Lăn kim trị nám là một liệu pháp thẩm mỹ được áp dụng phổ biến hiện nay, với cơ chế xâm lấn để kích thích tuần hoàn máu, tăng sản xuất collagen. Hãy cùng tìm hiểu “thực hư” về độ an toàn của phương pháp này qua bài viết dưới đây.
Xem nhanh
1. Lăn kim trị nám là gì?
Lăn kim là việc dùng các con lăn nhựa có các mũi kim nhỏ và nhọn để tạo ra các vết thương giả trên da mà không làm tổn thương các mạch máu và mô. Sau đó trong quá trình tái tạo, làn da sẽ kích thích sản sinh collagen và elastin, từ đó giúp da dày và khỏe hơn từ trong ra ngoài, rút ngắn quá trình thay da từ 3-4 tháng xuống còn 7-10 ngày.
Phương pháp lăn kim giúp kích thích tái tạo tế bào nhanh hơn
Làn da chúng ta có lớp ngoài cùng được gọi là lớp sừng, có chức năng ngăn ngừa mất nước cũng như hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn. Song, lớp sừng cũng hoạt động như một rào cản ngăn chặn sự thẩm thấu của những dưỡng chất vào da.
Khi này, phương pháp lăn kim trị nám sẽ sử dụng những chiếc kim nhỏ, tạo ra các lỗ chân lông ở các lớp trên cùng của da. Từ đó tạo ra con đường giúp chất dinh dưỡng đi sâu vào da, tái tạo da hiệu quả. Trị nám bằng laser có hiệu quả không, có để lại tác dụng phụ không là những thắc mắc phổ biến của rất nhiều chị em khi tìm đến phương pháp này. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu thêm chi tiết về cách thức điều trị…
2. Những đối tượng nào có thể áp dụng cách lăn kim trị nám?
Ngay trong độ tuổi thanh thiếu niên, lăn kim có thể được sử dụng để điều trị các vấn đề về da như sẹo lõm, nám và tàn nhang. Các dấu hiệu lão hóa như da mụn, da mụn đầu đen, thâm nám hay nếp nhăn đều có thể lăn kim trị nám.
Những làn da cần tham khảo ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa khi lăn kim đó là da chàm, mụn sưng tấy hoặc các bệnh da mãn tính khác, mụn cóc, nốt ruồi nhô cao, sẹo lồi, da của phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú, người bị tiểu đường.
Song, không phải bất kỳ ai cũng có thể thực hiện lăn kim trị nám. Các loại da không được áp dụng lăn kim gồm da xơ cứng bì, máu khó đông, chảy máu, giảm tiểu cầu. Người gặp các vấn đề tim mạch, tổn thương chất lỏng cơ thể, nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc nấm, sẹo dưới 6 tháng cũng không được thực hiện lăn kim.
3. Quy trình thực hiện lăn kim trị nám gồm bao nhiêu bước?
Tại bệnh viện da liễu hoặc cơ sở làm đẹp uy tín, quy trình sử dụng phương pháp lăn kim trị nám gồm 9 bước:
Bước 1: Các bác sĩ và chuyên gia tiến hành thăm khám, kiểm tra da để xác định độ sâu của vết nám. Đồng thời, cân nhắc lựa chọn liệu trình lăn kim nào để đạt hiệu quả tốt nhất:
Bước 2: Sau khi xác định đúng phương án điều trị và đạt được sự thống nhất giữa bác sĩ và người cần điều trị, bác sĩ sẽ tiến hành lần điều trị lăn kim đầu tiên.
Bước 3: Làm sạch vùng da cần điều trị.
Bước 4: Sử dụng sản phẩm tẩy da chết dịu nhẹ để làm sạch da triệt để giúp quá trình lăn kim diễn ra suôn sẻ, tạo hiệu quả sâu hơn mà không bị lớp da chết bít lại.
Bước 5: Xông hơi và thoa nước hoa hồng, làm sạch sâu lỗ chân lông và thanh lọc da bằng máy hút dầu
Bước 6: Bôi thuốc tê lên vùng nám cần điều trị. Gây tê trong 15-30 phút.
Bước 7: Bôi một lớp mỏng chất khử trùng POVIDine 10% lên vùng cần điều trị. Để da sát trùng trong 1 phút, sau đó lau nhẹ da bằng NaCl 0,9%.
Bước 8: Dùng kim lăn tạo vết thương giả và tạo đường dẫn đưa tế bào gốc và tinh chất đặc trị vào sâu bên trong da. Từ đó kích thích tái tạo tế bào da mới và thay thế các vùng sạm đen, nám.
Bước 9: Thoa tinh chất đặc trị lên vùng điều trị trong quá trình lăn kim.
Trong phương pháp lăn kim trị nám, việc di chuyển của các mũi kim rất quan trọng. Các mũi kim phải được lăn đều trên bề mặt, phải kết hợp dứt khoát, mạnh mẽ để đưa tinh chất vào vào da.
Viên uống trắng da đang trở thành xu hướng làm đẹp mới của chị em phụ nữ. Liệu rằng viên uống này có thực sự hiệu quả hay không và những điều bạn cần phải biết trước khi sử dụng là gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới…
4. Phương pháp lăn kim trị nám có thực sự hiệu quả và an toàn?
Theo một số nghiên cứu, lăn kim trong điều trị nám có thể được sử dụng như một phương pháp “bổ trợ”, dùng kèm với những sản phẩm có thành phần làm sáng da tại chỗ như retinoid, vitamin C hoặc hydroquinone. Qua đó, lăn kim trị nám mới có thể cải thiện tình trạng nám da cứng đầu.
Trong một số trường hợp, người tham gia điều trị nám bằng lăn kim có thể nhận thấy làn da được cải thiện rõ rệt. Song, bạn cần kiên nhẫn thực hiện liệu trình đều đặn lặp lại sau 30 ngày.
Phương pháp lăn kim trị nám được áp dụng nhiều trong thẩm mỹ da
Tuy nhiên, phương pháp lăn kim trị nám cũng có nhiều rủi ro cho sức khoẻ làn da. Nếu da và thiết bị lăn kim không được làm sạch đúng cách, là da sẽ có nguy cơ bị nhiễm trùng thậm chí lây truyền virus qua đường máu. Bên cạnh đó, việc lăn kim trong hơn 1 giờ đồng hồ cũng gây ra các kích ứng, sẹo và tăng sắc tố sau viêm.
Phương pháp lăn kim có thể gây nhiều biến chứng cho làn da
Cuối cùng, lăn kim trị nám có nguy cơ lây lan mụn rộp nếu bác sĩ của bạn không thường xuyên sử dụng thuốc kháng vi-rút. Điều này có thể khiến virus lây lan trên toàn bộ gương mặt của bạn.
5. Những lưu ý khi áp dụng phương pháp lăn kim trị nám
Sau khi thực hiện trị nám bằng lăn kim, bạn cần lưu ý:
- Thoa kem chống nắng liên tục trong 2 tuần đầu tiên.
- Không phơi nắng quá lâu trong tuần đầu tiên vì làn da của bạn khi này sẽ dễ bị tổn thương do ánh nắng mặt trời hơn bình thường.
- Sử dụng kem kháng sinh do bác sĩ kê đơn để tránh nhiễm trùng.
- Rửa tay trước khi chạm vào da mặt.
- Không trang điểm, đặc biệt sau 24 giờ khi thực hiện lăn im.
- Bạn cũng cần tránh bể bơi, phòng xông hơi khô và các tình huống mà bạn có thể đổ nhiều mồ hôi, bao gồm cả việc tập luyện cường độ cao tại phòng tập thể dục, để bảo vệ làn da mới điều trị của bạn. Sau 72 giờ trôi qua, bạn có thể tiếp tục các hoạt động này.
Trên đây là một số thông tin về phương pháp lăn kim trị nám. Có thể thấy, cơ chế hoạt động và những nguy cơ của lăn kim trị nám là điều mà bạn cần cân nhắc thật kỹ trước khi áp dụng phương pháp này. Để sở hữu làn da sáng khoẻ tự nhiên, bạn nên có chế độ sinh hoạt lành mạnh, bổ sung nhiều dưỡng chất cho cơ thể. Qua đó, bạn mới có thể tái tạo, nuôi dưỡng làn da từ sâu bên trong.
Nguồn tham khảo:
https://ritana.com.vn/chong-sam-nam-da/lan-kim-tri-nam-co-that-su-hieu-qua-nhu-loi-don-92.html