Dị ứng đạm sữa bò (tiếng Anh: Cows’ Milk Allergy = CMA) là tình trạng phản ứng miễn dịch của cơ thể đối với protein (đạm) trong sữa bò. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ dị ứng đạm sữa bò rất quan trọng. Bởi tình trạng này sẽ làm cho trẻ khó chịu, mệt mỏi, từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển sau này. Hãy cùng tìm hiểu xem trẻ dị ứng đạm sữa bò nên bổ sung gì nhé!
Xem nhanh
1. Trẻ dị ứng đạm sữa bò: Dấu hiệu nhận biết
Khi bị dị ứng đạm sữa bò, bé thường có các dấu hiệu sau khi uống sữa bò như:
- Trẻ bị viêm da cơ địa, ngứa miệng, sưng và phù môi, mắt, mí, nổi mề đay.
- Con bị rối loạn đường tiêu hóa với các vấn đề như đau bụng, tiêu chảy, táo bón,…
- Con bị sổ mũi, khò khè và ho kéo dài.
- Ngoài các biểu hiện trên, bú kém, chậm tăng cân, khó chịu, khó ngủ…
Dị ứng đạm sữa bò gây ra các triệu chứng khó chịu, khiến con mệt mỏi và quấy khóc.
2. Những điều cần chú ý về chế độ dinh dưỡng cho trẻ dị ứng đạm sữa bò
Tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ mà bố mẹ thiết lập chế độ dinh dưỡng phù hợp để cải thiện tình trạng dị ứng đạm sữa bò. Cụ thể:
2.1 Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi
Nếu trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi gặp tình trạng dị ứng đạm sữa bò thì phụ huynh nên:
- Đối với trẻ bú sữa mẹ
Đối với trẻ dị ứng đạm sữa bò mẹ vẫn nên cho trẻ bú sữa mẹ. Tuy nhiên, mẹ cần thực hiện chế độ ăn loại bỏ thực phẩm chứa protein sữa bò như phô mai, kem chua, sữa chua, sữa tươi,… để hạn chế đối đa nguy cơ gây dị ứng cho con.
- Đối với trẻ bú sữa công thức
Trong trường hợp mẹ không đủ sữa hoặc con không thể bú sữa mẹ, phụ huynh có thể cho con uống sữa công thức không chứa đạm sữa bò nhằm cung cấp nguồn dinh dưỡng cân đối cho trẻ. Theo đó, bố mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để chọn sản phẩm phù hợp.
Bố mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn loại sữa không chứa đạm sữa bò phù hợp.
2.2 Đối với trẻ trên 6 tháng tuổi
Với trẻ trên 6 tháng tuổi, khi xây dựng thực đơn dinh dưỡng cho trẻ dị ứng đạm sữa bò bố mẹ cần chú ý những điều sau:
- Loại bỏ sữa bò và các chế phẩm từ sữa bò khỏi chế độ ăn của bé
Ngoài sữa bò, trong khẩu phần ăn của trẻ bố mẹ nên loại bỏ những món ăn có thành phần từ sữa bò như phô mai, bơ, váng sữa, kem tươi, sữa chua,… Ngoài ra, khi mua bánh ăn dặm hoặc bột ăn dặm cho con, phụ huynh cần xem kỹ thành phần, tránh mua những sản phẩm có chứa sữa hoặc đạm sữa bò.
Phụ huynh hãy thêm các thực phẩm như thịt gia cầm, cá béo, các loại đậu (đậu nành, đậu phụ), các loại hạt (hạnh nhân, hạt phỉ, yến mạch), rau xanh và trái cây vào thực đơn của con. Điều này sẽ giúp con hấp thu đầy đủ các dưỡng chất như chất đạm, chất béo, tinh bột, Vitamin và khoáng chất để lớn khôn khỏe mạnh hơn.
Bổ sung thực phẩm giàu Vitamin và khoáng chất là một yêu cầu quan trọng cần có trong chế độ dinh dưỡng của trẻ dị ứng đạm sữa bò.
- Bổ sung sữa cho trẻ
Ngoài ăn dặm, mẹ nên cho con uống thêm sữa mẹ và sữa công thức không chứa đạm sữa bò. Trong đó, với trẻ dưới 1 tuổi, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi cho con dùng sữa để đảm bảo không có ảnh hưởng xấu xảy ra. Còn với trẻ trên 1 tuổi, mẹ có thể cho con dùng các loại sữa từ thực vật như sữa yến mạch, sữa hạt lanh, sữa hạnh nhân… để thay thế sữa tươi.
3. Gợi ý món ăn dành cho trẻ dị ứng đạm sữa bò
Dưới đây là thực đơn ăn dặm thơm ngon, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cần thiết cho trẻ bị dị ứng đạm sữa bò:
- Thịt gà rau củ: Các loại rau củ xay nhuyễn trong món ăn này mang đến hàm lượng Vitamin và khoáng chất dồi dào. Kết hợp cùng thịt gà giúp tăng cường năng lượng, hỗ trợ con phát triển thế chất tối ưu.
- Bánh cá hồi: Món bánh này bổ sung hàm lượng Omega 3 và Axit béo dồi dào, giúp trẻ có đầy đủ chất và giải quyết tình trạng biếng ăn do dị ứng đạm sữa bò gây ra.
- Cháo cà rốt: Món cháo thơm ngon này không chỉ giúp con dễ ăn, dễ hấp thu, phù hợp với hệ tiêu hóa non nớt của trẻ mà con hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch và giúp trẻ nâng cao thị giác. Nguyên nhân là bởi trong cà rốt có chứa hàm lượng vitamin A vô cùng dồi dào..
Hy vọng với những thông tin trong bài viết, mẹ đã nắm rõ cách xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ dị ứng đạm sữa bò. Bên cạnh đó, nếu nghi ngờ hoặc phát hiện trẻ dị ứng đạm sữa bò, bố mẹ nên đưa con đến cơ sở y tế để bác sĩ khám và điều trị kịp thời, không nên tự ý cho con dùng thuốc hoặc thay đổi sữa. Nếu kết quả cho thấy trẻ chỉ mẫn cảm sữa bò thì bố mẹ có thể dùng sữa công thức từ sữa dê để thay thế sữa công thức từ sữa bò cho con.
Đơn cử như Kabrita sản phẩm sữa công thức từ sữa dê được nhiều mẹ tin dùng nhất hiện nay.
Sản phẩm mang đến nguồn dinh dưỡng quý giá, êm dịu với hệ tiêu hóa, hỗ trợ ngăn ngừa táo bón, từ đó con có thể phát triển toàn diện hơn. Trong đó:
- Kế thừa đặc tính dịu nhẹ của sữa dê: Kabrita có bảng thành phần dịu nhẹ gồm đạm quý A2, không chứa đạm A1 (đạm gây ra vài rối loạn tiêu hóa cho trẻ nhỏ), ít đạm as1-casein, giàu Oligosaccharides cùng Nucleotide hỗ trợ tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa, giúp trẻ đi ngoài dễ dàng, cải thiện hiệu quả tình trạng đầy bụng, tiêu chảy và nôn trớ.
- Kabrita còn có những cải tiến vượt bậc: Trong sữa dê Kabrita còn được bổ sung thêm nhiều thành phần quý như chất xơ GOS, Beta-palmitate, DHA, ARA cùng 22 Vitamin và khoáng chất. Nhờ đó, hỗ trợ con yêu nâng cao sức khỏe đường ruột và cải thiện các chỉ số cân nặng, chiều cao, phát triển tối ưu trí não và thị giác.
- Hương vị: Kabrita có vị sữa thanh mát tự nhiên, thơm béo rất phù hợp với khẩu vị của trẻ nhỏ, giúp trẻ uống ngon, uống khỏe hơn.
Sữa dê Kabrita nhập khẩu từ Hà Lan có hệ dưỡng chất ưu việt, dịu nhẹ với hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ nên được nhiều mẹ bỉm tin tưởng lựa chọn.
>> Xem thêm: