Chế độ ăn cho người ung thư thường được nhiều bệnh nhân quan tâm để phát huy hiệu quả điều trị, duy trì sức khỏe ổn định. Vậy bệnh nhân ung thư nên ăn gì và kiêng gì? Mời bạn cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
Xem nhanh
1. Bệnh nhân ung thư nên ăn gì?
Sau đây là một số thực phẩm có lợi cho sức khỏe của người bệnh ung thư
1.1 Thực phẩm chứa nhiều protein lành mạnh
Protein lành mạnh giúp hỗ trợ tăng sinh và sửa chữa các tế bào tổn thương trong cơ thể trong quá trình hóa, xạ trị. Ngoài ra, dưỡng chất này còn có công dụng tăng cường miễn dịch, hỗ trợ sức khỏe cơ bắp cho bệnh nhân. Vì thế, trong chế độ dinh dưỡng cho người ung thư nên có các thực phẩm giàu protein lành mạnh như các loại đậu, sữa, thịt, trứng, hải sản,…
1.2 Thực phẩm giàu axit béo omega-3
Axit béo omega-3 hỗ trợ làm chậm quá trình bệnh ung thư tiến triển. Do đó, người bệnh nên bổ sung vào thực đơn hằng ngày những loại thực phẩm giàu axit béo omega-3 như cá hồi, cá thu, cá trích, hạt chia, quả óc chó,…
Bệnh nhân ung thư nên bổ sung các loại thực phẩm giàu omega-3 như quả óc chó, hạt chia, cá hồi, cá trích,…
1.3 Tinh bột lành mạnh
Người bệnh ung thư nên ăn gì? Bạn đừng bỏ qua thực phẩm chứa nhiều tinh bột lành mạnh như ngũ cốc nguyên hạt, đậu, rau lá xanh, các loại củ,… Vì tinh bột lành mạnh khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành đường glucose chậm, bổ sung năng lượng ổn định và lâu dài, tránh tình trạng tăng đường huyết đột ngột.
1.4 Các loại rau củ chứa nhiều vitamin và khoáng chất
Các loại vitamin (A, C, D, E, K,…) và khoáng chất (magie, đồng, sắt,…) giúp ngăn chặn các gốc tự nhiên tấn công tế bào, đồng thời tăng cường miễn dịch và giúp bệnh nhân ung thư nhanh chóng hồi phục sức khỏe. Để bổ sung vitamin và khoáng chất cần thiết, người bệnh nên ăn các loại rau củ như cải bó xôi, măng tây, bông cải xanh, bí đỏ, củ đậu,…
2. Người bệnh ung thư kiêng ăn gì?
Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư nên hạn chế các loại thực phẩm không tốt cho sức khỏe như:
2.1 Đồ nướng, đồ cháy
Các loại thịt nước ở nhiệt độ trên 200 độ C có thể tạo ra các hợp chất amin dị vòng và hydrocacbon thơm đa vòng làm tăng nguy cơ phát triển và tái phát ung thư. Vì thế, bệnh nhân ung thư nên hạn chế ăn đồ nướng, đồ cháy.
2.2 Thức ăn nhanh, đồ đóng hộp
Với băn khoăn khi bị ung thư không nên ăn gì, câu trả lời không thể bỏ qua là thức ăn nhanh, đồ đóng hộp. Vì loại thực phẩm này chứa nhiều chất béo chuyển hóa, phụ gia, chất bảo quản,… Các hợp chất này không tốt cho gan, ruột, đồng thời dễ khiến người bệnh bị khó tiêu, táo bón, buồn nôn,..
2.3 Đồ chiên, rán
Thức ăn chiên, rán thường có nhiều chất béo không lành mạnh, nhất là chất béo chuyển hóa làm tăng nguy cơ tử vong do ung thư. Không chỉ vậy, đồ ăn chiên rán ở nhiệt độ cao còn tạo ra hợp chất acrylamide khiến tế bào ung thư phát triển nhanh hơn. Do đó, bệnh nhân ung thư nên hạn chế ăn đồ chiên, rán để bảo vệ sức khỏe.
2.4 Thực phẩm bị hư hỏng, nấm mốc
Bệnh nhân ung thư kiêng ăn gì? Thực đơn của người bệnh nhân loại bỏ các thực phẩm bị hư hỏng, nấm mốc gây hại cho hệ tiêu hóa và gan. Ngoài ra, loại thức ăn này còn có thể chứa vi khuẩn E.coli hoặc Salmonella có thể gây ngộ độc thực phẩm, nhiễm trùng máu,…
Các loại thực phẩm bị hư hỏng, ẩm mốc không tốt cho sức khỏe của bệnh nhân ung thư.
2.5 Rượu bia, đồ uống nhiều đường
Rượu bia và đồ uống nhiều đường không nên có trong chế độ dinh dưỡng của người ung thư. Vì rượu bia có thể làm tăng nguy cơ bệnh ung thư khởi phát và tiến triển. Ngoài ra, uống nhiều đồ uống ngọt có thể gây ra tiểu đường, huyết áp cao,… từ đó khiến tế bào ung thư phát triển thuận lợi.
2.6 Thực phẩm nhiều muối, gia vị cay nóng
Chế độ ăn uống cho bệnh nhân ung thư nên tránh các loại thực phẩm nhiều muối (hải sản ướp muối, rau củ muối chua,…) và đồ ăn có gia vị cay nóng. Vì những loại thực ăn này có thể làm tăng nguy cơ huyết áp, cũng như gây ra các triệu chứng đau dạ dày, ợ nóng, buồn nôn,…
3. Chế độ ăn cho người ung thư cần lưu ý gì?
Chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân ung thư cần đảm bảo một số điều quan trọng sau đây:
3.1 Tăng cường dưỡng chất cho khẩu phần ăn
Khi mắc bệnh ung thư, chúng ta phải cần tăng cường bổ sung thật nhiều chất dinh dưỡng cần thiết trong mọi bữa ăn. Bởi vì, cơ thể chúng ta thường bị hao hụt rất nhiều chất dinh dưỡng cho hoạt động của các tế bào ung thư gây hại.
Những nhóm chất như đạm, đường bột, chất béo, vitamin, khoáng chất… phải luôn đảm bảo để giúp cơ thể nâng cao sức đề kháng nhằm chống lại các tế bào ung thư gây hại cho cơ thể con người. Đồng thời, bệnh nhân không chỉ cần phải đảm bảo chất lượng bữa ăn theo các món ăn có lợi cho bệnh tình của mình mà còn phải biết cách phân bố, rãi các bữa ăn khắp các thời điểm trong ngày. Mục đích là không để cho cơ thể bị đói vì khi đói cơ thể sẽ bị mất sức, các tế bào ung thư sẽ gây rất nhiều tác động phụ làm trầm trọng bệnh.
Ngoài ra, người bệnh phải bổ sung thật nhiều vitamin C có trong các loại trái cây như cam, quýt, bưởi… nhằm kích thích vị giác, giúp việc ăn uống trở nên ngon miệng hơn. Bên cạnh đó, vitamin C sẽ giúp giúp làm mạnh hệ miễn dịch để hỗ trợ việc điều trị bệnh hiệu quả, tránh gây các tác dụng phụ.
Người bệnh nên bổ sung thật nhiều vitamin C có trong các loại trái cây như cam, quýt, bưởi… để tăng cường sức khỏe, kích thích ăn uống ngon miệng.
Dưỡng chất cho mỗi thực đơn ăn uống hàng ngày của người bệnh còn phải thật dồi dào vitamin A. Vitamin A từ lâu đã được tin dùng như loại chất có sức mạnh ngăn chặn cơ thể sản sinh ra những tế bào ung thư. Ngoài ra, vitamin A còn có hàng loạt các tác dụng tốt khác như giúp phát triển xương, răng chắc khỏe, trị nhiều bệnh như sỏi tiết niệu, bệnh về da, bệnh loét đường tiêu hóa, bảo vệ hệ tim mạch, làm chậm quá trình lão hóa…
Theo đó, thực phẩm chứa nhiều vitamin A như gan động vật, sữa, khoai lang, sữa chua, sữa tươi, phô mai, rau xanh, bí đỏ, cà chua, mơ khô, trứng, xoài, cà rốt…
3.2 Chế độ ăn cho người ung thư giúp ngừa tác dụng phụ
Bệnh ung thư gây ra rất nhiều tác động xấu đến sức khỏe của con người, nhất là chúng để lại các tác dụng phụ khiến chúng ta gặp rất nhiều khó khăn trong việc ăn uống, lao động, học tập, nghĩ ngơi… Dưới đây là các ảnh hưởng dễ bắt gặp nhất khi bị bệnh ung thư và hướng khắc phục hiệu quả.
- Bệnh ung thư khi đang diễn ra cũng như lúc chúng ta đang tiến hành các biện pháp chữa trị như xạ trị, phẫu thuật thì sẽ dễ gây ra cho người bệnh tình trạng biếng ăn. Do đó, trước khi chúng ta ăn, các bạn nên uống một cốc nước ép trái cây, ăn trái cây nhằm giúp kích thích vị giác, không nên ăn quá no vì sẽ dễ gây ngán ngẫm, ưu tiên thực phẩm mềm, nhuyễn giúp cơ thể dễ hấp thụ.
- Nếu gặp hiện tượng cảm thấy đắng khi dùng thực phẩm, nhất là với thực phẩm giàu đạm, đó là ảnh hưởng dễ thấy của nhiều bệnh ung thư. Chính vì thế, các bạn phải luôn cần đảm bảo khẩu phần ăn uống được chế biến hợp vệ sinh, chủ động vệ sinh răng miệng cá nhân, dùng trái cây trước khi ăn để chế ngự các mùi tanh, vị đắng khi dùng thực phẩm.
- Chế độ ăn uống khi bệnh nhân mắc bệnh ung thư còn cần phải đảm bảo giúp ngừa hiện tượng khô miệng thường gặp ở nhiều người bệnh. Vấn đề khô miệng gây khó nuốt, việc ăn uống trở nên khó khăn và đó là nguyên nhân khiến chúng ta cảm thấy biếng ăn, ăn không ngon miệng. Vì vậy, ta cần phải uống thật nhiều nước hàng ngày, dùng thực phẩm mềm, dễ nuốt, không thô, cứng và phải dễ tiêu hóa.
Chế độ ăn uống của người bệnh ung thư nên có các loại thức ăn dễ nuốt và dễ tiêu hóa.
- Trường hợp bệnh nhân ung thư hay có cảm giác buồn nôn thì chúng ta không nên ăn quá no, nên chia thành nhiều bữa nhỏ, khi đang ăn không nên uống nước quá nhiều và nhất là không được nhịn đói.
- Không được hút thuốc, uống rượu, bia, hạn chế làm việc quá sức, luôn giữ tinh thần thoải mái nhất để phối hợp trị bệnh hiệu quả.
Bài viết trên giúp bạn nắm rõ bệnh nhân ung thư nên ăn gì và kiêng ăn để tốt cho sức khỏe. Có thể thấy, chế độ ăn cho người ung thư cực kỳ quan trọng vì nó cũng góp phần quyết định vào hiệu quả thành công của lộ trình trị bệnh. Do đó, cách tốt nhất trong quá trình chữa bệnh ung thư là chúng ta cần phải phát hiện bệnh sớm, điều trị kịp thời và thực hiện theo chế độ dinh dưỡng phù hợp dưới sự tư vấn của bác sĩ.