Chia sẻ cách dưỡng ẩm cho da khô đơn giản, lành tính và hiệu quả

Tác giả: admin

Sở hữu cách dưỡng ẩm cho da khô hợp lý, lành tính là chìa khoá để cải thiện tình trạng da khô ráp, nhanh chóng lấy lại được làn da tươi tắn, mịn màng. Có rất nhiều phương pháp dưỡng ẩm cho làn da khô, từ việc sử dụng mỹ phẩm cho đến những nguyên liệu tự nhiên. Bỏ túi ngay những cách cung cấp độ ẩm cho da khô đơn giản và hiệu quả dưới đây.

1. Nguyên nhân gây khô da

Da khô là một trong những loại da phổ biến, với triệu chứng thường gặp nhất đó là làn da bị đóng vảy, ngứa và nứt nẻ. Cụ thể, trong lớp biểu bì của da bị thiếu hụt một lượng nước, từ đó khiến da bị khô. Hiện tượng này có thể xuất hiện ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể. Da khô ảnh hưởng nhiều nhất ở vùng bàn tay, cánh tay và chân.

cách dưỡng ẩm cho da khô

Da khô là một đặc trưng của hiện tượng thiếu nước

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra khô da. Bạn có thể sở hữu làn da khô tự nhiên. Song, một số người mặc dù có làn da dầu nhưng vẫn bị khô theo thời gian. Một số nguyên nhân tiềm ẩn gây khô da bao gồm:

  • Thời tiết: Da có xu hướng khô nhất vào mùa đông, khi nhiệt độ và độ ẩm giảm mạnh.
  • Nhiệt độ: Hệ thống sưởi, máy lạnh đều làm giảm độ ẩm và làm khô da của bạn.
  • Tắm nước nóng: Tắm nước nóng hoặc tắm lâu có thể làm khô da.
  • Xà phòng và chất tẩy rửa mạnh: Nhiều loại xà phòng, chất tẩy rửa và dầu gội phổ biến lấy đi độ ẩm trên da vì chúng được pha chế để loại bỏ dầu.
  • Các tình trạng da khác: Những người mắc các bệnh về da như viêm da dị ứng (eczema) hoặc bệnh vẩy nến dễ bị khô da.
Những thực phẩm tốt cho da khô mà các bạn cần phải biết

Bạn thuộc loại da khô, bạn cảm thấy rất khó chịu và làn da của mình không được xinh xắn như nhiều người khác. Để khắc phục tình trạng này thì chế độ dinh dưỡng cũng ảnh hưởng đến làn da. Vậy những thực phẩm tốt cho da khô nào…

2. Cách dưỡng ẩm cho da khô bằng sản phẩm chăm sóc da

Sử dụng các mỹ phẩm chăm sóc da chắc chắn là phương pháp được ưa chuộng hàng đầu bởi sự tiện lợi cũng như tính hiệu quả nhanh chóng. Nếu bạn là người yêu thích sử dụng sản phẩm chăm sóc da, hãy cùng tham khảo cách dưỡng ẩm cho da khô dưới đây.

2.1 Những thành phần nên có trong kem dưỡng ẩm cho da khô

Trước khi mua một loại kem dưỡng ẩm cho da khô, điều cần thiết là phải biết da của bạn có nhạy cảm với các thành phần cụ thể hay không. Ví dụ, nhiều sản phẩm tinh dầu được coi là tự nhiên, nhưng có thể gây ra phản ứng dị ứng khi thoa lên da. Thay vào đó, hãy thử các sản phẩm bao gồm các thành phần sau dành cho da khô:

  • Sữa dê:  Trong sữa dê sở hữu chất béo này cần thiết cho sức khỏe làn da của bạn và có tác dụng khóa ẩm đồng thời bảo vệ hàng rào bảo vệ da khỏi những tác hại từ môi trường. Ngoài ra, sữa dê cũng chứa các Vitamin A và Axit Lactic, cả hai đều có tác dụng kỳ diệu trong việc làm dịu da khô bị kích ứng trên khuôn mặt.
  • Axit lactic: Đây là một hoạt chất tự nhiên có tác dụng làm dịu da khô. Nó hoạt động như một chất tẩy tế bào chết nhẹ nhàng giúp cải thiện yếu tố độ ẩm tự nhiên của da.
  • Axit hyaluronic: Một thành phần chống lão hóa phổ biến trong thế giới làm đẹp, loại axit này được sử dụng để cấp nước và làm mềm da, đồng thời giúp giảm thiểu mụn do lỗ chân lông bị tắc. Đây cũng được xem là một trong những cách tự nhiên nhất để tăng cường dưỡng ẩm cho da. 
  • Ceramides: Là một loại axit béo trong da, Ceramides hỗ trợ duy trì độ ẩm và dưỡng ẩm cho da. Sử dụng các sản phẩm được làm giàu với ceramides sẽ giúp khôi phục độ ẩm của da và khóa ẩm ngay cả trong nhiệt độ khắc nghiệt nhất.

2.2 Chu trình dưỡng ẩm cho da khô hiệu quả 

Khi da bị khô, làn da sẽ co lại và gây ra các vết nứt, có thể sâu, đau và thậm chí bắt đầu chảy máu. Các vết nứt cho phép vi trùng và vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, có thể dẫn đến nhiễm trùng da. Do đó, sở hữu chu trình chăm sóc chuyên biệt chắc chắn là điều bạn không nên bỏ qua khi tìm kiếm cách dưỡng ẩm cho da khô.

Không tẩy tế bào chết quá mạnh cho da

phương pháp dưỡng ẩm cho da mặt

Chỉ nên sử dụng những loại tẩy tế bào chết nhẹ nhàng để giảm thiểu kích ứng

Theo các chuyên gia da liễu, việc tẩy tế bào chết khi da khô có thể gây kích ứng, làm hiện tượng bong tróc da nặng nề hơn. Nếu buộc phải thực hiện bước tẩy da chết, hãy lựa chọn những sản phẩm tẩy nhẹ nhàng, và đảm bảo không tẩy tế bào chết nhiều hơn 3 lần/ tuần.

Chọn sữa rửa mặt không tạo bọt

Khi chọn sữa rửa mặt, hãy tìm loại có thành phần dưỡng ẩm như axit hyaluronic và không tạo bọt. Những sản phẩm này loại bỏ bụi bẩn và dầu mà không phá vỡ lớp da bên ngoài như cách một số loại sữa rửa mặt tạo bọt làm. Đồng thời, hãy chọn những sản phẩm sữa rửa mặt không chứa hương thơm, không tạo bọt, không gây kích ứng, thay vào đó sở hữu glycerin và niacinamide dưỡng ẩm.

Chọn kem dưỡng ẩm nhẹ nhàng

mẹo dưỡng ẩm da mặt hiệu quả

Kem dưỡng ẩm là giải pháp hiệu quả cho làn da khô ráp, mất nước

Hãy tìm các loại kem dưỡng ẩm nhẹ có chứa các thành phần có thể làm mềm các tế bào thô ráp, hút nước và tạo thành lớp màng bảo vệ trên bề mặt da. Song, bạn không nên sử dụng những sản phẩm có thể làm tắc nghẽn lỗ chân lông.

Bảo vệ da

Sử dụng kem chống nắng hàng ngày ngăn chặn các tia UV có hại gây hại cho da. Dù bạn thuộc bất kỳ loại da nào, kem chống nắng là một sản phẩm chăm sóc da không thể thiếu. Hãy lựa chọn những loại kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 trở lên để làn da được bảo vệ tối ưu nhất.

Chọn kem chống nắng đúng cách để bảo vệ da khỏi tia UV

Kem chống nắng vô cùng đa dạng với các mẫu mã, thương hiệu và các chỉ số chống nắng khác nhau. Vì thế, việc lựa chọn cho mình loại kem chống nắng phù hợp là vô cùng khó khăn. Vậy, làm thế nào để chọn được loại kem chống nắng…

3. Cách dưỡng ẩm cho da khô bằng những nguyên liệu tự nhiên

Nếu bạn là người ưa chuộng việc chăm sóc da bằng thành phần từ thiên nhiên, đừng bỏ qua những cách dưỡng ẩm cho da khô vô cùng lành tính và đơn giản dưới đây.

3.1 Nha đam

Gel nha đam có thể giúp giảm khô da. Người bị khô da tay hoặc chân có thể thoa gel nha đam và dùng tất hoặc găng tay che vùng bị khô. Bạn có thể thực hiện bước chăm sóc da này trước khi đi ngủ và để gel này suốt đêm.

3.2 Dầu dừa

tips dưỡng ẩm cho da mặt

Sử dụng dầu dừa là một cách dưỡng ẩm cho da khô hiệu quả

Dầu dừa là một loại dầu tự nhiên có tác dụng điều trị da khô. Đây là thành phần an toàn và hiệu quả cải thiện đáng kể quá trình hydrat hóa da và tăng số lượng lipid (chất béo) trên bề mặt da. Ngoài ra, dầu dừa chứa các axit béo bão hòa có đặc tính làm mềm da.

3.3 Mặt nạ bơ

Tự làm mặt nạ bơ là một cách tự nhiên khác để làm dịu da khô. Bạn hãy xay nhuyễn nửa quả bơ và trộn với 1 thìa cà phê dầu ô liu. Đắp mặt nạ lên mặt, để khoảng 15 đến 20 phút rồi rửa sạch. Da của bạn sẽ cảm thấy được dưỡng ẩm. Ngoài ra, bạn có thể tăng gấp đôi hiệu quả dưỡng ẩm bằng cách thoa kem dưỡng ẩm thường xuyên.

3.4 Sữa tươi

dưỡng ẩm dành cho da mặt

Sữa có đặc tính chống viêm tự nhiên

Nó cũng chứa axit lactic, một chất tẩy da chết nhẹ, tự nhiên. Chính vì lý do này, sữa là một trong những cách dưỡng ẩm cho da khô hàng đầu. Các chuyên gia cho biết, bạn nên ngâm một miếng vải sạch trong bát sữa mát và đắp lên vùng da khô trong khoảng 5 – 10 phút. Phương pháp này đặc biệt hiệu quả với những vùng da bị kích ứng và ngứa.

4. Mách bạn bí quyết ngăn chặn hiện tượng khô da

Bên cạnh việc tìm hiểu cách dưỡng ẩm cho da khô, hãy cùng tham khảo những mẹo nhỏ để bạn có thể ngăn chặn tình trạng da khô ráp, bong tróc dưới đây:

  • Sử dụng nước ấm và hạn chế thời gian tắm: Tắm lâu với nước nóng sẽ loại bỏ dầu trên da của bạn. Hạn chế tắm hoặc tắm vòi sen trong vòng 5 đến 10 phút và chỉ nên sử dụng nước ấm, không nóng.
  • Tránh xà phòng có tính tẩy rửa mạnh: Chọn xà phòng nhẹ có thêm dầu và chất béo. Tránh chất tẩy rửa khử mùi và kháng khuẩn, hương thơm và cồn.
  • Thoa kem dưỡng ẩm ngay sau khi tắm: Nhẹ nhàng thấm khô da bằng khăn để còn hơi ẩm. Trong vòng vài phút sau khi tắm, hãy thoa kem dưỡng ẩm hoặc thuốc mỡ để giữ độ ẩm trên da của bạn. 

Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu thêm về cách dưỡng ẩm cho da khô hiệu quả và đơn giản nhất. Chúc bạn luôn sở hữu làn da căng bóng, mịn màng và sáng khỏe nhất.

Nguồn tham khảo:

https://ritana.com.vn/chong-lao-hoa-da/cach-duong-am-cho-da-dung-chuan-va-hieu-qua-182.html