Siêu âm tim thai kỳ là phương pháp y học chẩn đoán hình ảnh về tình trạng tim mạch của thai nhi như: cấu trúc, nhịp tim và chức năng của tim. Từ đó, siêu âm tim thai kỳ giúp phát hiện những dị tật của trẻ và có các phương pháp điều trị kịp thời trong giai đoạn đầu của thai kỳ.
Xem nhanh
1. Lí do mẹ bầu nên thực hiện siêu âm tim thai kỳ
Phương pháp siêu âm tim thai kỳ giúp bác sĩ phát hiện những dị tật về tim của thai nhi. Các bác sĩ cũng khuyến cáo thai phụ nên siêu âm tim thai kỳ để phát hiện và có cách điều trị kịp thời.
Mặc dù trong giai đoạn đầu của thai nhi, tim là cấu trúc phát triển và luôn thay đổi, tuy nhiên siêu âm tim thai kỳ hiện nay rất tiến bộ, có thể phát hiện 60% sự bất thường của tim thai nhi và chẩn đoán chính xác đến 90% sau khi kết quả trải qua quá trình sàng lọc.
Siêu âm tim thai kỳ là điều cần thiết mà tất cả thai phụ nên thực hiện
Theo thống kê của bộ Y tế, sẽ có khoảng 9.000 đến 10.000 trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh khi vừa chào đời, chiếm 0,8% tổng số bé được sinh ra. Trong đó, có đến 50% bé bị mắc bệnh tim nặng và chỉ có khoảng một nửa trẻ em trong số đó là được phẫu thuật. Chính vì vậy, siêu âm tim thai kỳ là rất cần thiết và quan trọng, mẹ bầu cần quan tâm và thực hiện định kỳ theo lịch hẹn với bác sĩ.
Bài viết chi tiết: Vì sao mẹ bầu nên siêu âm tim bẩm sinh trong thai kỳ?
2. Đối tượng thực hiện siêu âm tim thai kỳ
Siêu âm tim thai kỳ được bác sĩ khuyến cáo nên tiến hành đối với tất cả các thai phụ để có thể phát hiện sớm nhất tình trạng tim của thai nhi, đưa ra các biện pháp điều trị nhanh chóng và phù hợp. Ngoài ra, nên lưu ý các trường hợp đặc biệt sau đây phải siêu âm tim thai kỳ:
- Thai nhi được thụ tinh nhân tạo.
- Thai phụ có sử dụng một số loại thuốc ảnh hưởng đến thai nhi như thuốc trầm cảm, thuốc chống co giật, thuốc chống động kinh,…
- Gia đình có tiền sử mắc bệnh tim có nguy cơ thai nhi bị bệnh về tim cao.
- Mẹ bầu mắc các bệnh di truyền như đái tháo đường, tăng huyết áp, sởi, thủy đậu, rubella,…
- Đã có phát hiện bất thường trong lần siêu âm thai trước đó.
- Trong thời gian thai kỳ, thai phụ bị nhiễm Rubella, bệnh tự nhiễm (lupus đỏ, HC Sjogren,…).
Thai phụ mắc bệnh tiểu đường nên siêu âm tim thai kỳ
3. Thời điểm siêu âm tim thai kỳ
Khi tim thai của bé phát triển hoàn chỉnh, đó là thời điểm siêu âm tim thai kỳ hiệu quả và hoàn thiện hơn. Thường thì vào khoảng tuần thứ 22 đến tuần thứ 26 của thai kỳ, mẹ bầu nên siêu âm tim thai kỳ.
Tim thai bắt đầu hình thành rõ và đập vào khoảng 22 ngày sau khi thụ thai. Nhịp tim của trẻ sẽ xuất hiện vào tuần từ thứ 6-7 của thai kỳ. Tuy nhiên, cũng có trường hợp đến tuần thứ 8, thứ 10 mới khi thấy tim của thai nhi.
Từ tuần thứ 20 trở đi, nhịp tim của thai nhi trở nên mạnh mẽ hơn và có thể nghe thấy được khi áp sát tai vào bụng mẹ bầu. Nhịp tim nghe thấy càng rõ và dễ nghe thì chứng minh bé khỏe mạnh và phát triển bình thường.
Bằng những kỹ thuật siêu âm hiện đại, có thể nghe thấy nhịp tim của thai nhi vào tuần thứ 6-7 của thai kỳ
4. Sau khi siêu âm tim thai kỳ, thai phụ cần làm gì?
Để bảo đảm cho sức khỏe mẹ và bé tốt nhất, thai phụ sẽ được hẹn để tiếp tục kiểm tra vào lần sau để theo dõi siêu âm tim thai. Nếu có phát hiện những bất thường nào ở tim, bác sĩ sẽ đưa ra cách điều trị kịp thời.
Nếu có những tình trạng không bình thường, bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành chụp ảnh bổ sung và giải thích về mức độ ảnh hưởng của dị tật, sản phụ cần làm gì và bé có cần phải phẫu thuật tim sau khi sinh hay không?
Ngoài ra, bác sĩ có thể yêu cầu mẹ thực hiện các xét nghiệm khác liên quan như: siêu âm thai chuyên sâu, chọc dò ối. Bên cạnh đó, các mẹ nên tham gia các buổi tư vấn di truyền, tư vấn kiểm soát thai nhi và một số tư vấn về những gì ba mẹ nên chuẩn bị khi bé có nguy cơ bị bệnh tim bẩm sinh để có những kiến thức và kinh nghiệm tốt nhất, bảo vệ sức khỏe con yêu của bạn.
Mẹ bầu nên nghe tư vấn về cách chăm sóc và những nguy hiểm thường gặp của bé bệnh tim bẩm sinh để có chuẩn bị tốt nhất
Như vậy, siêu âm tim thai kỳ giúp mẹ phát hiện kịp thời những dị tật của bé, từ đó có các biện pháp phòng chống một cách tốt nhất, đảm bảo sự phát triển toàn diện cho con yêu của bạn ngay những ngày đầu đời. Hy vọng những thông tin đã cung cấp ở bài viết trên sẽ giúp mẹ hiểu rõ hơn về siêu âm tim thai kỳ.
Nội dung liên quan: Siêu âm tim: Vai trò, phân loại và lưu ý