Trị nám bằng laser có hiệu quả không, có để lại tác dụng phụ không là những thắc mắc phổ biến của rất nhiều chị em khi tìm đến phương pháp này. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu thêm chi tiết về cách thức điều trị nám da bằng tia laser nhé!
Xem nhanh
1. Tổng quan về trị nám bằng laser
Liệu pháp laser là phương thức điều trị được nhiều người tìm đến để loại bỏ nám. Phương pháp này được tìm kiếm bởi những bệnh nhân có biểu hiện nám da kháng điều trị. Nguyên lý hoạt động của việc trị nám bằng laser đó là sử dụng ánh sáng kết hợp với thuốc đặc trị để tác động lên các hắc tố melanin sẽ tự phân hủy thành các hạt liti. Đồng thời, nó có thể kích thích sự phát triển của các tế bào da mới, giúp da mịn màng và tươi sáng hơn chỉ trong 1-2 tuần.
Có một số loại laser khác nhau để điều trị nám, bao gồm:
1.1 Ánh sáng xung động cường độ cao (IPL)
Laser IPL trị nám thường tập trung vào các hắc tố trong da của bạn và loại bỏ các sắc tố dư thừa. Các bác sĩ da liễu có thể khuyến nghị bạn áp dụng phương pháp này trong trường hợp vết nám của bạn đã ăn sâu vào da. Hình thức điều trị này được sử dụng với những đối tượng bị nám da ở lớp hạ bì.
IPL hiện đang là công nghệ tiên tiến của ngành thẩm mỹ hiện nay
Một ưu điểm khác của hình thức trị liệu này là nó ít có nguy cơ tăng sắc tố sau viêm, một trong những tác dụng phụ có thể có của liệu pháp laser truyền thống.
1.2 Công nghệ Laser Q-switched
Công nghệ Laser Q-switched có tác dụng xóa vết bớt, hình xăm và các vết thâm thẩm mỹ khác. Khi bị nám, chúng có thể tác động vào các hắc tố gây ra các mảng sậm màu trên da. Tuy nhiên, Laser Q-Switched không phải là sự lựa chọn tối ưu vì một số bệnh nhân nám da đã nhận thấy tình trạng tăng sắc tố trở lại sau khi điều trị.
Cách trị nám da mặt bằng nghệ tươi rất dễ thực hiện mà hiệu quả lại cao nên rất được nhiều người ưa chuộng. Nghệ là loại củ không chỉ được dùng rộng rãi trong nấu ăn mà còn được chị em phụ nữ tin tưởng sử dụng như một…
1.3 Công nghệ Laser Picosecond
Công nghệ laser đã phát triển đến mức có thể phát xung laser ở tần số một xung mỗi phần nghìn tỷ giây. Qua đó, Laser Picosecond đã trở thành công nghệ tiên phong trong việc điều trị nám bằng laser. Những xung động này nhanh đến mức chúng tạo ra năng lượng dưới dạng âm thanh chứ không phải nhiệt.
Liệu pháp trị nám bằng laser này có thể khắc phục tình trạng nám da, tàn nhang
Phương pháp này đã khắc phục nhược điểm của công nghệ Laser Q-Switched bằng cách loại bỏ những tổn thương do nhiệt.
1.4 Công nghệ Laser Fractional
Công nghệ laser Fractional là một lựa chọn điều trị nám da phổ biến. Công nghệ này tìm cách loại bỏ các tế bào gây ra sắc tố quá mức và cũng gây ra phản ứng kích thích sản xuất collagen, mang lại làn da khỏe mạnh và trẻ trung hơn.
2. Trị nám bằng laser có gây tác dụng phụ không?
Các tác dụng phụ thường gặp nhất khi điều trị nám bằng laser là kích ứng da, mẩn đỏ, lột da và sưng tấy.
Tuỳ theo phương pháp điều trị mà các tác dụng phụ sẽ khác nhau. IPL, laser fractional, và laser picosecond được dung nạp tương đối tốt và ít rủi ro về tác dụng phụ. Một số trong số này bao gồm bỏng rát, mẩn đỏ và các triệu chứng tương tự như bỏng nắng. Song song đó, Công nghệ Laser Q-Switched tạo ra năng lượng nhiệt dẫn đến tình trạng viêm và bỏng da.
Phương pháp trị nám bằng laser có thể không phù hợp với một số người. Liệu pháp này có thể làm cho các sắc tố da trở nên trầm trọng hơn. Chính vì vậy, bạn cần tham khảo với các bác sĩ da liễu trong việc lựa chọn cách thức điều trị nám da cũng như những rủi ro, tác dụng phụ tiềm ẩn.
Mẩn ngứa là tình trạng xuất hiện khi cơ thể phản ứng lại với những tác nhân gây dị ứng đến từ bên ngoài như thời tiết, thực phẩm, hóa chất... Những người bị mẩn ngứa cần phải chú ý trong chế độ ăn uống vì có một số loại…
3. Cách chăm sóc da sau khi trị nám bằng laser
Phương pháp điều trị bằng laser là một cách hiệu quả để cải thiện vẻ ngoài của làn da và trẻ hóa toàn diện. Tuy nhiên, để đạt được kết quả tốt nhất từ việc điều trị và ngăn ngừa các biến chứng, bạn cần đảm bảo thực hiện cẩn thận những biện pháp chăm sóc da dưới đây.
3.1 Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời
Ngay sau khi điều trị bằng laser, làn da của bạn sẽ rất nhạy cảm. Bất kỳ tác hại nào từ tia UV cũng sẽ khiến làn da chuyển biến trầm trọng hơn. Để giảm nguy cơ gây khó chịu, đốm đen và các dạng tổn thương khác, điều rất quan trọng là bạn phải giảm thiểu thời gian tiếp xúc với ánh nắng mặt trời ngay sau khi điều trị.
Bạn nên sử dụng kem chống nắng hoặc các vật dụng bảo vệ khi ra ánh nắng mặt trời
Cố gắng đi trong các khu vực bóng râm nếu bạn đi ra ngoài trời. Bạn cũng nên dùng mũ che kín mặt để tránh tia nắng chiếu vào mặt. Đồng thời, hãy thoa kem chống nắng hàng ngày. Chọn kem chống nắng có chỉ số SPF ít nhất là 30 và thoa lại thường xuyên trong ngày.
3.2 Giảm sưng
Một số vết sưng và tấy đỏ có thể sẽ xuất hiện sau khi điều trị bằng laser, đặc biệt là sau khi điều trị bằng phương pháp bóc tách ảnh hưởng đến các lớp da bên ngoài. Chườm lạnh và chườm đá có thể giúp giảm sưng và giảm thiểu mẩn đỏ. Chúng cũng có thể tạo cảm giác nhẹ nhàng cho làn da bị kích ứng.
3.3 Làm sạch da nhẹ nhàng
Bạn cần chú ý chọn những sữa rửa mặt nhẹ nhàng, không chứa thành phần mạnh
Sau khi điều trị nám bằng laser, bạn chỉ nên sử dụng sữa rửa mặt có thành phần lành tính, không bao gồm chất tẩy rửa hay axit cho đến khi được các bác sĩ đồng ý. Thậm chí, trong vài ngày đầu tiên sau liệu pháp laser, bác sĩ phẫu thuật có thể khuyên bạn nên rửa da mặt bằng nước muối hoặc bằng dung dịch giấm rất loãng.
3.4 Giữ ẩm cho da
Bác sĩ phẫu thuật có thể sẽ khuyến nghị cho bạn một loại kem dưỡng ẩm cụ thể để bạn sử dụng sau khi điều trị bằng laser. Đó có thể là sản phẩm có chứa dầu khoáng, bởi hợp chất này không chỉ giúp giữ ẩm cho da mà còn tạo thành một hàng rào bảo vệ dọc theo vùng da lành, ngăn chặn vi trùng xâm nhập.
3.5 Không chăm sóc da với những thành phần mạnh
Nếu chu trình chăm sóc da mỗi ngày của bạn có những thành phần mạnh như AHA, BHA hay Retinol, hãy ngừng sử dụng chúng trong những ngày và vài tuần sau khi điều trị. Khi làn da của bạn đang phục hồi sau một liệu pháp điều trị chuyên nghiệp, bất kỳ loại thành phần mạnh hoặc mạnh nào cũng có thể gây tác động tiêu cực cho da.
3.6 Không nên trang điểm
Tốt hơn hết là bạn nên đợi một vài tuần cho đến khi da có cơ hội hồi phục hoàn toàn
Sau khi điều trị bằng laser, làn da sẽ mẩn cảm hơn bao giờ hết. Da đỏ, bong tróc và đóng vảy đều phổ biến sau khi điều trị bằng laser. Bạn có thể muốn che đi vết mẩn đỏ đó hoặc giảm thiểu sự xuất hiện của vảy bằng cách sử dụng kem nền hoặc các loại trang điểm khác. Tuy nhiên, giống như các sản phẩm chăm sóc da khác, trang điểm có thể gây kích ứng làn da đang lành của bạn.
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu thêm về liệu pháp trị nám bằng laser cũng như có nên áp dụng cách thức này không. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe làn da, bạn chỉ nên lựa chọn những trung tâm thẩm mỹ uy tín, nổi tiếng trên thị trường. Qua đó, làn da của bạn sẽ được điều trị trong môi trường tốt nhất, giảm nám da hiệu quả.
Nguồn tham khảo:
https://ritana.com.vn/chong-sam-nam-da/tri-nam-bang-laser-va-nhung-dieu-can-biet-112.html