Những nguyên nhân và dấu hiệu trẻ táo bón mà phụ huynh nên chú ý

Tác giả: admin

Phụ huynh cần lưu ý một số nguyên nhân và dấu hiệu trẻ táo bón vì đây là một tình trạng rất thường gặp ở trẻ nhỏ. Đây cũng chính là hiện tượng cảnh báo trẻ đang có một chế độ ăn thiếu nước, hệ tiêu hoá không khoẻ mạnh. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu thêm về tình trạng táo bón ở trẻ.

1. Vì sao trẻ bị táo bón?

Táo bón là hiện tượng xảy ra khi chất thải di chuyển chậm trong đường tiêu hoá, khiến phân trở nên cứng và khô.

nguyên nhân trẻ bị táo bónTáo bón là một hiện tượng tiêu hoá phổ biến ở trẻ nhỏ

Một số yếu tố góp phần gây táo bón ở trẻ em bao gồm:

1.1 Trẻ ngại đi vệ sinh

Trẻ có thể bỏ qua nhu cầu đi tiêu vì sợ đi vệ sinh. Tình trạng táo bón của trẻ còn nghiêm trọng hơn khi trẻ đã từng có trải nghiệm đau đớn trong việc đi vệ sinh, dẫn đến sợ hãi, tránh né. Ngoài ra, với những trẻ hiếu động, thường xuyên nô đùa cũng có thể bị táo bón do trẻ không muốn dừng cuộc chơi của mình. Một số trẻ không thoải mái khi sử dụng nhà vệ sinh công cộng khiến trẻ không đi tiêu dễ dàng.

1.2 Chế độ ăn uống thay đổi đột ngột

nguyên nhân khiến cho trẻ táo bónSự thay đổi đột ngột trong chế độ ăn uống có thể khiến trẻ khó thích nghi, gây ra táo bón

Chế độ dinh dưỡng thiếu chất lỏng, không đủ trái cây, rau củ giàu chất xơ là nguyên nhân làm cho trẻ bị táo bón. Thời điểm phổ biến nhất khiến trẻ bị táo bón là khi chúng chuyển từ chế độ ăn toàn chất lỏng sang thức ăn đặc.

1.3 Thay đổi thói quen sinh hoạt

Bất kỳ thay đổi nào trong thói quen của con bạn, chẳng hạn như đi du lịch, thời tiết nóng bức hoặc căng thẳng cũng có thể ảnh hưởng đến chức năng ruột. Trẻ có nhiều khả năng bị táo bón khi bắt đầu học tại trường mầm non, tiểu học.

Dinh dưỡng cho trẻ dị ứng thời tiết, ăn gì và kiêng gì?

Vào những ngày nắng nóng hoặc mùa lạnh là cơ hội cho dị ứng, mẩn ngứa, sẩn mề đay ghé thăm trẻ nhỏ. Trong quá trình chăm sóc con chắc hẳn các bậc cha mẹ sẽ quan tâm ngoài việc dùng thuốc, trẻ dị ứng thời tiết nên ăn gì hoặc…

1.4 Sử dụng thuốc

lý do trẻ bị táo bón

Phụ huynh nên cân nhắc về những loại thuốc mà trẻ đang sử dụng khi có hiện tượng táo bón

Một số loại thuốc như thuốc bổ sung sắt, thuốc kháng axit, thuốc giảm đau, loạn thần, chống trầm cảm… là những tác nhân khiến trẻ bị táo bón. Do đó, nếu tình trạng táo bón của trẻ nghiêm trọng, phụ huynh nên nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ về những loại thuốc mà trẻ đang sử dụng hiện tại.

1.5 Dị ứng sữa bò

Dị ứng với sữa bò hoặc tiêu thụ quá nhiều sản phẩm từ sữa (pho mát, sữa chua, kem tươi) đôi khi cũng gây ra rối loạn tiêu hoá ở trẻ.

2. Dấu hiệu trẻ bị táo bón phổ biến mà phụ huynh không thể bỏ qua

Phụ huynh cần nhận biết một số nguyên nhân và dấu hiệu trẻ táo bón để có những phương pháp xử lý kịp thời.

Các triệu chứng táo bón ở trẻ sơ sinh và trẻ đang phát triển không có quá nhiều sự khác biệt so với người trưởng thành. Điểm khác nhau lớn nhất đó là trẻ sơ sinh không thể truyền đạt được cảm giác của chúng. Do đó, phụ huynh nên chú ý đến nhu động ruột của trẻ để nhận biết sự bất thường.

2.1 Trẻ sơ sinh

Một số trẻ được nuôi bằng sữa công thức hoặc trẻ bú sữa mẹ sẽ bị táo bón khi chúng được làm quen với thức ăn đặc. Các triệu chứng táo bón ở trẻ sơ sinh bao gồm:

  • Phân dạng viên, khô cứng
  • Trẻ khó đi tiêu. Thậm chí là trẻ có thể khóc hoặc bài xích việc đi tiêu.
  • Đi tiêu ít, không thường xuyên.

Tần suất đi vệ sinh của mỗi bé là khác nhau. Do đó, phụ huynh nên lấy hoạt động bình thường của bé làm cơ sở. Nếu bé của bạn thường đi tiểu một lần trong ngày và sau đó không còn đi tiêu nữa, đây có thể là dấu hiệu của táo bón.

2.2 Trẻ mới biết đi

Trẻ mới biết đi có thể có các triệu chứng tương tự như trẻ sơ sinh, như đã liệt kê ở trên. Bạn cũng có thể thấy các triệu chứng khác ở chẳng hạn như:

  • Phân lớn bất thường.
  • Sưng bụng, đầy hơi.
  • Trẻ đi tiêu có máu do các vết rách nhỏ xung quanh hậu môn căng ra.
Mẹo vặt giải quyết đầy bụng, khó tiêu

Khó tiêu có rất nhiều nguyên nhân như ăn quá nhiều, nhiễm trùng dạ dày, loét dạ dày, acid cao, hút thuốc, uống rượu, tuyến giáp, hội chứng ruột kích thích, ăn nhiều thức ăn béo hoặc cay, căng thẳng. Khi bị đầy bụng, khó tiêu gây cho bạn cảm…

2.3 Trẻ đang phát triển

Cùng với các triệu chứng nói trên, những đứa trẻ đang trong giai đoạn phát triển có thể kêu đau dạ dày và có dấu vết của chất lỏng trong quần lót của chúng từ phân tích tụ trong trực tràng. Trẻ cũng có thể bị đau khi đi tiêu và tránh đi vệ sinh.

3. Giải pháp điều trị táo bón ở trẻ đơn giản và hiệu quả ngay tại nhà

Bên cạnh việc tìm hiểu những nguyên nhân và dấu hiệu trẻ táo bón, phụ huynh nên “bỏ túi” một số mẹo nhỏ để có thể khắc phục tình trạng này mà không cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ.

3.1 Cho trẻ uống nhiều nước hơn

trẻ bị táo bón do đâu

Nước đóng vai trò quan trọng trong việc khắc phục hiện tượng táo bón ở trẻ sơ sinh

Tình trạng táo bón có thể diễn tiến nặng hơn khi phân trở nên khô và cứng. Do đó, uống nước sẽ làm mềm phân, giúp việc đi ngoài trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Nếu em bé của bạn được 6 tháng tuổi, bạn có thể cho bé uống 60 – 88ml nước mỗi lần để giảm táo bón. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, nước không thể sử dụng để thay thế thức ăn thông thường.

3.2 Uống nước hoa quả

Nước ép trái cây cũng có hiệu quả để giảm táo bón vì chúng sở hữu chất tạo ngọt sorbitol, hoạt động như một loại thuốc nhuận tràng. Nếu em bé của bạn đã được 6 tháng tuổi, bạn nên cho bé uống 60ml nước ép trái cây chẳng hạn như ép táo, ép mận khô bên cạnh những bữa ăn thông thường.

Top 10 loại hoa quả cho trẻ bị táo bón cực dễ mua

Trái cây là loại thực phẩm có chứa nhiều dưỡng chất và tốt cho sức khỏe con người. Đặc biệt, các loại hoa quả cho trẻ bị táo bón giúp bé cảm thấy dễ chịu và khỏe mạnh hơn. Dưới đây là 10 loại trái cây trị táo bón tốt…

3.3 Bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất xơ

tại sao trẻ bị táo bónCha mẹ nên bổ sung nhiều rau củ vào chế độ ăn hằng ngày của trẻ

Nếu em bé của bạn đã bắt đầu ăn thức ăn rắn, hãy kết hợp thêm những thực phẩm giàu chất xơ vào chế độ ăn hằng ngày. Những món ăn này bao gồm: táo, lê, đậu Hà Lan, mận khô, chuối.

3.4 Giảm lượng ngũ cốc gạo

Ngũ cốc gạo có thể gây táo bón vì thực phẩm này có ít chất xơ. Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi chỉ cần sữa công thức và sữa mẹ, không cần bất kỳ chất lỏng nào khác. Do đó, nếu bạn đang cho trẻ ăn thức ăn đặc hoặc ngũ cốc, bạn nên tạm dừng để xem những triệu chứng táo bón của trẻ có cải thiện không. Nếu các triệu chứng không được phục hồi, hãy đến gặp bác sĩ nhi khoa.

Những tác dụng của ngũ cốc có thể bạn chưa biết

Ngũ cốc là một trong những thực phẩm tinh bột quen thuộc được nhiều người ưa chuộng sử dụng. Là một trong những nhóm thực phẩm an toàn và có lợi cho sức khỏe, sử dụng ngũ cốc còn đảm bảo không gây tăng cân, béo phì và phù hợp…

3.5 Viên đạn Glycerin

Tương tự như trẻ sơ sinh, thuốc đạn glycerin có thể làm mềm phân ở trẻ để trẻ đi ngoài dễ dàng hơn.

3.6 Tăng hoạt động thể chất

Một lối sống ít vận động cũng có thể đóng một vai trò trong việc gây táo bón. Khuyến khích hoạt động thể chất để giúp kích thích sự co bóp của ruột và nhu động ruột.

Trên đây là một số nguyên nhân và dấu hiệu trẻ bị táo bón cũng như cách để khắc phục tình trạng này hiệu quả ngay tại nhà. Tuy nhiên, nếu hiện tượng táo bón ở trẻ không thuyên giảm , phụ huynh nên chủ động đưa trẻ thăm khám tại các bác sĩ nhi khoa để được điều trị hợp lý và kịp thời.

 

Nguồn tham khảo: