Bệnh tay chân miệng là căn bệnh phổ biến và hay gặp ở trẻ em. Về cơ bản, bệnh không quá nguy hiểm nhưng nếu không được chăm sóc tốt thì sẽ ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của bé. Các bậc cha mẹ cần phải có kiến thức cơ bản và cách chăm sóc phù hợp để đối phó với bệnh này.
Xem nhanh
1. Nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng và triệu chứng
Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm do virus coxsackievirus A16 và enterovirus 71 gây ra. Các virus này sống trong đường tiêu hóa và lây từ người này sang người khác qua các tiếp xúc thông thường.
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc bệnh tay chân miệng nhất
Các triệu chứng của bệnh tay chân miệng
- Sốt, nổi ban đỏ
- Bỏ ăn hoặc không muốn ăn
- Ngủ không ngon giấc hoặc ngủ nhiều hơn
- Đau đầu, cứng cổ, đau họng
- Loét miệng và phỏng nước ở tay, chân,..
Các biến chứng của bệnh
- Mất nước là triệu chứng phổ biến nhất.
- Viêm não, viêm màng não
- Viêm cơ tim, tăng huyết áp,..
- Mất móng tay và móng chân
2. Cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng
Chăm sóc trẻ bị tay chân miệng đúng cách sẽ giúp bé nhanh hết bệnh và tránh được các biến chứng nguy hiểm về sau.
Với trường hợp bị nhẹ (có thể chăm sóc tại nhà)
- Cho bé uống thuốc hạ sốt và giảm đau paracetamol. Với những loại thuốc khác thì cần có chỉ định của bác sĩ.
- Cho trẻ ăn những món ăn lỏng, dễ tiêu hóa và uống nhiều nước. Tránh các loại thức ăn cứng, có vị chua, cay nóng, đồ ăn vặt mặn, nhiều dầu mỡ.
- Vệ sinh miệng cho trẻ bị tay chân miệng bằng các dung dịch sát khuẩn.
- Sát khuẩn các vết thương hở ngoài da do phỏng nước để lại.
- Quần áo hay những vật dụng của bé thì nên ngâm dung dịch sát khuẩn và không để lẫn với đồ của người khác.
- Nên cách ly với những đứa trẻ khác và người lớn khi chăm sóc thì cũng phải sử dụng các biện pháp an toàn như đeo khẩu trang, rửa tay bằng xà phòng để sát khuẩn.
- Chăm sóc trẻ bị tay chân miệng thì cần phải tắm rửa cho bé thật nhẹ nhàng bằng nước sạch để tránh nhiễm khuẩn.
- Theo dõi tình trạng của bé để có thể xử lý kịp thời.
Với trường hợp bệnh nặng
Khi bé có các dấu hiệu sốt cao kéo dài, nôn nhiều, thở nhanh, tay chân run rẩy cần lập tức đưa trẻ đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để kịp thời điều trị.
3. Trẻ bị tay chân miệng nên ăn gì?
3.1. Bổ sung nước trái cây
Cho bé uống nước cam, chanh, bưởi là cách để bé bổ sung vitamin C, tăng cường sức đề kháng và khả năng miễn dịch. Ngoài ra, lúc này, bé thường bị mất nước nên bạn có thể cho trẻ uống nước lọc hoặc nước dừa. Nước dừa là loại nước uống thơm mát, làm dịu vết loét và cung cấp các chất điện giải giúp giải quyết tình trạng mất nước.
3.2. Bổ sung trứng
Trong trứng có chứa nhiều sắt, vitamin, protein và các khoáng chất khác tốt cho sức khỏe của bé. Các món ăn được chế biến từ trứng mềm nên khiến bé cảm thấy dễ chịu và không bị đau khi ăn.
3.3. Cháo, súp
Trẻ bị tay chân miệng thường đau họng và có vết loét trong miệng. Các món ăn thông thường như cơm sẽ khá cứng, gây đau đớn cho bé khi ăn. Tuy nhiên, trẻ vẫn cần được bổ sung lượng tinh bột nhất định để chống lại các tác nhân gây bệnh, nên những món cháo loãng hoặc súp sẽ là lựa chọn thích hợp. Một số gợi ý dành các bậc cha mẹ như cháo gà hạt sen, cháo khoai tây thịt,…
3.4. Các loại trái cây
Đu đủ hỗ trợ giảm căng thẳng về tinh thần cho bé
Có thể cho bé ăn dưa hấu hoặc đu đủ. Đây là các loại trái cây mềm, vị ngọt, mát và chứa nhiều vitamin, giúp làm dịu các cơn đau trong miệng và ngăn ngừa các vết loét trở nên nghiêm trọng. Hơn nữa, ăn các loại trái cây này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hệ miễn dịch, mang lại sức đề kháng để bé vượt qua được căn bệnh này.
3.5. Sử dụng sữa
Một ly sữa mát sẽ làm dịu đi các vết loét khó chịu ở lợi và lưỡi của bé. Trong sữa còn có protein, giúp bé nhanh chóng hồi phục và cung cấp nước cho cơ thể.
3.6. Sử dụng sữa chua và mật ong
Sữa chua bổ sung lợi khuẩn, protein, canxi và các chất khác hỗ trợ tiêu hóa. Mật ong có vị ngọt thơm, tính kháng khuẩn mạnh, làm cho các vết thương nhanh lành hơn. Sữa chua và mật ong là một sự kết hợp hoàn hảo cho trẻ bị tay chân miệng. Không những xoa dịu cơn đau mà còn tăng sức đề kháng để chống chọi với bệnh.
3.7. Chè sắn dây và các loại đậu
Trong Đông Y, sắn dây được coi là một vị thuốc quý, có tác dụng làm mát cơ thể. Các loại đậu như đậu đỏ, đậu xanh… chứa nhiều vitamin và các khoáng chất dinh dưỡng giúp bổ sung năng lượng và làm tăng hệ miễn dịch. Các bé bị tay chân miệng chỉ cần một chén sắn dây và các loại đậu là đã làm giảm đi các vết loét và cung cấp dinh dưỡng.
3.8. Kem
Trong số các món trên đây thì kem là món mà được nhiều trẻ em yêu thích nhất. Khi bị tay chân miệng, kem có thể giúp làm giảm đau tạm thời, khiến bé cảm thấy dễ chịu hơn. Các bậc phụ huynh chỉ nên cho trẻ ăn kem trái cây, vừa giảm đau vừa bổ sung dinh dưỡng. Tránh các loại kem socola vì chúng có thể làm cho các vết thương tệ hơn.
Dưới đây là một số lưu ý của bác sĩ dành cho các quý phụ huynh có con trẻ trong mùa dịch tay chân miệng. Giúp cho quý phụ huynh chủ động hơn trong việc phòng bệnh cũng như chữa bệnh cho con trẻ. Ngăn chặn bệnh tật với đậu…
Qua bài viết trên, cha mẹ đã nắm được kiến thức cơ bản về nguyên nhân, triệu chứng và cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng. Khi chăm sóc trẻ nếu thấy có vấn đề bất thường thì nên đưa bé tới bệnh viện để được hỗ trợ.