Người bệnh sốt xuất huyết nên ăn gì, uống gì và kiêng gì để tăng sức đề kháng cũng như góp phần ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm?
Mỗi năm cứ vào mùa mưa thì bệnh sốt xuất huyết tại nước ta lan nhanh trên diện rộng. Bệnh có thể dẫn đến sốc, giảm thể tích tuần hoàn máu, rối loạn đông máu hoặc tử vong nếu không được chẩn đoán và xử lý sớm. Hiện nay, căn bệnh này vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu mà chỉ có thuốc hạ sốt điều trị triệu chứng. Do đó, ngoài việc dùng thuốc tuân theo chỉ định của bác sĩ thì chế độ dinh dưỡng rất quan trọng với người bệnh.
Một triệu chứng thường gặp của người bệnh sốt xuất huyết là bị sốt rất cao. Nhiệt độ cơ thể lên đến 39, 40 độ C. Vì thế họ sẽ cảm thấy mệt mỏi, mất sức rất nhiều. Người nhà cần cho bệnh nhân ăn những thức ăn dạng lỏng, dễ nuốt, dễ tiêu.
Cháo là món ăn tốt nhất cho người bệnh, nên ăn nhiều bữa trong ngày. Lưu ý, không nên kiêng cữ quá mức mà cần ưu tiên những thực phẩm giàu dinh dưỡng. Cháo thịt băm, cháo cá nấu cùng với các loại rau, củ để cung cấp đầy đủ dưỡng chất mới giúp người bệnh nhanh phục hồi.
Khi bé bị sốt, nếu cha mẹ cho con ăn một số thức ăn không phù hợp sẽ khiến bệnh của bé thêm trầm trọng. Cháo luôn là món ăn phù hợp nhất cho bé khi bị ốm, chán ăn. Thế nhưng bé bị sốt nên ăn cháo gì? Sau đây…
2. Bổ sung đạm
Khi cơn sốt xuất huyết kéo đến, nó khiến người bệnh vô cùng mệt mỏi, đau nhức toàn thân. Do đó, trong chế độ ăn cần tập trung protein để cung cấp năng lượng, nâng cao hệ miễn dịch chống lại virus. Các món chế biến từ thịt gà, cá, trứng, sữa và các sản phẩm từ sữa nên được đưa vào làm các món chính trong chế độ ăn uống của bệnh nhân.
3. Cam
Người bệnh sốt xuất huyết nên ăn gì? Hãy ăn cam và uống nước ép cam càng tốt. Vì loại quả này mang đến rất nhiều vitamin, trong đó có vitamin C góp phần tăng cường kháng thể. Hàm lượng chất xơ dồi dào giúp người bệnh dễ tiêu hóa khi không thể vận động nhiều.
Bệnh sốt xuất huyết nên kiêng gì?
1. Thực phẩm sẫm màu
Người bệnh sốt xuất huyết rất dễ bị xuất huyết niêm mạc, chảy máu mũi, chảy máu răng, chảy máu dạ dày. Tuyệt đối nói “không” với các thực phẩm đậm màu. Cụ thể là màu đỏ, đen hoặc nâu như nước coca, nước xá xị, xì dầu, dưa hấu. Bởi sự có mặt của chúng khiến chúng ta dễ bị nhầm lẫn, rất khó xác định bệnh nhân có đang chảy máu dạ dày hay đang tổn thương các tạng khác hay không.
2. Đồ cay, nóng
Bất kỳ ai cũng nên hạn chế ăn đồ ăn có gia vị cay, nóng như gừng, mù tạt, ớt. Riêng đối với người bệnh, chúng sẽ làm tăng nhiệt trong cơ thể. Từ đó quá trình phục hồi bệnh trở nên khó khăn hơn.
Việc ăn cay, ăn nhiều gia vị cay nồng như ớt, tiêu, mù tạt... được nhận định là một thói quen ăn uống không an toàn và có thể gây hại cho cơ thể. Tuy sử dụng các gia vị ớt, tiêu sẽ tạo nên sự hấp dẫn cho món…
3. Nước ngọt, có chất kích thích
Trong giai đoạn điều trị bệnh, người bệnh cần tránh xa nước ngọt có ga, cà phê, rượu, bia và trà đậm. Bởi chúng có thể làm giảm tác dụng của các thuốc hạ sốt. Trong đó, đặc biệt là trà đậm rất dễ kích thích não, làm tăng huyết áp, tim đập nhanh. Thức uống này thực sự không tốt cho người bệnh. Riêng đối với nước ép trái cây không nên sử dụng đường tự nhiên, không dùng mật ong. Bởi vì nếu cơ thể người bệnh tiêu thụ quá nhiều đường sẽ làm chậm quá trình tiêu diệt virus, việc điều trị trở nên khó khăn hơn.
Bị sốt xuất huyết nên uống gì?
1. Nước cam, nước chanh
Đây là những loại quả tốt nhất cho người mắc bệnh sốt xuất huyết. Cam, chanh rất dễ chế biến thành nước ép, và cũng giàu vitamin C giúp phục hồi kháng thể. Cả hai đều là những đồ uống giúp phục hồi sinh lực và tăng cường chức năng gan
2. Nước gừng
Về cơ bản bệnh nhân sốt xuất huyết cần nhiều chất lỏng. Nước gừng ấm giúp hỗ trợ cho cơ thể và làm giảm cảm giác buồn nôn.
3. Nước ép rau
Vì bệnh nhân sốt xuất huyết khó tiêu hóa thức ăn đặc khi bị sốt, nước ép rau dễ tiêu hóa và giúp bù nước do hàm lượng nước cao. Cà rốt, dưa chuột và rau xanh cũng cung cấp các chất dinh dưỡng cơ bản cần thiết cho cơ thể.
4. Nước trái cây
Nước ép trái cây như dưa hấu, ổi, kiwi, đu đủ và các loại trái cây giàu vitamin C khác là những đồ uống không thể thiếu cho bệnh nhân sốt xuất huyết. Nó giúp sản sinh tế bào lympho và tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể.
5. Sữa
Bệnh nhân sốt xuất huyết nên chọn sữa bò để cung cấp năng lượng cùng với vitamin và khoáng chất với thông số tốt. Ngoài ra, sữa dê cũng là một trong những lựa chọn tốt, hỗ trợ tăng lượng tiểu cầu, rất cấp bách khi bệnh nhân bị chảy máu.
Tóm lại, chế độ dinh dưỡng thực sự rất quan trọng đối với người bệnh. Những thông tin trên đã giúp chúng ta giải đáp được thắc mắc bệnh sốt xuất huyết nên ăn gì, uống gì và kiêng gì? Có những món ăn, thức uống giúp họ phục hồi sức khỏe nhưng cũng có nhiều thực phẩm dễ gây rối loạn khiến tình trạng sức khỏe trở nên xấu hơn. Bản thân bệnh nhân và người nhà cần lưu ý nhé!