Trong 2 ngày đầu, các dấu hiệu sốt xuất huyết thường mờ nhạt, người bệnh rất khó phát hiện. Nếu xét nghiệm lúc này, các chỉ số đều bình thường. Nhưng nếu xung quanh có người bị sốt xuất huyết, hãy nghĩ đến khả năng mình cũng mắc phải.
Xem nhanh
1. Bệnh sốt xuất huyết là gì?
Sốt xuất huyết Dengue là bệnh do virut Dengue gây ra, truyền từ người bệnh sang người lành qua vật chủ trung gian truyền bệnh chủ yếu là muỗi Aedes Aegypti. Bệnh lưu hành quanh năm ở nước ta nhưng dịch thường xảy ra vào cuối mùa hè, vào đầu mùa mưa.
Xem thêm về bệnh sốt xuất huyết: TẠI ĐÂY
2. Dấu hiệu sốt xuất huyết
Thông thường sốt xuất huyết cần phải được xác định trong 3 ngày đầu tiên kể từ khi khởi sốt. Chẩn đoán sớm không dựa vào các xét nghiệm, mà chủ yếu dựa vào các triệu chứng của bệnh nhân. Các bạn cần lưu ý hai yếu tố:
– Yếu tố dịch tễ (tức là trong gia đình hoặc hàng xóm có người bệnh sốt xuất huyết). Nếu người bệnh có sốt trong thời điểm hiện nay thì nghĩ nhiều đến khả năng bị sốt xuất huyết.
– Yếu tố lâm sàng (triệu chứng của bệnh nhân): Lưu ý 3 ngày đầu tiên.
Ngày thứ 1: Bệnh nhân sốt cao, đột ngột, liên tục, sốt không ớn lạnh, mặt ửng đỏ, họng đỏ không đau. Không cần làm xét nghiệm vì lúc này các xét nghiệm đều bình thường. Cần dặn dò bệnh nhân đến tái khám hàng ngày để theo dõi các dấu hiệu khác.
Ngày thứ 2: Bệnh nhân tiếp tục sốt cao, liên tục. Hãy cố gắng tìm các dấu hiệu xuất huyết trên cơ thể như xuất huyết dưới da trên bụng, tay chân, mí mắt, cổ.
Trong trường hợp không thấy dấu xuất huyết tự nhiên thì chúng ta làm dấu xuất huyết nhân tạo, tức là làm dấu dây thắt bằng cách lấy máy đo huyết áp đo để đo, giữ mức huyết áp trung bình giữa huyết áp tối đa và tối thiểu trong 5 phút, sau đó xem trên tay có dấu xuất huyết dưới da hay không? Dấu “dây thắt” dương tính là có 5 nốt xuất huyết dưới da trở lên trên một diện tích da là 1cm2. Xét nghiệm máu trong ngày thứ 2 cũng chưa thay đổi rõ ràng nên cũng không cần làm.
Ngày thứ 3: Dấu hiệu sốt xuất huyết trở nên rõ ràng hơn rất nhiều. Bệnh nhân vẫn còn sốt cao, có thể xuất huyết da niêm mạc như chảy máu mũi, máu răng. Nếu trẻ trên tuổi dậy thì hỏi thêm về kinh nguyệt có ra huyết bất thường không? Bệnh nhân có thể cảm giác khó chịu, đau bụng, nôn ói.
Nếu có các dấu hiệu trên cần sớm được thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị sớm nhất.
Người bệnh sốt xuất huyết nên ăn gì, uống gì và kiêng gì để tăng sức đề kháng cũng như góp phần ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm? Mỗi năm cứ vào mùa mưa thì bệnh sốt xuất huyết tại nước ta lan nhanh trên diện rộng. Bệnh có…
3. Một số sai lầm mắc phải khi chăm sóc người bệnh
Hạ sốt dồn dập
Người bệnh sốt cao nên người nhà thường muốn giảm sốt cấp tốc, nhất là đối với trẻ em. Tuy nhiên, bệnh do virus nên nhiệt độ hạ xong lại tiếp tục cao. Người bệnh chỉ nên dùng thuốc giảm sốt theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Không tiếp xúc vì sợ lây bệnh
Sốt xuất huyết không lây qua đường hô hấp, dịch tiết hay tiếp xúc với người bệnh. Sốt xuất huyết chỉ lây qua muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm vi rút sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt.
Mọi người thường nghĩ rằng sốt xuất huyết là một loại bệnh truyền nhiễm, nên có thể lây sang người khác nếu tiếp xúc trực tiếp với người bệnh thông qua đường hô hấp hay quan hệ tình dục. Vậy điều đó có đúng hay không. Hãy cùng dinhduong.online đi…
Kiêng tắm, kiêng ăn
Cho đến nay, chưa có cơ sở khoa học nào chứng minh người mắc sốt xuất huyết kiêng tắm, kiêng ăn sẽ khỏi bệnh. Trái lại, kiêng ăn, kiêng tắm sẽ làm cho bệnh trầm trọng hơn.
Người bệnh nên vệ sinh sạch sẽ, bổ sung đủ chất dinh dưỡng, ăn thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu, uống nhiều nước bù dịch…
Tự ý truyền dịch
Việc tự ý truyền dịch tại nhà do bị sốt xuất huyết có thể dẫn đến phù nề, suy hô hấp và nguy hiểm đến tính mạng.
Tự ý dùng kháng sinh
Sốt là dấu hiệu sốt xuất huyết điển hình. Hầu hết mọi người đều tự mua kháng sinh về dùng. Tuy nhiên theo các chuyên gia dùng kháng sinh không khỏi được sốt xuất huyết, chỉ càng làm sức đề kháng thuyên giảm.
Muỗi truyền bệnh chỉ xuất hiện ở những nơi ao tù, nước đọng
Ai cũng nghĩ chỉ những nơi cống rãnh, mất vệ sinh, ao tù là địa điểm sinh sôi, cư trú của muỗi vằn. Nhưng không phải, muỗi vằn cư trú ở những nơi nước trong để lâu ngày ngay trong chính ngôi nhà chúng ta ở như: bể nước cá cảnh, bình cắm lọ hoa lưu nước, hòn non bộ, nước để trên ban thờ, nước mưa đọng tại những mảnh vỡ trên xóm ngõ hoặc sân thượng…
Vì vậy, cần thay nước, rửa dọn đồ vật trong nhà, không để nước lưu cữu sẽ là môi trường cho bọ gậy phát triển, sinh nở thành muỗi vằn.
Phun hóa chất diệt muỗi ở các vùng dịch, tránh tình trạng muỗi di chuyển từ tầng dưới lên tầng trên, từ nhà này sang nhà khác.
Theo Báo điện tử gia đình và xã hội