Việc đưa trẻ đi tiêm phòng vacxin Pentaxim sẽ giúp phòng chống những căn bệnh nguy hiểm và hạn chế tối đa sự bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, ngoài vấn đề chất lượng của vacxin, các bậc cha mẹ cần biết cách chăm sóc trẻ thông qua chế độ dinh dưỡng hợp lý trong thời gian tiêm chủng để đảm bảo trẻ được khỏe mạnh và an toàn.
Xem nhanh
Vacxin Pentaxim là gì?
Vacxin Pentaxim 5 trong 1 là loại vacxin kết hợp ngăn ngừa cùng lúc 5 loại bệnh: ho gà, uốn ván, bạch cầu, bại liệt, viêm não do vi trùng HiB. Đây là những loại bệnh quan trọng có khả năng gây tàn tật, thậm chí là tử vong. Loại vacxin này thuộc tiêm chủng dịch vụ, không nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng.
Theo các bác sĩ, khi trẻ bị sốt phát ban chúng ta cần lựa chọn những thức ăn lỏng, giàu dinh dưỡng và dễ tiêu hóa. Tuy nhiên, theo tâm lý của một số phụ huynh vì nghĩ con đang bệnh nên cho con ăn uống khắt khe hơn. Điều này…
Pentaxim được dùng để chủng ngừa thay thế cho vắc xin 5 trong 1 Quinvaxem trong chương trình tiêm chủng mở rộng.
Đặc điểm khác biệt trong thành phần của vắc xin 5 trong 1 Pentaxim và Quinvaxem là:
- Pentaxim không có viêm gan B, nhưng có thành phần Bại liệt
- Quinvaxem trong thành phần không có Bại liệt nhưng lại có viêm gan B
- Thành phần ho gà trong Pentaxim là ho gà vô bào.
- Thành phần ho gà của Quinvaxem là ho gà toàn tế bào.
Những điều cần biết về vacxin Pentaxim
– Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ từ 6 tuần tuổi đến trước 5 tuổi có thể tim vacxin Pentaxim.
– Lịch tiêm: Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới, nên bắt đầu tiêm từ khi trẻ 2 tháng tuổi với 3 mũi cơ bản cách nhau từ 1 – 2 tháng. Sau đó trong năm thứ 2, tiêm lại mũi nữa.
– Những tác dụng phụ khi tiêm vacxin: Trong 48 giờ sau khi tiêm, chỗ tiêm đau, cứng và nổi quầng đỏ. Tiếp theo là các triệu chứng khác như buồn ngủ, sốt, ói mửa, co giật, phát ban ngoài da, nổi mề đay…
Chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ trong thời gian khi tiêm vacxin Pentaxim
Trước vài ngày tiêm vacxin, các mẹ nên cho bé ăn uống đủ chất để tăng cường sức đề kháng, chuẩn bị một sức khỏe thật tốt. Vì vậy, trong thực đơn hàng ngày các mẹ cần tập trung những loại thực phẩm giàu kẽm, vitamin A, vitamin C. Mẹ có thể chọn thịt bò, sò, cà chua, cà rốt, khoai lang, cam…chế biến thành những món ngon cho con.
Giai đoạn sau khi tiêm xong, trẻ có thể bị sốt, mệt mỏi và chán ăn. Hãy nhớ rằng khi đó cơ thể trẻ rất dễ mất nước, giảm tiết nước bọt. Việc cần làm bây giờ là thường xuyên bổ sung nước cho trẻ. Nếu là trẻ sơ sinh, nên cho trẻ bú mẹ nhiều. Nếu trẻ đã ngưng bú và chuyển sang ăn dặm, mẹ nên cho trẻ uống nhiều nước lọc, nước ép hoa quả, uống sữa hoặc sữa chua để bù đắp lượng vitamin A và C.
Ngoài ra mẹ cũng cần nấu cho trẻ những món loãng và dễ tiêu như cháo hành nấu thịt, cháo đậu xanh nấu thịt, súp cua, súp gà…Lưu ý, không nên ép trẻ ăn quá nhiều trong một bữa, hãy chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày.
Các món cháo dinh dưỡng cho trẻ biếng ăn được chế biến ngon hương vi hấp dẫn giúp kích thích vị giác của trẻ nhỏ. Hãy cùng chăm sóc bé yêu của bạn bằng những món cháo bổ dưỡng này nhé! 1. Cháo lươn cà rốt Nguyên liệu 25 g…
Theo Dinhduong.online tổng hợp