Lịch khám thai định kỳ và những xét nghiệm quan trọng

Tác giả: Lê Thị Cẩm Hường

Lịch khám thai định kỳ

Khi mang thai, sức khỏe của người mẹ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi. Do đó, các chị em cần quan tâm và nắm rõ lịch khám thai định kỳ để phòng ngừa trước những vấn đề ảnh hưởng sức khỏe của mẹ và con. Các bác sĩ khuyên thai phụ nên đi khám ít nhất 3 lần trong thai kỳ. 

Tầm quan trọng khám thai định kỳ

Theo các chuyên gia y tế, trên 90% các trường hợp tử vong mẹ do thai nghén và sinh đẻ có thể phòng tránh được nếu thai phụ được khám thai định kỳ đầy đủ, điển hình như trường hợp tai biến vỡ tử cung. Hoặc với thai phụ bị sản giật cũng vậy, nếu được khám thai phát hiện tình trạng tăng huyết áp, phù nề, nước tiểu có protein ngay từ ban đầu, thai phụ chắc chắn sẽ được theo dõi, điều trị và có thể ngăn chặn được cơn sản giật xảy ra.

Lịch khám thai định kỳ
Khám thai định kỳ giúp mẹ theo dõi sát sao sự phát triển của thai nhi

Khi mang thai các thai phụ ngoài việc ăn uống tẩm bổ có khoa học, có chế độ nghỉ ngơi và sinh hoạt hợp lý, còn cần phải đi khám và siêu âm thai định kỳ một cách toàn diện để theo dõi và nắm bắt được sự phát triển của thai, đồng thời phát hiện sớm những bệnh lý có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và con.

Ngoài ra, thai phụ cũng cần phải khám thai thường xuyên: Đo huyết áp, xét nghiệm nước tiểu, đường huyết, công thức máu theo chỉ dẫn của bác sĩ để kiểm soát tốt tình hình sức khỏe của mình. Riêng thai phụ có yếu tố nguy cơ mắc bệnh mạn tính (tiểu đường, tăng huyết áp…), sản phụ lớn tuổi hoặc đã từng sinh con bất thường nên đến những cơ sở y tế khám chẩn đoán trước sinh.

Bà bầu ăn rau ngót có thể gây sẩy thai

Tác hại của rau ngót đối với phụ nữ mang thai -Rau ngót gây sảy thai: Mặc dù cho đến nay, vẫn chưa có kết luận khoa học nào chứng minh rằng ăn rau ngót sẽ gây sảy thai, nhưng những rủi ro tiềm ẩn khi bà bầu ăn rau…

Lịch khám thai định kỳ trong quá trình mang thai

Lịch khám thai định kỳ

Lịch khám thai định kỳ

Lịch khám thai định kỳ

Xét nghiệm tầm soát

Trong lịch khám thai định kỳ thường không bắt buộc mẹ bầu phải thực hiện xét nghiệm tầm soát. Tuy nhiên chính những xét nghiệm này mới là cách nhanh nhất để phát hiện những dị tật thai nhi sớm nhất. Mẹ bầu có thể đưa ra quyết định thực hiện hoặc không.

– Siêu âm xuyên gáy. Nhằm đánh giá nguy cơ thai nhi dị tật, như hội chứng Down hay bệnh tim bẩm sinh, được thực hiện vào giai đoạn từ 11 – 14 tuần tuổi.

– Tầm soát huyết thanh. Một mẫu máu của thai phụ được lấy ở tuần thứ 16 để đo mức độ trong huyết thanh của 3 chất estriol, hCG, AFP. Kết quả được đánh giá liên quan đến tuổi của mẹ để xem thai nhi có bị hội chứng Down hay không. Nếu nguy cơ cao người mẹ sẽ phải chọc dò ối để xác định chẩn đoán.

– Xét nghiệm AFP. Xét nghiệm này được thực hiện căn cứ vào hàm lượng alpha-fetoprotein trong máu thai phụ để chẩn đoán các dị tật thai nhi như nứt đốt sống, não úng thủy, hội chứng Down v.v…

Lịch khám thai định kỳ
Thực hiện đầy đủ các xét nghiệm giúp mẹ bầu an tâm hơn

Xét nghiệm chẩn đoán

Được dùng để xác nhận dị tật thai nhi sau khi những xét nghiệm tầm soát và siêu âm đã kết luận thai phụ thuộc nhóm nguy cơ cao. Xét nghiệm chẩn đoán chính gồm chọc dò ối và lấy mẫu màng nhau (CVS).

– Chọc dò ối. Do nước ối chứa nhiều tế bào từ da và những cơ quan khác của bé nên có thể dùng để chuẩn đoán bệnh của bé bằng cách lấy 1 ít nước từ tử cung ra để thử. Xét nghiệm này thường được chỉ định với mẹ bầu trên 37 tuổi, hoặc sau xét nghiệm tầm soát huyết thanh, hay sau khi siêu âm vùng gáy cho thấy có nguy cơ nào đó. Đây là phương pháp hiệu quả giúp phát hiện những thông tin quan trọng để bác sĩ xác định các nguy cơ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai kỳ như rối loạn chuyển hóa do không có hoặc thiếu men, nguy cơ thiếu oxy ở bào thai, chỉ số suy thai, những bất thường của cấu trúc nhiễm sắc thể v.v…

– Lấy mẫu màng nhau (CVS). Xét nghiệm này thường được chỉ định với những mẹ bầu có thai nhi bị nghi mang hội chứng Down, hay có những bất thường về huyết sắc tố, bệnh hồng cầu liềm, bất thường chuyển hóa, bất thường gen như xơ nang, bệnh ưa chảy máu, teo cơ, chứng co giật Huntington do khiếm khuyết ở hệ thần kinh trung ương v.v…

Lịch tiêm phòng cho bà bầu trước và trong thai kỳ

Lịch tiêm phòng cho bà bầu trước và trong khi mang thai là vấn đề luôn được nhiều chị em quan tâm. Mặc dù đã được các bác sĩ phổ biến cụ thể nhưng để tránh những đáng tiếc xảy ra, các mẹ bầu nên chú ý nhiều hơn.  Vì…

Ngoài ra còn có các xét nghiệm chẩn đoán khác như chọc dò cuống rốn dùng để phát hiện tình trạng thiếu máu ở thai nhi, tình trạng nhiễm trùng mang bệnh sởi, toxoplasma, mụn rộp, thai chậm phát triển v.v… siêu âm màu được thực hiện khi thai nhi trong có vẻ nhỏ hơn tuổi thai hay không phát triển nhanh như bình thường, đếm nhiễm sắc thể để xác định các bất thường về di truyền ở bào thai v.v…

Như vậy để giảm thiểu các tai biến sản khoa, các dị tật bẩm sinh ở trẻ, phụ nữ mang thai nên nắm rõ lịch khám thai định kỳ và đi đến các cơ sở y tế gần nhất, ít nhất 3 lần trong suốt thời gian thai kỳ. Nếu có điều kiện, thai phụ có thể khám thai và siêu âm mỗi tháng một lần.

Theo Dinhduong.online tổng hợp