Cà phê không đơn thuần là một thức uống giúp tỉnh táo, mà còn được nhiều nghiên cứu chứng minh là mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Vậy bạn đã biết uống cà phê có tác dụng gì chưa? Hãy cùng Dinhduong.online điểm danh 10 tác dụng của cà phê và một số lưu ý khi dùng trong bài viết dưới đây.
Xem nhanh
- 1. Uống cà phê có tác dụng gì cho sức khỏe? 10 lợi ích của việc uống cà phê
- 1.1. Cung cấp năng lượng giúp giảm mệt mỏi
- 1.2. Phòng ngừa bệnh Alzheimer, Parkinson
- 1.3. Góp phần bảo vệ gan
- 1.4. Giảm nguy cơ mắc đái tháo đường tuýp II
- 1.5. Cải thiện tâm trạng, chống trầm cảm
- 1.6. Hỗ trợ ngăn chặn nguy cơ mắc một số bệnh ung thư
- 1.7. Hỗ trợ cho người bệnh hen
- 1.8. Hỗ trợ đốt cháy chất béo, kiểm soát cân nặng
- 1.9. Cung cấp nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu
- 1.10. Làm chậm quá trình lão hóa
- 2. Những lưu ý khi uống cà phê
1. Uống cà phê có tác dụng gì cho sức khỏe? 10 lợi ích của việc uống cà phê
Tác dụng của việc uống cà phê mỗi ngày đúng cách đã được chứng minh mang đến những lợi ích như sau:
1.1. Cung cấp năng lượng giúp giảm mệt mỏi
Thành phần Caffeine từ cà phê có khả năng kích thích tăng nồng độ norepinephrine và dopamine (các chất hỗ trợ dẫn truyền thần kinh). Nhờ đó, giúp cơ thể tăng năng lượng, nâng cao tinh thần, giảm các cảm giác mệt mỏi và đạt hiệu suất làm việc cao hơn.
Uống cà phê hàng ngày có tác dụng gì? Caffeine trong cà phê giúp kích thích thần kinh, thúc đẩy hoạt động của các tế bào não giúp bạn tỉnh táo và hạn chế mệt mỏi.
1.2. Phòng ngừa bệnh Alzheimer, Parkinson
Alzheimer là căn bệnh suy giảm và dẫn đến mất trí nhớ. Parkinson cũng tương tự thế, nó làm suy thoái các tế bào thần kinh và giảm lượng dopamine hạn chế dẫn truyền thần kinh. Đây đều là những căn bệnh liên quan tới vấn đề thoái hóa thần kinh phổ biến trên thế giới và hiện tại chưa có phương pháp trị triệt để các vấn đề trên. Bạn vẫn có thể phòng ngừa nó hiệu quả qua việc điều chỉnh chế độ ăn, chế độ luyện tập,… và nhất là bổ sung cà phê.
Tuy nhiên có vẻ mọi người khá nghi ngờ về vấn đề này nhưng theo các nghiên cứu cho thấy nguy cơ mắc alzheimer của người uống nhiều cà phê sẽ thấp hơn tới 65% so với người bình thường không uống. Và nguy cơ mắc Parkinson sẽ thấp hơn từ khoảng 32 – 60% so với những người khác.
1.3. Góp phần bảo vệ gan
Gan là bộ phận đảm nhận khá nhiều chức năng của cơ thể như đào thải độc tố, chuyển hóa các chất, hỗ trợ quá trình đông máu,… Nếu không bảo vệ tốt sẽ gây ra viêm gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ,… nên bảo vệ gan rất quan trọng. Theo các nghiên cứu, thì nếu bạn bổ sung lượng cà phê vừa đủ sẽ hạ thấp nguy cơ mắc bệnh hơn 80% so với người không uống.
1.4. Giảm nguy cơ mắc đái tháo đường tuýp II
Một số nghiên cứu cho biết, người uống cà phê mỗi ngày thì nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường tuýp II của họ sẽ thấp hơn từ khoảng 23 – 50% so với những người khác. Đôi khi, tỉ lệ này còn lên đến 67%.
Nếu bạn bổ sung đủng lượng cà phê hằng ngày trong mức cho phép sẽ giúp bạn ngăn chặn nguy cơ tiểu đường lên đến 67%.
1.5. Cải thiện tâm trạng, chống trầm cảm
Uống cà phê giúp cơ thể sản sinh các chất hỗ trợ dẫn truyền thần kinh là dopamine và serotonin. Điều này giúp nâng cao tâm trạng theo hướng tích cực, giải tỏa căng thẳng nhờ vậy cải thiện cảm xúc tốt hơn và ngăn ngừa bệnh trầm cảm hiệu quả.
1.6. Hỗ trợ ngăn chặn nguy cơ mắc một số bệnh ung thư
Uống cà phê mỗi ngày có tác dụng gì? Theo các nhà nghiên cứu, mỗi ngày bạn uống từ 1 – 2 ly cà phê thì nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng thấp hơn 15% và mắc ung thư gan có thể thấp hơn 40%.
1.7. Hỗ trợ cho người bệnh hen
Một lợi ích của việc uống cà phê có thể bạn chưa biết đó là làm giảm các triệu chứng hen suyễn, hỗ trợ tốt cho người bệnh hen. Tất cả là nhờ thành phần caffeine có chủ yếu trong cà phê vì nó có tính chất hóa học khá giống với theophylline (thuốc điều trị hen suyễn).
Vì vậy, nếu bạn duy trì uống đủ lượng cà phê mỗi ngày sẽ giúp phòng chống cũng như giảm hẳn các triệu chứng của bệnh.
1.8. Hỗ trợ đốt cháy chất béo, kiểm soát cân nặng
Caffeine có trong cà phê còn giúp cơ thể đốt cháy chất béo hiệu quả. Bởi nó làm tăng lipolysis đẩy nhanh quá trình chuyển hóa thành các axit béo tích tụ trong cơ thể giúp giảm cân hiệu quả. Vì thế, bạn hãy bổ sung khoảng 2 tách nhỏ cà phê mỗi ngày để giảm mỡ, giảm cân và dễ dàng kiểm soát cân nặng hơn.
Tác dụng của việc uống cà phê mỗi ngày còn giúp đẩy nhanh quá trình đốt cháy mỡ thừa của cơ thể để giảm cân.
1.9. Cung cấp nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu
Ngoài caffeine, trong cà phê còn chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu khác như vitamin B1, B2, B3 và B5, các khoáng chất như mangan, kali, magie, folate, photpho,… Trong đó, vitamin B2 cung cấp 11% lượng nhu cầu hàng ngày của cơ thể và vitamin B5 là 6%, B3 là 2%, còn có mangan, kali là 3%,…
1.10. Làm chậm quá trình lão hóa
Một tác dụng của việc uống cà phê có thể làm bạn bất ngờ là khả năng chống lão hóa. Vì thành phần acid dihydrocaffeic và acid 5-caffeoylquinic là những dưỡng chất giúp chống oxy hóa, chống các gốc tự do nhờ đó làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể.
2. Những lưu ý khi uống cà phê
Để phát huy được hết những hiệu quả tốt của cà phê, bạn cần chú ý các điều sau khi uống cà phê:
- Lựa chọn cà phê đảm bảo chất lượng, rõ ràng về nguồn gốc: Để phát huy hết lợi ích của việc uống cà phê, bạn nên chọn loại cà phê chất lượng, nguồn gốc rõ ràng. Vì nếu uống phải cà phê kém chất lượng, bị phun nhiều thuốc, hàng trôi nổi trộn tạp chất,… sẽ gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
- Đối tượng không nên uống cà phê: Đó là người bị tiêu chảy, bệnh nhân bị bệnh về tim như loạn nhịp tim, trẻ em dưới 12 tuổi và phụ nữ đang trong thai kỳ hoặc đang cho con bú. Vì lượng caffeine cao trong cà phê dễ làm cho họ rối loạn nhịp tim, khó ngủ, lo âu, run rẩy, kích ứng dạ dày… hơn những người khác.
- Chú ý thời điểm nên và không nên uống cà phê: Theo các nhà nghiên cứu, thời điểm bạn nên uống cà phê là khoảng vài giờ sau khi thức dậy vào mỗi buổi sáng hay trước khi tiến hành tập thể dục khoảng 30 phút. Việc này sẽ giúp làm tăng nồng độ cortisol trong cơ thể để tạo cảm giác tỉnh táo, cải thiện khả năng tập trung và giảm đau cơ bắp sau khi tập luyện. Song song, bạn nên hạn chế uống cafe trong hoặc ngay sau bữa ăn vì sẽ làm cản trở khả năng hấp thụ sắt của cơ thể. Tuyệt đối không uống cà phê khi bụng đang rỗng sẽ gây cồn cào, nôn mửa, tiêu chảy.
- Uống cà phê với lượng vừa đủ: Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) khuyến cáo, mỗi người không nên sử dụng quá 400mg caffeine/ngày (khoảng 4 – 5 tách cafe, mỗi tách 240ml). Bởi uống cà phê quá nhiều và đậm đặc có thể khiến bạn bị say cà phê, từ đó làm xuất hiện các triệu chứng như đau đầu, mất ngủ, bồn chồn, tim đập nhanh, hạ đường huyết đột ngột,…
- Không uống cà phê với nhiều đường và sữa: Mọi người thích thêm đường và sữa vì để giảm vị đắng và chát của cà phê giúp dễ uống hơn. Tuy nhiên, nếu bạn cho quá nhiều đường hoặc sữa sẽ làm biến đổi và giảm lợi ích nguyên bản của cà phê, nó cũng tăng khả năng mắc tiểu đường, béo phì. Vì vậy, để giữ được giá trị của cà phê bạn nên dùng cà phê nguyên chất hoặc chỉ nên bỏ lượng đường và sữa vừa phải.
Để hạn chế việc cà phê gây ảnh hưởng xấu đến cơ thể bạn cần uống cà phê với lượng vừa đủ, lựa chọn cà phê chất lượng,…
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc uống cà phê có tác dụng gì cho sức khỏe? Dù không thể phủ nhận lợi ích của việc uống cà phê, nhưng bạn chỉ nên sử dụng với lượng vừa phải và chú ý thời điểm uống để tránh gặp rủi ro sức khỏe ngoài ý muốn nhé!