Mọi người thường nghĩ rằng sốt xuất huyết là một loại bệnh truyền nhiễm, nên có thể lây sang người khác nếu tiếp xúc trực tiếp với người bệnh thông qua đường hô hấp hay quan hệ tình dục. Vậy điều đó có đúng hay không. Hãy cùng dinhduong.online đi tìm câu trả lời cho câu hỏi sốt xuất huyết có lây không nhé.
Trước hết để trả lời câu hỏi sốt xuất huyết có lây không, thì bạn cần trang bị những kiến thức về dấu hiệu sốt xuất huyết để phân biệt sốt xuất huyết với các loại sốt thông thường khác. Để nhanh chóng phát hiện bệnh và trị bệnh, tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra.
Sốt xuất hiện có lây khi tiếp xúc với người bệnh?
Theo ThS. BS Nguyễn Trung Cấp, Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương khẳng định: “Sốt xuất huyết không lây qua đường hô hấp, dịch tiết hay tiếp xúc với người bệnh. Sốt xuất huyết chỉ lây qua muỗi Aedes (muỗi vằn) đốt người bệnh nhiễm virus sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt”.
Như vậy, việc tiếp xúc trực tiếp giữa người khỏe mạnh và người bệnh sốt xuất huyết không làm lây bệnh. Thủ phạm lây truyền và có thể tạo thành dịch bệnh là muỗi Aedes. Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) khuyến cáo, đối tượng nào cũng có thể bị mắc sốt xuất huyết dù là người già, trẻ nhỏ hay thanh niên.
Nhiều người băn khoăn đã bị sốt xuất huyết rồi có thể mắc lại không nhưng các bác sĩ cho biết bệnh nhân mắc rồi vẫn có thể bị mắc lại và thậm chí lần sau còn mắc nặng hơn lần trước.
Nếu một người đã nhiễm với chủng virus nào thì chỉ có khả năng tạo được miễn dịch suốt đời với chủng virus đó nhưng chưa có khả năng miễn dịch với những chủng virus còn lại. Do vậy, mỗi người có thể sẽ mắc sốt xuất huyết 4 lần trong cả đời người. Nếu mới mắc sốt xuất huyết lần đầu, người đó có thể còn mắc bệnh thêm 3 lần nữa bởi các tuýp virus Dengue còn lại (Hiện lưu hành 4 tuýp virus sốt xuất huyết).
Vậy sốt xuất huyết lây qua đường nào?
Theo BS. Nguyễn Trung Cấp, cơ chế lây truyền của sốt xuất huyết là, muỗi đốt người bệnh, hút phải máu có virus, sau đó virus nhân lên trong cơ thể muỗi. Sốt xuất huyết có 2 khả năng lây truyền tiếp: Virus ra tuyến nước bọt của muỗi. Khi đốt người khác, chúng truyền virus cho người khác.
Ngoài ra, virus truyền sang trứng muỗi. Khi muỗi đẻ trứng nở thành loăng quăng lột xác thành muỗi thế hệ con. Lúc này, muỗi đi đốt người, truyền virus cho người khác sẽ bị sốt xuất huyết.
Có thể bạn quan tâm: Phân biệt muỗi sốt xuất huyết và muỗi thường
Lưu ý: Theo TS. Vũ Đức Chính, Trưởng khoa Côn trùng, Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương cho biết, muỗi vằn chỉ đốt người vào ban ngày chứ không phải ban đêm. Thời kỳ cao điểm đốt người của nó là vào buổi sáng sớm và trước hoàng hôn. Tuy nhiên, người dân Việt Nam thường chỉ có thói quen dùng màn vào ban đêm. Điều đó làm tăng nguy cơ bị muỗi vằn đốt và mắc bệnh.
Theo baomoi.com