Việc cân bằng dinh dưỡng cho người ngộ độc rất quan trọng. Vậy người bị ngộ độc thực phẩm nên ăn gì và không nên ăn gì để giúp cải thiện tình trạng, mau chóng hồi phục sức khỏe? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Xem nhanh
1. Nguyên tắc xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người ngộ độc thực phẩm
Cơ thể người bị ngộ độc thực phẩm khá yếu ớt và khó hấp thụ thức ăn sau đó, vì vậy khi xây dựng chế độ dinh dưỡng cho họ bạn cần đảm bảo những nguyên tắc sau:
- Bổ sung đủ nước: Khi bị ngộ độc, cơ thể sẽ xuất hiện phản ứng buồn nôn, nôn, đau bụng và tiêu chảy để loại bỏ chất độc ra khỏi cơ thể. Vì vậy, bạn cần bổ sung đủ nước nhằm tránh cơ thể bị mất nước rất nguy hiểm.
- Điều chỉnh chế độ ăn phù hợp: Hệ tiêu hóa của người bị ngộ độc thực phẩm rất suy yếu. Vì vậy, bạn nên ưu tiên các thức ăn nhạt, mềm để dạ dày được thích ứng và hạn chế cảm giác buồn nôn.
- Chia nhỏ bữa ăn: Bạn nên chia nhỏ khẩu phần ăn của người bệnh từ 4 đến 6 bữa/ngày, để họ dễ hấp thu chất dinh dưỡng, sớm hồi phục.
2. Sau khi bị ngộ độc thực phẩm nên ăn gì?
Để người bệnh sớm hồi phục và nhanh chóng lấy lại sức khỏe, bạn cần chế độ ăn phù hợp với những thực phẩm dinh dưỡng. Vậy người bị ngộ độc thực phẩm nên ăn gì? Sau đây sẽ gợi ý ngay đến các bạn các loại thực phẩm người bị ngộ độc nên dùng.
2.1. Thức ăn nhạt, ít gia vị
Khi bị ngộ độc thực phẩm, các cơ quan trong cơ thể sẽ trở nên suy yếu, nhất là đường ruột. Vì vậy, để cơ thể dễ hấp thu dinh dưỡng sớm hồi phục, bạn nên dùng các món ăn nhạt, ít gia vị, kết cấu mềm dễ tiêu hóa như cháo, súp, bánh mì mềm, chuối,…
Hơn nữa, điều này còn làm giảm áp lực và xoa dịu đường ruột, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt. Nhờ vậy, các triệu chứng như buồn nôn, tiêu chảy, mệt mỏi, đau đầu,… thuyên giảm đáng kể, hỗ trợ người bệnh nhanh phục hồi.
2.2. Thực phẩm giàu probiotic
Probiotic được biết đến là vi khuẩn có lợi tự nhiên có trong thực phẩm, có tác động tích cực đối với cơ thể, nhất là hệ tiêu hóa.
Vì vậy, khi bị ngộ độc bạn nên bổ sung các thực phẩm giàu probiotic như sữa chua, súp rong biển Miso, trà nấm thủy sâm,… giúp cơ thể tăng cường vi sinh vật có lợi cho đường ruột, thúc đẩy sản xuất kháng khuẩn, bảo vệ tốt đường ruột, giúp giảm các triệu chứng do ngộ độc gây nên.
2.3. Gừng
Thành phần trong gừng chứa nhiều carbohydrate, đường, chất xơ, chất béo, chất đạm, vitamin, canxi, sắt, magie… Chính những thành phần có hàm lượng dinh dưỡng cao khi đi vào cơ thể sẽ giúp nâng cao sức đề kháng, tăng khả năng chống chọi lại các tác nhân gây ngộ độc.
Do vậy, khi cơ thể bị ngộ độc, các bạn nên dùng một cốc nước ấm có pha gừng đã được giã nhuyễn hoặc dùng những lát gừng để ngậm trực tiếp. Cách thức này sẽ giúp hạn chế bớt phần nào sự phát tán từ quá trình ngộ độc để có thể kịp thời đi khám bác sĩ sớm nhất.
Gừng được xem là lựa chọn hàng đầu cho câu hỏi ngộ độc thực phẩm nên ăn gì? chỉ cần cốc nước ấm pha với gừng đã giúp giảm tình trạng ngộ độc tốt.
2.4. Chuối
Khi bị ngộ độc, chúng ta nên dùng ngay chuối nhằm giảm cảm giác buồn nôn và hỗ trợ giải độc hiệu quả nhờ vào hàm lượng chất pectin dồi dào trong chuối. Ngoài ra, chất gelatin trong chuối khi đi vào cơ thể sẽ giúp các chất độc hại dính chặt vào đó rồi được cơ thể bài tiết ra ngoài một cách an toàn.
Chuối có hầu hết mọi thời điểm trong năm, giá thành phải chăng nên chúng ta có thể dùng chuối hàng ngày không chỉ giúp giải độc mà còn hỗ trợ hệ tiêu hóa và hệ bài tiết hoạt động hiệu quả.
2.5. Tỏi
Khi bị ngộ độc, nếu chúng ta dùng tỏi nhai trực tiếp hoặc pha chế thành nước để dùng đều giúp kích hoạt các anzim trong cơ thể thải các độc tố ra ngoài thông qua hệ bài tiết. Nhờ vào thành phần allicin và selen trong tỏi sẽ giúp thanh lọc và giải độc cho gan.
Ngoài ra, tỏi còn được ưa chuộng để ngừa bệnh tim mạch, giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày, ung thư trực tràng, kháng cự lại các loại vi khuẩn, virus, ki sinh, nấm xâm nhập vào cơ thể…
2.6. Trà
Trà luôn được đánh giá cao vì thành phần dinh dưỡng cho cơ thể, đặc biệt là hệ tiêu hóa. Nhờ các chất như axit tannic, acidophylus, polyphenol,… có trong trà giúp trì hoãn, giảm khả năng hấp thụ độc tố, giúp bảo vệ lợi khuẩn trong ruột và giảm viêm hiệu quả. Nhờ vậy, cơ thể được bù nước, dạ dày được xoa dịu và các triệu chứng ngộ độc giảm nhanh chóng.
Một tách trà ấm đã có thể giúp xoa dịu sự khó chịu trong cơ thể, hạn chế hấp thụ độc tố, nhờ vậy cơ thể nhanh ổn định và sớm lấy lại sức.
2.7. Sữa chua
Sữa chua là gợi ý không thể bỏ qua khi không biết ngộ độc thực phẩm nên ăn gì. Trong sữa chua, chứa lượng lớn lợi khuẩn, men vi sinh tốt cho hệ tiêu hóa, giúp người bệnh tiêu hóa tốt hơn và giảm các vấn đề do ngộ độc gây ra. Nó còn chứa vitamin D, A, C, DHA, canxi, sắt, natri,.. giúp người bệnh cải thiện đề kháng, nhanh lấy lại sức.
2.8. Rau má
Chúng ta đã quá quen thuộc với món canh rau má, nước uống rau má… Thành phần trong rau má chứa nhiều beta-caroten, sterol, saponins, flavonols, vitamin B1, B2, B3, vitamin C… Loại thực phẩm này được biết đến với rất nhiều công dụng như giải độc cho gan, làm mát cơ thể, giúp quá trình trao đổi chất trong diễn ra thuận lợi, lợi tiểu, hạ huyết áp an toàn, hạ sốt.
2.9. Đậu xanh
Đâu xanh đã quá gần gũi với chúng ta trong các món chè vô cùng ngon miệng và giúp giải nhiệt an toàn. Hơn thế nữa, đậu xanh còn được ưa chuộng bởi khả năng giải độc hiệu quả, giúp cơ thể mau chóng hồi phục sức khỏe tốt nhất. Thành phần protein, tanin cùng nhiều hợp chất flavone chứa trong đậu xanh sẽ có tác dụng giảm sự phát tán của độc tố.
Các bạn có thể áp dụng cách là: Nấu đậu xanh với nước cho tới khi đậu mềm, cho thêm muối, chắt lấy nước và dùng ngay khi còn ấm.
2.10. Giấm táo
Giấm táo có tính kiềm sẽ giúp làm dịu niêm mạc dạ dày và giảm đau tức thì cho bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm. Để giảm nhanh các triệu chứng, bạn có thể pha 2 thìa giấm táo với nước ấm và uống nó trước ăn giúp cơ thể không còn khó chịu và đỡ mệt mỏi, hồi sức nhanh chóng.
Tính kiềm có ở giấm táo là thành phần tuyệt vời giúp giảm đau và xoa dịu niêm mạc dạ dày cho người bị ngộ độc thực phẩm.
2.11. Rau mùi
Rau mùi có khả năng giải độc rất an toàn cho cơ thể, nhất là những người bị ngộ độc chì, nhôm, thủy ngân… Khi dùng loại rau này, chúng sẽ giúp giảm đáng kể việc hấp thụ chì vào xương. Thành phần vitamin A, vitamin C giúp thúc đẩy và nâng cao sức đề kháng cho cơ thể chống chọi lại với các tác nhân gây hại. Chất diệp lục sẽ ngăn chặn các ảnh hưởng xấu do vi khuẩn và nấm gây ra.
Ngoài ra, loại rau này còn giúp giảm lượng đường trong máu, ngừa bệnh unh thư da, ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt nhờ vào chất flavonoid.
3. Người bị ngộ độc thực phẩm không nên ăn gì?
Ngoài việc chú trọng nên ăn gì khi bị trúng thực, bạn cũng nên biết một số thực phẩm cần tránh khi bị ngộ độc thực phẩm để hạn chế tình trạng diễn tiến xấu. Cụ thể như sau:
3.1. Sữa và các chế phẩm từ sữa
Nếu trong trạng thái bình thường thì sữa và các chế phẩm từ sữa (bơ, phô mai…) rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, khi bị ngộ độc, cơ thể suy yếu khó dung nạp được lactose sẽ dẫn đến tình trạng khó tiêu, đầy bụng làm tình trạng bệnh càng nặng nề hơn. Bạn chỉ nên sử dụng khi cơ thể đã ổn định hơn.
3.2. Đồ ăn cay
Người bị ngộ độc đường ruột bị tổn thương, nhạy cảm hơn vì vậy bạn không nên ăn đồ ăn cay nóng. Nó sẽ dễ gây kích ứng, làm chậm quá trình hồi phục và làm bệnh xấu đi, có thể dẫn đến viêm loét.
Đồ cay nóng sẽ gây kích ứng dạ dày, làm các triệu chứng ngộ độc trở nên nặng hơn và gây nguy hiểm cho người bệnh.
3.3. Thực phẩm chiên rán, nhiều dầu mỡ
Chất béo trong thực phẩm chiên rán, nhiều dầu mỡ thường khó tiêu hóa, sẽ tạo sức ép không nhỏ đối với hệ tiêu hóa của người bệnh. Do đó, để tránh làm tình trạng ngộ độc trở nặng, bạn nên tránh tiêu thụ đồ chiên rán nhé!
3.4. Thực phẩm có tính axit
Tính axit trong chanh, cam, cà chua, dưa chua, bưởi,… có thể khiến các triệu chứng ợ nóng, ợ chua, buồn nôn,… của người bệnh nghiêm trọng hơn. Vì vậy, bạn không nên dùng các loại thực phẩm đó khi bị ngộ độc thực phẩm, chỉ nên sử dụng khi tình trạng ổn định để bổ sung vitamin C cho cơ thể nhanh chóng lấy lại sức.
3.5. Đồ uống có gas
Nếu không biết ngộ độc thực phẩm kiêng uống gì, bạn hãy tránh các loại đồ uống có gas. Bởi trong loại thức uống này thường chứa chất lợi tiểu và khí gas có thể gây buồn nôn, ợ hơi, dẫn đến bạn dễ bị mất nước, trào ngược và nôn mửa kéo dài.
Dùng các đồ uống có gas khi bị ngộ độc sẽ làm mất nước, gây buồn nôn,… do chất lợi tiểu và khí gas có trong nó.
4. Một số biện pháp ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm
Khi bị ngộ độc nhẹ thì bạn sẽ bị buồn nôn, đau bụng, đau đầu, mệt mỏi,… nhưng nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây nguy hiểm đến sức khỏe. Vì vậy bạn cần nâng cao việc phòng ngừa vấn đề ngay trong sinh hoạt hằng ngày bằng cách:
- Rửa tay sạch sẽ trước khi ăn: Tay là nơi tiếp xúc với nhiều thứ xung quanh nên dễ nhiễm bẩn. Vì vậy bạn cần rửa tay sạch sẽ trước khi ăn để tránh các virus, vi khuẩn bám trên tay đi vào cơ thể gây bệnh.
- Bảo quản thực phẩm đúng cách: Thực phẩm khi bảo quản ở nhiệt độ thường sẽ nhanh hỏng và dễ bị vi khuẩn xâm nhập gây hại sức khỏe. Do đó, đối với rau quả bạn nên rửa sạch, để ráo và loại bỏ phần hư sau đó cho vào ngăn mát tủ lạnh, với thịt cá thì bạn nên để vào ngăn đông.
- Nấu chín thức ăn: Ăn chín uống sôi luôn là tiêu chí hàng đầu để đề phòng nhiễm khuẩn hiệu quả. Theo đó, bạn nên nấu chín thức ăn từ 60 – 100°C (tùy vào món ăn) sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn, ký sinh trùng gây ngộ độc.
- Rửa sạch thực phẩm: Ngoài nước sạch, bạn có thể dùng các loại nước rửa rau củ, trái cây chuyên dụng sẽ giúp bạn loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn hay các loại thuốc trừ sâu… bám trên thực phẩm tốt hơn.
- Ăn uống đúng mực: Ăn đúng giờ, đủ bữa sẽ góp phần giảm áp lực lên dạ dày, từ đó hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn không gây chướng bụng, trào ngược và hạn chế nhiễm khuẩn gây ngộ độc thực phẩm.
Qua những chia sẻ trong bài viết, chắc hẳn bạn đã biết được khi bị ngộ độc thực phẩm nên ăn gì và kiêng ăn gì rồi. Tốt nhất, ngoài bổ sung dinh dưỡng phù hợp, bạn cũng nên thực hiện “Ăn chín – Uống sôi” để chủ động phòng ngừa ngộ độc tốt hơn nhé!