Chế độ ăn cho người bị viêm viêm phổi cực kỳ quan trọng vì nếu chế độ ăn uống không hợp lý rất dễ làm cho tình trạng bệnh diễn biến nặng hơn. Chính vì vậy đối với những bệnh nhân bị viêm phổi cần chú ý xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học và lành mạnh. Vậy người bị viêm phổi nên ăn gì và kiêng gì? Hãy tham khảo bài dưới đây để biết chi tiết nhé!
Xem nhanh
1. Vai trò của dinh dưỡng trong điều trị viêm phổi
Viêm phổi (Pneumonia) là tình trạng nhu mô phổi bị nhiễm trùng (sưng) bởi vi khuẩn, virus, vi nấm. Bệnh lý này có thể gặp ở bất cứ đối tượng nào, dù là người lớn hay trẻ em. Để điều trị viêm phổi, ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, chế độ dinh dưỡng cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình hồi phục sức khỏe và giúp hạn chế biến chứng.
Theo đó, chế độ ăn cho bệnh nhân viêm phổi cần phải:
- Cung cấp đầy đủ năng lượng.
- Ăn đầy đủ ba bữa chính và 2 – 3 bữa phụ.
- Cung cấp đầy đủ chất đạm (khoảng 150 – 200g/ngày), đồng thời thực đơn phải kết hợp đạm động vật (thịt, cá, trứng,…) và đạm thực vật (các loại đậu, hạt,..)
- Bổ sung thêm vitamin và khoáng chất từ trái cây (khoảng 300 – 400g/ngày) và rau xanh (khoảng 200 – 300g/ngày).
- Cung cấp đầy đủ 2 lít nước mỗi ngày (bao gồm nước canh, nước ép, sữa,…).
Chế độ dinh dưỡng khoa học, lành mạnh sẽ góp phần cải thiện tình trạng viêm phổi hiệu quả.
2. Người bị viêm phổi nên ăn gì để phục hồi sức khỏe?
Dưới đây là những thực phẩm nên có trong chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân viêm phổi:
2.1 Cà chua
Thành phần cà chua chứa lycopene, vitamin C, vitamin A có khả năng tăng cường hệ miễn dịch, chống oxy hóa mạnh mẽ từ đó hỗ trợ cải thiện tình trạng viêm phổi hiệu quả.
2.2 Lựu
Nếu bạn chưa biết bị viêm phổi nên ăn hoa quả gì thì hãy tham khảo quả lựu. Loại quả này chứa hàm lượng lớn vitamin C có tác dụng giảm viêm và bảo vệ phổi khỏi ảnh hưởng của các gốc tự do gây hại.
Quả lựu hỗ trợ bảo vệ phổi khỏi các tác nhân gây viêm nhiễm hiệu quả.
2.3 Nghệ
Nghệ chứa curcumin có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm, giảm khả năng viêm phổi chuyển qua bệnh ung thư phổi. Bên cạnh đó, kẽm trong nghệ còn giúp nâng cao hệ miễn dịch, bảo vệ phổi khỏi nhiễm trùng.
2.4 Rau xanh
Nếu bạn đang không biết viêm phổi nên ăn gì thì các loại rau xanh như rau muống, rau diếp, rau ngót,… là lựa chọn không nên bỏ qua. Vì các loại rau này giàu chất xơ, tăng cường khả năng lọc của phổi và giảm tình trạng tắc nghẽn đường hô hấp. Đồng thời, chất xơ còn bảo vệ phổi khỏi các vi khuẩn, virus gây bệnh nhiễm trùng.
Rau xanh là thực phẩm tốt hỗ trợ tình trạng viêm phổi, đồng thời phòng chống bệnh tái phát hiệu quả.
2.5 Uống nhiều nước
Khi bị viêm phổi, người bệnh cần lưu ý uống nhiều nước, khoảng 2 -3 lít/ ngày. Điều này giúp đờm trong họng được loãng hơn và dễ dàng loại bỏ. Đồng thời, khi bổ sung đủ nước, cơ thể bệnh nhân sẽ dễ chịu hơn, không còn rát họng khó chịu.
2.6 Uống nước trà xanh
Khi bị viêm phổi, người bệnh nên thêm nước trà xanh vào thực đơn ăn uống. Bởi vì trong trà xanh có chứa chất EGCG – chất chống oxy hóa, kháng viêm, có tác dụng diệt khuẩn, loại bỏ độc tố trong phổi tốt hơn. Theo đó, người bệnh nên uống 2 – 3 ly trà xanh để tăng hiệu quả làm sạch phổi, đẩy nhanh quá trình lành bệnh.
2.7 Cá
Cá hồi, cá mòi,… là thực phẩm tốt nên bổ sung vào chế độ dinh dưỡng của người bệnh viêm phổi. Điều này là vì thành phần axit béo omega-3 trong các loại cá này có tác dụng giảm viêm, cải thiện chức năng phổi và giảm nguy cơ mắc các bệnh phổi mãn tính trong đó có viêm phổi.
Cá hồi, cá mòi,… có tác dụng thúc đẩy quá trình hồi phục sức khỏe sau viêm phổi.
2.8 Gừng
Ngoài công dụng làm gia vị, gừng còn có tác dụng giảm viêm có khả năng đào thải độc tố từ phổi ra ngoài. Nhờ đó, đường hô hấp được thông thoáng hạn chế nguy cơ tắc nghẽn ở phổi. Bên cạnh đó gừng còn có đặc tính kháng khuẩn, giúp diệt vi khuẩn và virus nhiễm trùng hiệu quả.
2.9 Ngũ cốc nguyên hạt
Các ngũ cốc nguyên hạt như yến mạch, gạo lứt, hạt kê,… cũng là nhóm thực phẩm tốt cho người bị viêm phổi. Trong các loại hạt này giàu selen – nguyên tố vi lượng giúp tăng cường miễn dịch, chống oxy hóa và bảo vệ phổi khỏi các tác nhân gây viêm nhiễm.
3. Người bị viêm phổi không nên ăn gì?
Bên cạnh tìm hiểu viêm phổi nên ăn gì, bạn cũng nên nắm rõ khi bị viêm phổi kiêng ăn gì. Dưới đây là một số thực phẩm nên tránh:
3.1 Rượu bia
Rượu bia là những thực phẩm người bệnh viêm phổi tuyệt đối không nên sử dụng. Bởi các thức uống này có thể gây viêm, làm suy yếu hệ thống miễn dịch, khiến cơ thể dễ bị vi khuẩn, virus gây bệnh xâm nhập. Bên cạnh đó, rượu bia cũng gây ra sự thiếu hụt chất chống oxy hóa như glutathione, khiến cơ thể dễ bị stress oxy hóa, làm tình trạng viêm phổi trầm trọng hơn.
3.2 Thịt đỏ
Người bệnh viêm phổi không nên sử dụng các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt cừu, thịt lợn,… Bởi trong thịt đỏ chứa hàm lượng lớn chất béo bảo hòa – nguyên nhân gây viêm hoặc làm trầm trọng tình trạng viêm vốn có.
Thịt đỏ là một trong những thực phẩm gây cản trở quá trình hồi phục của bệnh nhân viêm phổi.
3.3 Thức ăn và đồ uống lạnh
Khi bị viêm phổi, bệnh nhân nên tránh thức ăn và đồ uống lạnh. Vì những thực phẩm này có thể khiến tình trạng ho trầm trọng, các nhu mô phổi dễ bị tổn thương hơn. Do đó, khi bị viêm phổi người bệnh nên ăn thức ăn nóng, lỏng như súp, cháo, nước ấm,…
3.4 Thực phẩm chứa nhiều đường
Với câu hỏi viêm phổi không nên ăn gì thì câu trả lời chắc chắn là thực phẩm chứa nhiều đường như bánh ngọt, kẹo socola, bánh nướng, nước ngọt… Bởi hàm lượng đường trong thực phẩm có thể cản trở quá trình phục hồi viêm phổi. Ngoài ra, nạp quá nhiều đường cũng làm giảm khả năng hấp thụ vitamin C của cơ thể, suy giảm đề kháng khiến vi khuẩn gây hại dễ dàng xâm nhập.
3.5 Thực phẩm nhiều dầu mỡ, chế biến sẵn
Khi bị viêm phổi, bệnh nhân nên tránh ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ như khoai tây chiên, gà rán,… hay thực phẩm đã qua chế biến như thịt nguội, xúc xích,… Bởi món ăn này chứa nhiều chất béo không lành mạnh, có thể khiến tình trạng viêm phổi tiến triển nặng hơn. Bên cạnh đó, các món ăn này chứa nhiều muối có thể làm bệnh viêm phổi diễn biến thêm nghiêm trọng.
Thực phẩm nhiều dầu mỡ, chế biến sẵn không nên xuất hiện trong thực đơn của bệnh nhân viêm phổi.
3.6 Hải sản có vảy hoặc vỏ cứng
Bệnh nhân bị viêm phổi không nên ăn hải sản có vảy hoặc vỏ cứng như tôm, cua,… Bởi các thực phẩm này có thể gây kích ứng niêm mạc họng và gây ho. Bên cạnh đó, việc ăn hải sản thường xuyên có thể kích thích cơ thể sản xuất nhiều chất nhầy, khiến phổi khó tống xuất ra ngoài, từ đó làm tình trạng viêm phổi nặng hơn.
Bài viết trên đây đã giúp bạn giải đáp các thắc mắc người bệnh viêm phổi nên ăn gì và kiêng gì. Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, bạn cũng cần xây dựng chế độ sinh hoạt phù hợp để có những chuyển biến sức khỏe tích cực. Vì vậy đừng quên tập thể dục đều đặn, dành thời gian nghỉ ngơi, ngủ sớm,… mỗi ngày nhé!