Những thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng cho bé đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình trưởng thành. Với một chế độ ăn uống khoa học, cân bằng dưỡng chất, bé yêu của bạn sẽ được phát triển toàn diện về thể chất lẫn trí não. Hãy cùng tìm hiểu những thực phẩm mà mẹ không nên bỏ qua trong tháp dinh dưỡng mỗi ngày của bé.
Xem nhanh
1. Vi chất dinh dưỡng là gì?
Các nhà khoa học đã chứng minh rằng, cơ thể của trẻ cần một lượng nhỏ vi chất dinh dưỡng, thay vì bổ sung quá nhiều chất dinh dưỡng đa lượng (protein, chất béo và carbohydrate). Đồng thời, các cơ quan phải lấy vi chất dinh dưỡng từ thực phẩm do cơ thể không thể tự sản xuất vitamin và khoáng chất.
Thuật ngữ vi chất dinh dưỡng được sử dụng để chỉ những loại vitamin và khoáng chất nói chung
Vitamin là các hợp chất hữu cơ do thực vật và động vật tạo ra có thể bị phân hủy bởi nhiệt, axit hoặc không khí. Mặt khác, khoáng chất là chất vô cơ, tồn tại trong đất hoặc nước và không thể bị phân hủy. Khi bạn ăn, bạn tiêu thụ các vitamin mà thực vật và động vật tạo ra hoặc các khoáng chất mà chúng hấp thụ.
Hàm lượng vi chất dinh dưỡng trong mỗi loại thực phẩm là khác nhau, vì vậy tốt nhất bạn nên ăn nhiều loại thực phẩm để có đủ vitamin và khoáng chất. Bổ sung đầy đủ tất cả các vi chất dinh dưỡng là điều rất cần thiết để trẻ có một thể chất khoẻ mạnh. Vitamin và khoáng chất rất quan trọng cho sự tăng trưởng, chức năng miễn dịch, sự phát triển của não và nhiều chức năng quan trọng khác.
2. Vi chất dinh dưỡng: Phân loại và chức năng
Vitamin và khoáng chất có thể được chia thành 4 loại: Vitamin tan trong nước, Vitamin tan trong chất béo, Nguyên tố vi lượng và Khoáng chất vi lượng.
2.1 Vitamin tan trong nước
Hầu hết các vitamin đều tan trong nước. Chúng khó có thể lưu trữ trong cơ thể và thường bị đào thải ra ngoài theo đường nước tiểu khi tiêu thụ quá mức.
Các vitamin tan trong nước – với một số chức năng của chúng – là:
- Vitamin B1 (thiamine): Giúp chuyển hóa chất dinh dưỡng thành năng lượng.
- Vitamin B2 (riboflavin): Cần thiết cho sản xuất năng lượng, chức năng tế bào và chuyển hóa chất béo.
- Vitamin B3 (niacin): Thúc đẩy sản xuất năng lượng từ thực phẩm.
- Vitamin B5 (axit pantothenic): Cần thiết cho quá trình tổng hợp axit béo.
- Vitamin B6 (pyridoxine): Giúp cơ thể giải phóng đường từ carbohydrate dự trữ để tạo năng lượng và tạo ra các tế bào hồng cầu.
- Vitamin B7 (biotin): Đóng một vai trò trong quá trình chuyển hóa axit béo, axit amin và glucose.
- Vitamin B9 (folate): Quan trọng cho sự phân chia tế bào thích hợp.
- Vitamin B12 (cobalamin): Cần thiết cho sự hình thành tế bào hồng cầu, hệ thống thần kinh và chức năng não thích hợp.
- Vitamin C (axit ascorbic): Cần thiết cho việc tạo ra chất dẫn truyền thần kinh và collagen, protein chính trong da.
Vitamin là những hợp chất rất cần cho sự phát triển toàn diện của bé. Cơ thể con người không tự tổng hợp được hầu hết các loại vitamin mà phải hấp thu từ nguồn bên ngoài. Trước khi bổ sung vitamin tổng hợp cho bé, bạn cần trang bị đầy…
2.2 Vitamin tan trong chất béo
Vitamin tan trong chất béo không tan trong nước. Chúng được hấp thụ tốt nhất khi được tiêu thụ cùng với nguồn chất béo. Sau khi tiêu thụ, các vitamin này được lưu trữ trong gan và các mô mỡ. Do đó, mẹ nên đảm bảo trong những thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng cho bé nên có:
- Vitamin A: Cần thiết cho thị lực và chức năng của các cơ quan.
- Vitamin D: Thúc đẩy chức năng miễn dịch thích hợp và hỗ trợ hấp thụ canxi và phát triển xương.
- Vitamin E: Hỗ trợ chức năng miễn dịch và hoạt động như một chất chống oxy hóa bảo vệ tế bào khỏi bị hư hại.
- Vitamin K: Cần thiết cho quá trình đông máu và phát triển xương thích hợp.
2.3 Nguyên tố vi lượng
Nguyên tố vi lượng cần một lượng lớn hơn khoáng chất vi lượng để thực hiện vai trò của chúng trong cơ thể.
- Canxi: Cần thiết cho cấu trúc và chức năng của xương và răng. Hỗ trợ chức năng cơ và co mạch máu.
- Phốt pho: Một phần của cấu trúc xương và màng tế bào.
- Magie: Hỗ trợ hơn 300 phản ứng enzyme, bao gồm cả việc điều chỉnh huyết áp.
- Natri: Chất điện giải giúp cân bằng chất lỏng và duy trì huyết áp.
- Clorua: Thường được tìm thấy ở dạng kết hợp với natri. Giúp duy trì cân bằng chất lỏng và được sử dụng để tạo dịch tiêu hóa.
- Kali: Chất điện giải duy trì trạng thái chất lỏng trong tế bào và giúp dẫn truyền thần kinh và chức năng cơ.
- Lưu huỳnh: Một phần của mọi mô sống và chứa trong các axit amin methionine và cysteine.
2.4 Khoáng chất vi lượng
Khoáng chất vi lượng cần thiết với số lượng nhỏ hơn so với nguyên tố vi lượng nhưng vẫn đủ hỗ trợ thực hiện các chức năng quan trọng trong cơ thể.
- Sắt: Giúp cung cấp oxy cho cơ bắp và hỗ trợ tạo ra một số hormone.
- Mangan: Hỗ trợ chuyển hóa carbohydrate, axit amin và cholesterol.
- Đồng: Cần thiết cho sự hình thành mô liên kết, cũng như chức năng bình thường của não và hệ thần kinh.
- Kẽm: Cần thiết cho sự phát triển bình thường, chức năng miễn dịch và chữa lành vết thương.
- Iốt: Hỗ trợ điều hòa tuyến giáp.
- Florua: Cần thiết cho sự phát triển của xương và răng.
- Selenium: Quan trọng đối với sức khỏe tuyến giáp, sinh sản và bảo vệ chống lại tổn thương oxy hóa.
Ngày nay, khi được hỏi những vi chất dinh dưỡng bạn biết là gì?. Mọi người thường sẽ trả lời những vi chất dinh dưỡng quen thuộc như sắt, kẽm, canxi, i-ốt,... Qua đó chúng ta có thể thấy được rằng vi chất dinh dưỡng đồng ít được mọi người…
3. Điểm danh 5 thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng cho bé tốt nhất
Sự phát triển toàn diện của bé phụ thuộc rất lớn vào chế độ dinh dưỡng hằng ngày. Do đó, phụ huynh nên chú ý bổ sung những thực phẩm này vào bữa ăn của bé để giúp bé được cung cấp đầy đủ vi chất dinh dưỡng nhé
3.1 Quả bơ
Bạn có thể cho bé yêu ăn 2 – 3 lát bơ mỗi ngày để cải thiện mật độ Canxi trong cơ thể
Chứa nhiều chất béo không bão hòa đơn lành mạnh cũng như một số protein và carbohydrate, bơ có hàm lượng chất xơ cao, nhiều chất chống oxy hóa và các sắc tố thực vật lành mạnh cùng với vitamin C, E, B6 và magie. Ngoài ra, những dưỡng chất có trong bơ còn đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa thức ăn thành năng lượng cho cơ thể.
3.2 Đậu lăng Puy
Đậu lăng Puy có chỉ số đường huyết thấp
Đậu lăng Puy rất có lợi trong việc cân bằng lượng đường trong máu. Đồng thời, đậu lăng Puy còn cung cấp một lượng đáng kể protein và chất xơ, giúp cân bằng dinh dưỡng một cách hoàn hảo. Không chỉ dừng lại ở đó, đậu lăng Ouy còn giàu khoáng chất kiềm như canxi, magie, sắt và kali. Có thể nói, đây chính là thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng cho bé mà mẹ không thể bỏ lỡ.
3.3 Củ dền
Củ dền là thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng cho bé tối ưu
Củ dền sở hữu nhiều carbohydrate và một ít protein. Mặc dù không sở hữu nhiều đường tự nhiên, nhưng củ dền lại chứa một lượng lớn Kali và các khoáng chất như Canxi và Magie.
3.4 Cải xoăn
Cải xoăn sở hữu nhiều dưỡng chất như chất xơ, vitamin C
Cải xoăn là một loại rau màu lá xanh đậm giàu chất diệp lục, chứa đầy canxi, cũng như vitamin C và chất xơ. Nó có thể được ăn sống hoặc hấp nhẹ, làm thành một món xào hay món súp ngon tuyệt cho trẻ.
3.5 Khoai lang
Khoai lang là nguồn cung cấp vi chất dinh dưỡng thiết yếu
Khoai lang là một loại củ giàu carbohydrate, nhưng cũng có nhiều vi chất dinh dưỡng! Đồng thời, chúng cũng là nguồn cung cấp vitamin A và beta-carotene, vitamin C, B6 và magie và nhiều chất xơ tuyệt vời khác.
3.6 Đậu hũ
Đậu hũ là nguồn Canxi dồi dào cho bé
Đậu phụ hoặc sữa đậu nành rất giàu protein và canxi, đồng thời cũng chứa sắt, vitamin B và selen – những chất dinh dưỡng thường bị thiếu trong chế độ ăn uống ngày nay.
Hy vọng bài viết trên đã giúp phụ huynh hiểu thêm về những thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng cho bé, từ đó cải thiện chất lượng bữa ăn của bé tối ưu nhất. Có thể nói, vi chất dinh dưỡng đóng vai trò thiết yêu trong chặng đường phát triển của bé. Do đó, hãy bổ sung thường xuyên cho bé những dưỡng chất này nhé.