Tác dụng của cây chó đẻ có chữa được bệnh gan?

Tác giả: Lê Thị Cẩm Hường

Tác dụng của cây chó đẻ

Diệp hạ châu còn được gọi cây chó đẻ được biết đến với tác dụng điều trị viêm gan rất hiệu quả. Tuy nhiên những tác dụng của cây chó đẻ có thực sự đúng như những gì nhiều người truyền tai nhau? 

Tìm hiểu cây chó đẻ

Cây chó đẻ là loại cây khá phổ biến ở các miền quê Việt Nam. Chúng thường mọc hoang ở ven đường, những cánh đồng khô, vùng đất hoang hoặc bìa rừng dưới độ cao 600m. Loại cây này phân bố nhiều ở các nước như: Ấn độ, Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Nhật Bản, Việt Nam, Nam Mỹ…

Sở dĩ tên gọi như vậy vì từ xa xưa các bậc chân y đã quan sát và thấy rằng sau khi sinh, chó mẹ thường tìm ăn loại cây này nên gọi là cây chó đẻ. Cây có thể mọc thẳng hoặc bò dưới đất, cao từ 30cm đến 80cm, có nhiều nhánh và lá nhìn rất giống lá cây phượng có hình răng cưa nên còn gọi là cây chó đẻ răng cưa.

Tác dụng của cây chó đẻ
Cây chó đẻ có 3 loại chính cần phân biệt được

 

Cây chó đẻ còn có một số tên gọi khác là: Diệp hạ châu, cây cau trời, cây chó đẻ răng cưa hoặc cây xấu hổ. Tên Hán Việt là: Trân châu thảo, hiệp hậu châu, nhật khai dạ bế. Tên khoa học là Phyllanthus urinaria L, họ Thầu Dầu. Cây có hạt tròn xếp thành hàng phía dưới lá nên gọi là Diệp hạ châu (diệp: lá, hạ: dưới, châu: ngọc tròn).

Cây lược vàng có chữa được ung thư?

Cây lược vàng trước đây thường được trồng làm cảnh tại nhiều gia đình Việt Nam và một số nước trên thế giới. Trong vài năm trở lại đây, có một cơn sốt lược vàng có thể chữa được mọi bệnh, đặc biệt là trị khỏi căn bệnh quái ác…

Những tác dụng của cây chó đẻ

1. Chữa các bệnh về gan

Chữa viêm gan siêu vi B:

Bệnh viêm gan siêu vi B là một căn bệnh do siêu vi viêm gan B (HBV) gây ra. Có khoảng 4.9% người Mỹ mắc bệnh này và ở Việt Nam cũng không phải là hiếm.

Cách làm:

30g cây chó đẻ
12g nhân trần
12g sài hồ
8g chi từ
12g hạ khô tảo
Tất cả xao khô dùng để sắc lấy nước uống ngày 1 thang.

– Chữa viêm gan do virus:

Diệp hạ châu đắng sao khô 20 g, sắc nước 3 lần. Trộn chung các nước sắc, thêm 50g đường đun sôi cho tan, chia làm 4 lần uống trong ngày. Khi kết quả xét nghiệm HBsAg (-) thì ngừng thuốc.

– Chữa suy gan (do sốt rét, sán lá, lỵ amib, ứ mật, nhiễm độc):

Diệp hạ châu (ngọt hoặc đắng) sao khô 20g, cam thảo đất sao khô 20g, sắc nước uống hằng ngày.

– Chữa xơ gan cổ trướng thể nặng:

Diệp hạ châu đắng sao khô 100g sắc nước 3 lần. Trộn chung nước sắc, thêm 150 g đường đun sôi cho tan, chia nhiều lần uống trong ngày (thuốc rất đắng), liệu trình 30 – 40 ngày. Khẩu phần hằng ngày phải hạn chế muối, tăng đạm (thịt, cá, trứng, đậu phụ).

2. Trị mụn nhọt độc

Mụn nhọt độc thường xuất hiện ở trẻ em vào mùa nóng. Nhọt mưng mủ gây nhiễm trùng có thể phát sốt. Sử dụng cây chó đẻ rửa sạch giã với muối rồi chế với nước đun sôi để nguội, dùng bã đắp lên vùng da bị mụn nhọt còn nước có thể pha thêm đường để uống.

3. Trị sỏi thận

Đây là công bố năm 1990 của trường đại học Y Paulists ở Sao Paulo, Brazil. Công bố này cho biết đã thí nghiệm trên người và chuột và chữa khỏi bệnh sỏi thận sau khi cho uống trà diệp hạ châu từ 1-3 tháng.

9 năm sau, năm 1999 cũng ra đời những nghiên cứu khác chứng minh nước sắc cây chó đẻ có tác dụng gia tăng lượng nước tiểu, ngăn cản sự tạo thành các tinh thể calcium oxalate (tinh thể gây sỏi thận), tăng tiết mật và giãn cơ vùng sinh dục tiết niệu và ống mật. Những tác dụng này giúp ăn mòn những viên sỏi thận và trục xuất chúng ra ngoài qua đường nước tiểu.

Bệnh sỏi thận nên ăn gì trong điều trị?

Một trong những nguyên nhân chính khiến các ca mắc bệnh sỏi thận cứ tăng dần trong nhiều năm qua là do chế độ dinh dưỡng không hợp lý. Đa số, trong phẩu phần ăn uống, họ uống rất ít nước và lại ăn quá nhiều thịt. Dinh dưỡng có…

Hậu quả khôn lường khi lạm dụng cây chó đẻ chữa bệnh gan

Các nghiên cứu y học hiện đại cũng nhận định tác dụng của loại cây này rất tốt dùng để chữa bệnh viêm gan B, xơ gan, gan nhiễm mỡ… hiệu quả. Tuy nhiên hiện nay, việc nhiều người lạm dụng vị thuốc này trong điều trị bệnh gan lại gây ra phản tác dụng.

1. Dùng cây chó đẻ không đúng cách gây xơ gan, teo gan

Nhiều người cho rằng nếu uống nước từ cây chó đẻ sẽ giúp phòng bệnh gan mật và vô tư sử dụng ngay cả khi không mắc bệnh. Nhưng thực tế, chỉ những người bị bệnh gan và bệnh về mật mới phải dùng cây chó đẻ để hỗ trợ điều trị. Nếu không có bệnh mà uống cây chó đẻ hằng ngày là bắt gan và mật không có nhu cầu cũng phải tiết ra khiến các cơ quan này phải làm việc nhiều hơn nên dễ bị tổn thương, mất cân bằng.

Tác dụng của cây chó đẻ
Cẩn trọng khi dùng cây chó đẻ điều trị bệnh gan

2. Làm tăng nguy cơ gây vô sinh

Cây chó đẻ chữa bệnh viêm gan nhờ vị đắng, tính hàn có khả năng thanh nhiệt giải độc rất tốt. Tuy nhiên, nếu cơ thể quá hàn mà lạm dụng cây chó đẻ sẽ gây ảnh hưởng tới quá trình thụ thai, làm tăng nguy cơ bị vô sinh.

3. Có thể gây chóng mặt, ngất xỉu

Cây chó đẻ răng cưa là cây thuốc rất tốt trị bệnh gan, hạ men gan, nhưng đồng thời nó còn có tác dụng làm giảm mỡ máu. Nếu bệnh nhân dùng trong thời gian dài, với liều lượng cao, mà nhất là ở người bệnh không bị mỡ máu thì vô tình thuốc lại trở thành phản tác dụng. Điều đó dẫn đến những cơn chóng mặt, ngất xỉu là điều dễ hiểu.

Bệnh mỡ máu nên ăn gì? - Những điều cần lưu ý

Bệnh mỡ máu nên ăn gì? đang là mối quan tâm của rất nhiều người. Với cuộc sống bận rộn, ít vận động và sự lên ngôi của các thực phẩm đóng hộp, thức ăn nhanh,... số lượng người mắc bệnh mỡ máu cao ngày càng tăng lên và có…

4. Tối kỵ với phụ nữ mang thai

Riêng chuyện cây chó đẻ tối kỵ với phụ nữ mang thai là sự thật bởi đặc tính của cây thuốc này gây co mạch máu và tử cung, uống vào sẽ bị trụy thai. Nguy hại hơn, chó đẻ còn có tính phá huyết, dùng vô tội vạ, không bệnh mà dùng sẽ đổ bệnh nghiêm trọng.

Tóm lại những tác dụng của cây chó đẻ tuy đã được biết đến phổ biến, tuy nhiên để đảm bảo sức khỏe trước khi áp dụng chúng ta cần tham khảo ý kiến của bác sĩ, chớ đừng thực hiện tùy tiện kẻo gây những hậu quả khôn lường.

Theo Dinhduong.online tổng hợp