Cách chăm trẻ bị rối loạn tiêu hoá sao cho hiệu quả nhất là băn khoăn của không ít phụ huynh, bởi đây là hiện tượng vô cùng phổ biến ở trẻ nhỏ. Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị rối loạn chức năng tiêu hoá. Cha mẹ cần có cách chăm sóc hợp lý tùy theo từng trường hợp.
Xem nhanh
1. Nhận biết tình trạng rối loạn tiêu hoá ở trẻ
Rối loạn tiêu hoá là tất cả những vấn đề ảnh hưởng đến một hoặc một số bộ phận thuộc chức năng tiêu hoá của trẻ. Tình trạng này có thể làm gián đoạn sự tăng trưởng và phát triển của bé.
Rối loạn tiêu hoá thường xảy ra ở những trẻ có chế độ ăn uống không hợp lý
Xác định chính xác triệu chứng rối loạn tiêu hoá của bé sẽ giúp phụ huynh có phương hướng điều trị bệnh hiệu quả hơn. Nhìn chung, tình trạng rối loạn chức năng tiêu hoá của trẻ được phân loại thành 5 dạng:
1.1 Bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Theo các chuyên gia, hơn 50% trẻ sơ sinh bị trào ngược
Đây là hiện tượng axit dạ dày trào ngược và kích thích thực quản, ống dẫn từ miệng đến dạ dày. Trẻ sơ sinh có thể bị nôn trớ nhiều lần trong ngày. Đi kèm với hiện tượng này đó là bé bị chán ăn, cáu kỉnh và buồn nôn.
1.2 Bệnh Celiac
Bệnh Celiac là chứng không dung nạp gluten, một loại protein có trong lúa mì, lúa mạch đen và lúa mạch. Khi trẻ bị bệnh Celiac ăn thực phẩm chứa gluten, hệ thống miễn dịch của bé sẽ tấn công và làm tổn thương lớp niêm mạc của ruột non.
1.3 Viêm loét đại tràng
Đây là một bệnh viêm đường tiêu hoá. Viêm loét đại tràng và bệnh Crohn đều là hai loại bệnh viêm ruột. Các triệu chứng bao gồm tiêu chảy, có máu trong phân và đau bụng.
1.4 Bất dung nạp Lactose
Trẻ không dung nạp Lactose sẽ không thể hấp thu những thực phẩm từ sữa
Lactose là một loại đường tự nhiên có trong sữa. Những trẻ không dung nạp lactose sẽ thiếu enzym cần thiết để phân hủy đường này. Chính vì vậy, trẻ không thể tiêu hóa nó. Các triệu chứng bao gồm tiêu chảy, co thắt dạ dày và đầy hơi hoặc chướng bụng sau khi ăn các sản phẩm từ sữa.
Tìm hiểu về “Chứng bất dung nạp Lactose” Đầy hơi, khó tiêu sau khi uống sữa hoặc ăn các sản phẩm từ sữa, kéo theo đó là tiêu chảy. Đây là những triệu chứng của hiện tượng cơ thể không dung nạp Lactose. Không chỉ trẻ em mà theo số…
1.5 Viêm thực quản tăng bạch cầu ưa acid
Viêm thực quản, ống dẫn từ miệng đến dạ dày, gây ra bởi tập hợp các tế bào bạch cầu gọi là bạch cầu ưa acid. Hiện tượng này có thể gây khó nuốt, đau, buồn nôn và nôn ở trẻ nhỏ.
2. Cách chăm trẻ bị rối loạn tiêu hoá mà phụ huynh không nên bỏ qua
Khi nhận thấy những triệu chứng của rối loạn tiêu hoá ở trẻ, cha mẹ nên có những biện pháp can thiệp kịp thời để trẻ có thể nhanh chóng khỏi bệnh, cải thiện chức năng đường ruột cũng như ngăn chặn tình trạng bệnh diễn ra trầm trọng thêm. Sau đây là những lời khuyên của chuyên gia mà phụ huynh nên biết khi bé bị rối loạn hệ tiêu hoá.
2.1 Cho trẻ uống nhiều nước
Việc bổ sung đủ nước đóng vai trò rất lớn trong việc khắc phục chức năng tiêu hoá của trẻ
Mặc dù nghe có vẻ đơn giản nhưng đây là cách chữa rối loạn tiêu hóa đầu tiên tại nhà cho trẻ sơ sinh và trẻ em. Uống nhiều nước mỗi ngày không chỉ giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể mà còn làm giảm các triệu chứng của axit dạ dày. Ngoài ra, khi uống đủ nước, các chất độc sẽ được hòa tan trong nước và đào thải qua đường tiêu hóa một cách thuận lợi.
2.2 Gừng, chanh và mật ong
Gừng thường được thêm vào nhiều loại thực phẩm vì nó có thể giúp cải thiện hiệu quả tiêu hóa. Nước chanh pha với mật ong là một phương thuốc tốt cho bé nếu bé bị các vấn đề về tiêu hóa. Phụ huynh cần chuẩn bị hai thìa nước cốt chanh và gừng, mật ong. Hòa chung vào một cốc nước nóng và cho trẻ uống ngay sau bữa ăn để hỗ trợ tiêu hóa.
2.3 Lá bạc hà
Lá bạc hà đem lại nhiều lợi ích bất ngờ cho chức năng của dạ dày
Bạc hà là một chất dễ bay hơi có trong tinh dầu bạc hà, có tác dụng trực tiếp đến sự co bóp của cơ trơn đường tiêu hóa. Đây là một phương thuốc tuyệt vời cho các triệu chứng như rối loạn tiêu hóa, đau bụng, ợ chua và hội chứng ruột kích thích.
2.4 Ăn trái cây
Trái cây chứa chất xơ có thể tăng cường hệ tiêu hóa của trẻ. Chất xơ giúp thức ăn di chuyển dễ dàng qua hệ tiêu hóa và kích thích chức năng đường ruột. Một trong những cách chăm trẻ bị rối loạn tiêu hoá tốt nhất đó là bổ sung đu đủ, chuối, táo, lê và nho vào chế độ ăn hằng ngày của trẻ.
Trái cây là loại thực phẩm có chứa nhiều dưỡng chất và tốt cho sức khỏe con người. Đặc biệt, các loại hoa quả cho trẻ bị táo bón giúp bé cảm thấy dễ chịu và khỏe mạnh hơn. Dưới đây là 10 loại trái cây trị táo bón tốt…
2.5 Ăn các bữa ăn nhỏ
Ăn nhiều bữa với nhiều thức ăn gây ra tình trạng đầy hơi, rối loạn tiêu hóa
Cha mẹ nên cho trẻ ăn nhiều bữa nhỏ hơn từ khoảng 2-3 giờ để loại bỏ bớt axit dư thừa. Khi trẻ ăn cơm, bạn nên bảo trẻ nhai từ từ, vì hệ tiêu hóa không thể theo kịp việc ăn nhanh. Đây cũng là một trong những biện pháp tự nhiên tốt nhất cho chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh và trẻ em.
2.6 Tránh thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn
Bạn cần chủ động cắt giảm các ăn đồ chiên, đồ cay nếu bạn muốn làm dịu tình trạng rối loạn tiêu hóa cho con. Thức ăn nhanh chứa nhiều chất béo, không tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ. Tất cả các thực phẩm này có thể làm tăng axit, gây đầy hơi, đau bụng và dẫn đến rối loạn tiêu hóa.
2.7 Tránh nước ngọt
Phụ huynh nên bổ sung cho trẻ những thức uống có lợi cho sức khoẻ
Khi uống nhiều nước ngọt, lượng khí khí có thể bị giữ lại trong dạ dày gây khó chịu và đầy hơi. Thay vì soda, hãy bảo con bạn chọn đồ uống có vị chanh, hoặc đơn giản là giảm số lượng nước ngọt mà chúng sử dụng hàng ngày.
2.8 Không ăn trước khi đi ngủ
Nếu bé ăn một bữa no và quá tải trước khi ngủ, hệ tiêu hóa sẽ phải hoạt động hết công suất. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng, thời gian của giấc ngủ mà còn gây khó chịu cho dạ dày và rối loạn tiêu hóa. Vì vậy nên tránh ăn quá no trước khi đi ngủ. Điều này sẽ giúp giải tỏa hệ tiêu hóa, ngăn ngừa hiệu quả chứng ợ chua.
2.9 Ngủ đủ giấc
Không nên để tinh thần và thể chất bị căng thẳng quá mức vì có thể khiến cơ thể bé bị suy nhược. Hãy cho trẻ thời gian để nghỉ ngơi và tạo năng lượng mới bằng cách ngủ ít nhất 8 tiếng mỗi ngày.
3. Khi nào trẻ bị rối loạn tiêu hoá cần được thăm khám?
Các triệu chứng của các rối loạn tiêu hóa có thể có nhiều dạng. Nếu bạn nhận thấy những dấu hiệu này, hãy liên hệ với bác sĩ nhi khoa để được thăm khám và điều trị tốt nhất:
- Tiêu chảy ra máu: Nếu bé bị tiêu chảy và xuất hiện máu trong quá trình đi ngoài, đây là dấu hiệu của bệnh viêm ruột IBD.
- Phân có mùi hôi: Nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus có thể gây viêm ruột của bé. Một số bác sĩ có thể sẽ kê đơn thuốc kháng sinh cho bé để điều trị nhiễm trùng. Tuy nhiên, phân hôi, nhờn cũng có thể là dấu hiệu của tình trạng kém hấp thu, có thể chỉ ra bệnh celiac hoặc xơ nang.
- Bé nôn ra máu, nôn liên tục: Nguyên nhân khiến trẻ nôn mửa có thể đơn giản là do thức ăn không được nấu chín. Bên cạnh đó, đây cũng là triệu chứng của hội chứng nôn mửa theo chu kỳ hoặc viêm tụy cấp. Phụ huynh cần chú ý đến màu sắc của chất nôn xem có chứa thức ăn mà con bạn đã ăn gần đây hay có lẫn máu hay không. Nếu tình trạng nôn mửa kéo dài (hơn 1-2 ngày) hoặc nếu chất nôn có máu hoặc màu xanh đậm, hãy liên hệ với bác sĩ nhi khoa.
- Trẻ bị đau khi đi tiêu: Nếu bé giảm số lần đi tiêu, có máu trong phân, đặc biệt là triệu chứng đã diễn ra hơn 2 tuần, phụ huynh cần lập tức đưa trẻ đến thăm khám kịp thời. Đây có thể là dấu hiệu của táo bón hoặc thậm chí là sự hiện diện của một khối u.
Trên đây là một số thông tin về cách chăm trẻ bị rối loạn tiêu hoá. Trong khi một số vấn đề về tiêu hóa có khả năng tự giải quyết, một số bệnh lý nghiêm trọng hơn cần được chăm sóc y tế ngay lập tức. Bên cạnh việc xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh cho trẻ, phụ huynh cần chủ động đưa trẻ thăm khám tại các cơ sở y tế để được điều trị phù hợp nhất.
Nguồn tham khảo: