Bổ sung DHA cho bà bầu là một trong những việc vô cùng quan trọng trong suốt thai kỳ. Có thể nói, DHA là dưỡng chất thiết yếu cho sức khoẻ của sản phụ và thai nhi, hỗ trợ cho sự hình thành và phát triển não bộ – thị lực. Tuy nhiên, mẹ bầu nên bổ sung DHA như thế nào? Vì sao cần sử dụng DHA? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để giải đáp những thắc mắc này.
Xem nhanh
1. Vì sao phụ nữ mang thai cần bổ sung DHA?
DHA (hay còn gọi là Axit docosahexaenoic) là một axit béo omega-3 đóng vai trò thiết yếu cho tất cả các tế bào trong cơ thể. Đặc biệt, với sự xuất hiện của DHA, các cơ quan như não, mặt và da có thể hoạt động mạnh mẽ và tối ưu hơn.
Các nhà nghiên cứu tại Hiệp hội Y học Sinh sản Hoa Kỳ chỉ ra một số ưu điểm khi bổ sung DHA trong quá trình mang thai, cụ thể là:
- Các cơ quan như não, mắt ở trẻ sơ sinh phát triển tốt hơn.
- Phát triển hệ thần kinh
- Giảm thiểu tỷ lệ sinh non.
- Đảm bảo trẻ sơ sinh đủ cân, khỏe mạnh.
- Hỗ trợ tâm trạng của người mẹ trong thời kỳ hậu sản, ngăn chặn nguy cơ trầm cảm sau sinh.
Không những vậy, DHA được xem là chất béo xuất hiện nhiều trong não, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng nhận thức và chú ý của trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, cơ thể không thể tự tạo ra một lượng lớn DHA. Chính vì vậy, các chuyên gia khuyến nghị phụ nữ mang thai nên bổ sung thêm DHA thông qua những thực phẩm bên ngoài.
2. Nhu cầu bổ sung DHA trong từng giai đoạn của thai kỳ
Theo khuyến nghị của tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bà bầu nên duy trì bổ sung khoảng 100 -200 mg DHA mỗi ngày trong giai đoạn mang thai. Cụ thể:
2.1 Trong 3 tháng đầu thai kỳ (Tam cá nguyệt đầu tiên)
Trong giai đoạn này, bà bầu nên bổ sung những dưỡng chất thiết yếu như DHA, sắt, protein và canxi. Các dưỡng chất này xuất hiện chủ yếu trong những thực phẩm như bánh mì, ngũ cốc, cá… Việc cung cấp đầy đủ dinh dưỡng trong giai đoạn này sẽ giúp giảm nguy cơ sinh non và các biến chứng trước khi sinh, có tác dụng tích cực đến sự hình thành và phát triển của thai nhi.
2.2 Trong 3 tháng giữa thai kỳ (Tam cá nguyệt thứ hai)
Ở giai đoạn này, mẹ bầu cần bổ sung một lượng lớn DHA, vì tế bào não của trẻ đang trong quá trình phát triển mạnh mẽ, trung bình hình thành khoảng 250.000 tế bào thần kinh mỗi phút. Vai trò của DHA lúc này là cung cấp chất lỏng cho màng tế bào, từ đó tăng cường khả năng truyền tải thông tin của tế bào thần kinh. Vì vậy, mẹ bầu chú ý khẩu phần ăn hàng ngày cần 1 phần đạm, 3 phần chất béo và 6 phần đường bột để đảm bảo cung cấp đủ hàm lượng DHA cho cơ thể.
Chất đạm (protein) là một chất dinh dưỡng rất cần thiết cho cơ thể. Lượng đạm được khuyến cáo cần cung cấp cho cơ thể hàng ngày ở độ tuổi từ 19-70 tuổi với nữ giới là 46 gram, đối với nam giới là 56 gram. Nếu không cung cấp đủ…
2.3 Trong 3 tháng cuối thai kỳ (Tam cá nguyệt thứ ba)
Lúc này, kích thước não bộ và thai nhi đang phát triển nhanh chóng nên cần một lượng lớn axit béo để phát triển hệ thần kinh và mạch máu. Dù không nhất thiết phải tăng khẩu phần ăn như ở tam cá nguyệt thứ 2 nhưng mẹ bầu vẫn cần chú ý thực hiện chế độ ăn uống hợp lý, có thể bổ sung DHA kết hợp với nghỉ ngơi, thư giãn. Đây cũng là điều kiện tiên quyết giúp mẹ bầu giảm thiểu tình trạng sinh non, biến chứng trước khi sinh và mang lại sự phát triển tối ưu cho bé trong giai đoạn đầu đời.
3. Những thực phẩm hỗ trợ bổ sung DHA cho bà bầu
Vì cơ thể con người không thể tự tổng hợp một lượng DHA, nên chế độ ăn uống hằng ngày đóng vai trò rất quan trọng trong việc bổ sung DHA cho mẹ bầu. Trong giai đoạn mang thai, các mẹ có thể ăn nhiều thực phẩm giàu DHA như sau:
- Các loại hải sản như tôm, cua, mực: Đây là những loại hải sản giàu Canxi và DHA, không chỉ hỗ trợ hình thành hệ cơ xương chắc khỏe mà còn phát triển trí não tối ưu.
- Rau xanh: Các loại bắp cải, cải xoăn, súp lơ không những giàu DHA mà còn giàu chất xơ, rất cần thiết trong những bữa ăn hằng ngày của thai phụ.
- Lòng đỏ trứng gà: Trong lòng đỏ trứng gà giàu DHA và Choline, rất tốt cho sự phát triển của não bộ. Tuy nhiên, các mẹ cũng nên lưu ý là chỉ ăn lòng đỏ trứng đã được luộc chín, không nên ăn dạng sống hoặc lòng đào.
- Ngũ cốc: Hàm lượng DHA còn được tìm thấy trong những loại hạt và ngũ cốc như hạnh nhân, óc chó, đậu phộng. Bằng cách này, mẹ có thể hỗ trợ phát triển trí não và thị giác cho trẻ một cách tối ưu.
- Sữa: Trên thị trường hiện nay, các loại sữa cho bà bầu luôn tập trung cải tiến công thức thêm DHA. Chính vì vậy, mẹ có thể bổ sung DHA thông qua việc uống sữa mỗi ngày.
- Cá: Cá hồi, cá chép, cá thu, cá ngừ, cá mòi… là những loại cá mẹ bầu nên bổ sung vào thực đơn hằng ngày của mình để bổ sung thêm DHA. Song, thai phụ cũng không nên ăn quá nhiều để tránh nguy cơ nhiễm độc thuỷ ngân. Hàm lượng khuyến cáo cho mẹ bầu khi ăn cá là 300gr/tuần.
Trong khẩu phần dinh dưỡng mang thai tuần 33, mẹ bầu nên tăng cường chất xơ bằng cách ăn nhiều trái cây và rau củ. Đừng quên uống nhiều nước để chế độ ăn uống giàu chất xơ mang lại hiệu quả như mong muốn. Thai tuần 33, vì sao…
4. Một số thắc mắc thường gặp khi bổ sung DHA cho bà bầu
4.1 Sẽ ra sao nếu bà bầu bị thiếu hụt DHA?
Phụ nữ mang thai không bổ sung đủ DHA sẽ có nguy cơ cao bị chuyển dạ sinh non, tiền sản giật, trầm cảm sau sinh. Ngoài ra, thai phụ có thể gặp những vấn đề về mãn kinh, loãng xương và bệnh tim mạch.
DHA đóng vai trò thiết yếu trong việc tạo hồng huyết cầu, cung cấp oxy cho thai nhi. Chính vì vậy, việc thiếu hụt DHA còn tác động đến hệ thống miễn dịch của trẻ, làm tăng nguy cơ mắc bệnh hen suyễn, đồng thời làm suy giảm khả năng tập trung. Nói cách khác, trong quá trình mang thai nếu mẹ không bổ sung đủ DHA, trẻ sau sinh có thể sẽ phát triển chậm hơn so với những bé đồng trang lứa.
4.2 Bà bầu có nên sử dụng viên uống DHA?
Hiện nay, một số chuyên gia khuyến nghị các thai phụ nên rèn luyện thói quen sử dụng viên uống DHA hằng ngày, trong trường hợp không thể bổ sung đầy đủ dưỡng chất này trong chế độ ăn uống. Các mẹ bầu nên dùng viên uống DHA ít nhất 3 tháng trước khi mang thai.
4.3 Thời điểm vàng để bổ sung DHA là khi nào?
Sau bữa ăn, khi bụng vẫn còn no là thời điểm tốt nhất để bổ sung DHA, vì kết hợp với thức ăn có thể giúp DHA dễ hấp thu hơn, đồng thời chất béo sẽ kích thích lipase phân hủy Omega-3 vào ruột non.
4.4 Thai phụ có thể bổ sung sắt và DHA cùng lúc hay không?
Theo nghiên cứu của các chuyên gia y tế, mẹ bầu có thể bổ sung sắt và DHA trong cùng một giai đoạn. Tuy nhiên, để tránh những tác dụng phụ và phản ứng không mong muốn, thai phụ nên sử dụng hai loại thực phẩm bổ sung này cách nhau 1 – 2 giờ đồng hồ.
Trên đây là những thông tin về việc bổ sung DHA cho bà bầu hiệu quả nhất. Hy vọng những chia sẻ trên đã giúp bạn hiểu thêm về nhu cầu DHA trong quá trình mang thai cũng như cách bổ sung dưỡng chất này tối ưu nhất.
Nguồn tham khảo:
https://suanaotot.com/review-sua-co-dha-cho-ba-bau-loai-nao-tot-nhat-hien-nay.html