Thịt baba được xem là một thực phẩm bổ dưỡng, có thể chữa được rất nhiều bệnh. Tuy nhiên có rất nhiều trường hợp ngộ độc khi ăn thịt baba. Vậy thì cần lưu ý những gì khi ăn baba để tránh hậu quả đáng tiếc?
Xem nhanh
Đối tượng không nên ăn thịt ba ba
1. Người sinh đẻ
Người mới vừa sinh xong, sức đề kháng còn yếu không nên ăn nhiều thịt baba có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng.
Không những người sinh đẻ không nên ăn nhiều thịt baba mà phụ nữ đang mang thai cũng không nên ăn nhiều thịt baba có thể gây sẩy thai. Đặc biệt phần thịt ở chân baba có khả năng đẩy thai mạnh cho nên bà bầu không nên ăn nhiều thịt baba, có thể nguy hiểm đến cả mẹ và bé.
Ngoài ra thì thịt baba có tác dụng lưu thông khí huyết tốt cho nên những người bị rong kinh, rong huyết hoặc những bệnh liên quan đến xuất huyết dạ dày thì không nên ăn thịt baba.
2. Người bị thừa đạm
Lượng đạm có trong thịt baba nhiều cho nên đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến bệnh gout, không ít người mắc bệnh này vì ăn quá nhiều thịt baba.
3. Người đang bị ốm
Có nhiều người nghĩ người đang bị ốm nên ăn thịt baba để tăng cường sức đề kháng, nhanh khỏe nhưng thật ra không phải vậy. Người bị ốm ăn thịt baba có thể làm cho tình trạng của người bị ốm thêm nặng hơn.
4. Người bị dị ứng với hải sản
Người bị dị ứng với hải sản khi ăn baba rất dễ bị dị ứng. Chính vì vậy mà người bị dị ứng với hải sản không nên ăn baba.
Baba tiềm ẩn nguyên nhân bị ngộ độc
Baba sống ở môi trường nước và loại thức ăn chính của baba đó chính là thủy sinh, nhất là những loại thủy sinh đã chết. Cho nên trong đường ruột của baba hay chứa rất nhiều vi khuẩn. Và khi baba chết, đồng loạt các vi khuẩn này bắt đầu phát tán nhanh. Cho nên khi ăn baba rất dễ dẫn đến nguy cơ bị ngộ độc.
Những điều lưu ý khi ăn baba
Vì baba chứa nhiều vi khuẩn và khi baba chết thì vi khuẩn này càng phát tán mạnh mà chúng ta chỉ nên ăn baba tươi sống, ăn baba khi còn sống. Không được ăn baba chết hoặc baba bị ương. Chỉ nên ăn baba khi tự tay làm mới có thể tin tưởng được, không nên mua baba chế biến sẵn vì không thể biết được tình trạng của baba trước khi chế biến như thế nào.
Khi chế biến baba nhất định phải nấu cho thật chín, để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh.
Chỉ nên ăn loại baba đã tưởng thành, như baba 7-8 tháng tuổi. Không nên ăn loại baba non vì ẩn chứa khá nhiều độc tố bên trong.
Vì baba có nhiều đạm cho ăn không được ăn quá nhiều và khi ăn baba cần phải kết hợp với một số loại rau để cân bằng dưỡng chất. Nếu không sẽ bị mất cân bằng, dễ gây nên bệnh.
Trên đây là một số những lưu ý khi ăn baba mà chúng ta cần chú ý nếu như không muốn nguy cơ bị ngộ độc.
Theo Dinhduong.online tổng hợp