm mụn đáng ghét mà còn giúp làn da trở nên sáng hồng cực xinh đấy nhé. Bạn đã biết các loại thực phẩm đó là…
Những đốm mụn đầu đen đáng ghét thường xuất hiện trên cánh mũi và má thực sự rất cứng đầu. Mụn đầu đen chính là khởi phát cho mụn trứng cá, nếu không điều trị kịp thời dễ gây nên biến chứng va khiến lỗ chân lông bị nở rộng…
2.1.2. Mụn đầu trắng
Mụn đầu trắng là mụn có nhân mụn đóng (closed comedones), hình thành những nốt nhỏ màu trắng hoặc vàng nhạt, nằm dưới bề mặt da, nhân mụn không lộ ra ngoài và không gây đau nhức.
Mụn đầu trắng cũng hình thành do sự tích tụ của bã nhờn, tế bào chết và vi khuẩn trong lỗ chân lông. Tuy nhiên, khác với mụn đầu đen, lỗ chân lông bị bịt kín nên nhân mụn không tiếp xúc với không khí và không bị oxy hóa. Mụn đầu trắng thường xuất hiện ở vùng chữ T (trán, mũi, cằm) và hai bên má.
2.2. Các loại mụn viêm
Đây là mức độ mụn nặng hơn, bao gồm những tổn thương làn da như có biểu hiện nóng, đỏ và gây đau nhức. Một số loại mụn viêm bao gồm:
2.2.1 Mụn sẩn viêm (papule)
Mụn sẩn viêm là những nốt mụn nhỏ đường kính <5mm, cứng, màu đỏ, không có mủ và có thể gây đau khi chạm vào. Mụn sẩn viêm hình thành khi lỗ chân lông bị tắc nghẽn bởi bã nhờn, tế bào chết và vi khuẩn. Sự tắc nghẽn này gây viêm nhiễm và tạo thành các nốt mụn sưng đỏ. Mụn sẩn viêm thường xuất hiện ở mặt, cổ và đôi khi ở lưng, ngực.
Trị mụn sưng đỏ giúp khắc phục tình trạng thương tổn trên da. Những nốt mụn sưng đỏ nếu không được quan tâm và điều trị đúng cách có thể làm viêm nhiễm nặng, lây lan sang vùng da khác. Chính vì thể, chị em phụ nữ luôn quan tâm…
2.2.2 Mụn mủ (pustule)
Mụn mủ là dạng mụn đường kính <5mm, chứa mủ màu trắng đục hoặc ngả vàng ở đầu mụn, xung quanh là viền viêm đỏ. Khi mụn vỡ sẽ lây lan và phát triển mụn trên diện rộng. Mụn mủ hình thành khi vi khuẩn xâm nhập vào lỗ chân lông bị tắc nghẽn, gây viêm nhiễm và tạo thành dịch mủ. Mụn mủ thường xuất hiện ở vùng chữ T (trán, mũi, cằm), hai bên má, lưng và ngực.
2.2.3 Mụn cục (nodule)
Mụn cục (sẩn cục) là những nốt sưng viêm lớn, cứng và nằm sâu dưới da, đường kính >5mm. Chúng thường có màu đỏ, không có nhân mụn và gây đau nhức khi chạm vào. Mụn cục hình thành do viêm nhiễm nặng ở nang lông và các mô xung quanh. Sự tắc nghẽn lỗ chân lông kết hợp với vi khuẩn và phản ứng viêm của cơ thể dẫn đến hình thành mụn cục. Mụn cục thường xuất hiện ở mặt, đặc biệt là vùng chữ T (trán, mũi, cằm), hai bên má, cũng như ở lưng, ngực và vai.
2.2.4 Mụn nang (cysts)
Mụn nang là loại mụn viêm nặng nhất, có đường kính >5mm, nằm sâu dưới da và gây đau nhức nhiều. Chúng thường mềm, chứa đầy mủ và có thể lan rộng ra các vùng da xung quanh.
Mụn nang hình thành do sự viêm nhiễm nghiêm trọng của nang lông và các mô xung quanh. Sự kết hợp giữa bã nhờn, tế bào chết, vi khuẩn và phản ứng viêm mạnh mẽ của cơ thể tạo ra mụn nang. Mụn nang thường xuất hiện ở hai bên má, cũng như ở lưng, ngực và vai.
3. Cách điều trị các loại mụn hiệu quả
Mỗi loại mụn đều có phương pháp điều trị riêng biệt, tuy nhiên dù là tình trạng mụn nào, nếu không được điều trị đúng cách đều có thể để lại biến chứng nghiêm trọng, đặc biệt là đối với các loại mụn viêm. Do đó, bạn nên đến thăm khám và điều trị tại các cơ sở y tế da liễu để đảm bảo hiệu quả trị mụn an toàn và hạn chế nguy cơ tái phát. Hiện nay, các bác sĩ có thể chỉ định áp dụng một số phương pháp điều trị mụn tùy theo tình trạng mụn như:
3.1. Lấy nhân mụn
Lấy nhân mụn đúng cách giúp hạn chế viêm nhiễm, lây lan và tình trạng mụn tiến triển nặng hơn. Tuy nhiên, cần xác định đúng thời điểm cần nặn mụn, đúng tổn thương, quy trình lấy nhân mụn cũng như đáp ứng nguyên tắc vô trùng để độ đảm bảo an toàn.
Theo thống kê, mụn trứng cá là vấn đề của hơn 85% thanh thiếu niên tại Mỹ và tại Việt Nam con số này cũng không kém cỏi. Ngày nay, giải pháp điều trị mụn trứng cá hiệu quả và an toàn từ tự nhiên được rất nhiều người ủng hộ. Sau đây là…
3.2. Dùng thuốc trị mụn
Bác sĩ có thể kê đơn thuốc uống hoặc thuốc bôi để hỗ trợ kiểm soát mụn. Các loại thuốc này hoạt động bằng cách giảm vi khuẩn trên da, chống viêm và giảm sưng tấy, từ đó giúp giảm mụn hiệu quả. Tuy nhiên, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc trị mụn nào để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Mụn ẩn dưới da là loại mụn được xem là cứng đầu nhất, không ít người đã phải mất nhiều tiền bạc và thời gian để điều trị loại mụn này. Nhưng vẫn có những cách trị mụn ẩn dưới da tại nhà vừa rất an toàn và cũng rất…
3.3. Lăn kim trị mụn
Lăn kim trị mụn là phương pháp sử dụng thiết bị lăn kim với các đầu kim siêu nhỏ (0.5mm – 2.5mm) để tạo ra những vi tổn thương trên da. Qua đó, các tinh chất đặc trị mụn sẽ được đưa sâu vào bên trong, kích thích sản sinh collagen và elastin, giúp da nhanh chóng phục hồi và hỗ trợ điều trị mụn hiệu quả. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và đạt kết quả tốt nhất, bạn nên thực hiện lăn kim tại các cơ sở uy tín, tránh tự thực hiện tại nhà để tránh những rủi ro như chảy máu, bầm tím hay nhiễm trùng.
Mụn bọc luôn làm cho chúng ta cảm thấy khó chịu bởi vì chúng luôn đau nhức, thậm chí gây sốt, rất khó chịu. Nhưng chúng ta đã có cách trị mụn bọc tại nhà mà không tốn nhiều thời gian. Mặt nạ bơ trị mụn, bạn đã biết chưa? Chia sẻ…
3.4. Peel da hóa học
Peel hóa học là phương pháp sử dụng các hoạt chất hóa học để loại bỏ tế bào chết, làm thông thoáng lỗ chân lông và kích thích tái tạo da mới, từ đó giúp giảm mụn và làm mờ thâm. Tuy nhiên, để hạn chế tác dụng phụ của phương pháp này, bạn nên thực hiện peel hóa học tại các cơ sở uy tín, dưới sự giám sát của bác sĩ có chuyên môn và kinh nghiệm để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
3.5 Phương pháp hỗ trợ giảm mụn, ngăn ngừa hình thành mụn
Bên cạnh các phương pháp điều trị, để không làm tình trạng mụn nghiêm trọng hơn, bạn nên thực hiện một số cách sau đây:
- Duy trì lối sống lành mạnh, khoa học: Hãy xây dựng lối sống khoa học bằng cách ngủ đủ giấc, ăn các thực phẩm lành mạnh, hạn chế đồ nhiều dầu mỡ. Đồng thời uống đủ nước mỗi ngày và giữ tinh thần luôn vui vẻ.
- Làm sạch da mỗi ngày: Nên tẩy trang và rửa sạch mặt mỗi ngày để loại bỏ bụi bẩn, bã nhờn, mỹ phẩm và kem chống nắng trên da, giúp da thông thoáng, hạn chế hình thành mụn mới.
- Chăm sóc da đúng cách: Thực hiện các bước chăm sóc da đúng trình tự, bao gồm: tẩy trang, rửa mặt, thoa kem mụn (serum trị mụn), dưỡng ẩm, thoa kem chống nắng (vào ban ngày) để đảm bảo da được bảo vệ tốt nhất.
- Sử dụng sản phẩm chăm sóc da phù hợp: Đối với da mụn, nên ưu tiên các sản phẩm lành tính, chứa thành phần trị mụn như benzoyl peroxide, salicylic acid. Đồng thời chọn sản phẩm không gây mụn (oil-free, non-comedonegic) và có nguồn gốc rõ ràng.
Tóm lại, các loại mụn thường gặp có những biểu hiện và đặc điểm riêng biệt, nhưng đều có thể để lại thâm sẹo và các biến chứng khó lường. Vì vậy, bạn nên đến cơ sở y tế da liễu uy tín để thăm khám và có phác đồ điều trị phù hợp.