Cách cho bé ăn dặm đảm bảo dinh dưỡng mẹ cần biết

Tác giả: admin

6 tháng tuổi là thời điểm mẹ bắt đầu cho bé ăn dặm để bé tập làm quen với nguồn dinh dưỡng khác ngoài sữa mẹ. Thế nhưng cách cho bé ăn dặm như thế nào là tốt nhất? Chúng ta nên lựa chọn những loại thực phẩm nào vào thực đơn ăn dặm của bé?

Chỉ nên cho bé ăn dặm khi tròn 6 tháng tuổi

Ăn dặm hay còn gọi là ăn bổ sung nguồn thực phẩm bên ngoài. Theo các chuyên gia, bé tròn 6 tháng tuổi là thời điểm thích hợp nhất để ăn dặm. Vì khi đó, nguồn dinh dưỡng từ sữa mẹ không thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu của bé. Nhu cầu về năng lượng và cả nhu cầu về dinh dưỡng ở bé tăng. Bé cần được cung cấp 700 kcal/ngày. Trong khi đó sữa mẹ chỉ đáp ứng 450 kcal/ngày. Nếu không đáp ứng đủ bé sẽ chậm lớn và suy dinh dưỡng trầm trọng.

Cách cho bé ăn dặm
Sau tháng ngày “miệt mài” bú sữa mẹ, bé cần khám phá nguồn dinh dưỡng mới từ thực phẩm bên ngoài

Đặc biệt, cho bé ăn dặm cũng là cách để bổ sung lượng sắt còn thiếu hụt. Vì khi từ 6 tháng tuổi trở lên sữa mẹ đã không còn là nguồn cung cấp đầy đủ sắt cho bé nữa. Thiếu sắt dẫn đến tình trạng thiếu máu ở trẻ.

Lưu ý, chỉ nên cho bé ăn dặm khi bé tròn 6 tháng tuổi. Vì trên thực tế bé chỉ vừa đạt 4 tháng tuổi là một số mẹ đã cho ăn dặm. Điều này hoàn toàn không tốt bởi cơ thể của bé chưa hình thành những men cần thiết để tiêu hóa.

Dấu hiệu nhận biết bé cần ăn dặm

  • Mặc dù đã bú no sữa nhưng “thiên thần” nhà bạn cứ khóc và đòi bú thêm. Nếu không bé sẽ thường xuyên cáu kỉnh và mút tay.
  • Hãy đưa bé đến gần mâm cơm, bé sẽ đưa tay muốn nắm lấy những món ăn trên bàn.
  • Khi thấy người lớn ăn, bé tỏ ra rất hứng khởi và thích thú bằng cách chóp chép miệng.
  • Các mẹ hãy thử đưa một chút thức ăn loãng hoặc xay nhuyễn xem bé có chịu ăn không hay dùng lưỡi đẩy ra.
  • Giấc ngủ của bé vào ban ngày trở nên thất thường hơn, ngủ không yên và hay quấy khóc.

Lựa chọn thực phẩm cho bé ăn dặm

1. Sữa mẹ

Theo các chuyên gia tuy thời gian này bé cần tập ăn những món chế biến từ bên ngoài, nhưng mẹ vẫn duy trì cho bé bú chứ không được bỏ. Vì có sữa mẹ góp phần vào chế độ ăn của trẻ hàng ngày mới đảm bảo sự phát triển toàn diện của bé. Bé cần bú sữa mẹ ít nhất 3 – 4 cữ/ngày, mỗi cữ 150ml.

Cách cho bé ăn dặm
Cho bé ăn dặm không có nghĩa là ngưng không cho bé bú mẹ

2. Nhóm bột đường

Hãy bắt đầu cho bé ăn dặm với các dạng bột gạo hoặc bột ngũ cốc trộn với sữa cho bé. Một số mẹ có thể dùng gạo tẻ không trộn lẫn với nếp, nấu cháo loãng cho bé. Khi bé đã dần quen có thể thay thế các món bún, phở…để tăng khẩu vị và giúp bé không nhàm chán.

3. Nhóm chất béo

Cách cho bé ăn dặm
Chất béo lành mạnh vô cùng tốt cho sức khỏe trí não của bé

Nhiều mẹ cứ sợ con sẽ béo và thừa cân nên ít cho dầu mỡ vào thức ăn. Chất béo có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của bé, đặc biệt là Omega 3, DHA. Chúng tham gia cấu tạo nên cấu trúc các tế bào, điều phối các hoạt động cơ thể. Đặc biệt chúng còn góp mặt vào hệ thần kinh, hỗ trợ trí não hoạt động tốt. Ngoài ra chất béo còn là dung môi hòa tan các vitamin tan trong dầu. Phải kể đến một số tên quan trọng như vitamin A, vitamin D, vitamin K. Các loại dầu thực vật như đậu nành, dầu mè hoặc ô liu nên kết hợp xen kẽ với các loại mỡ động vật như mỡ lợn, mỡ gà. Mẹ nên khéo léo khi chế biến với lượng chất béo vừa phải để con vừa hấp thu đủ mà không sợ béo phì, tăng cân.

13 công dụng Omega 3 khiến bạn bất ngờ

Hiện nay trên thế giới ngày càng có nhiều bằng chứng chứng minh về lợi ích cũng như công dụng Omega 3 đối với sức khỏe. Không phải chất béo nào cũng gây hại cho cơ thể. Riêng đối với Omega 3 được công nhận là chất béo lành mạnh,…

4. Nhóm chất xơ và vitamin

Khi bé bắt đầu ăn dặm, bạn nên cho khoảng 1 thìa rau củ bởi đây là nguồn giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất. Sau đó, từ từ tăng dần lên 2 – 3 thìa vào 1 bát bột hoặc cháo. Vì đây là nhóm ít năng lượng nên cho nhiều quá sẽ khiến bé chậm lên cân. Nhưng cũng không nên cho ít quá để tránh tình trạng táo bón ở trẻ. Các chuyên gia khuyên bé trong độ tuổi ăn dặm nên làm quen với: rau mồng tơi, cần tây, cà tím, củ cải, cà rốt, bí xanh, súp lơ…

Mách mẹ các cách cho bé ăn dặm tốt nhất

1. Cho bé ăn từ lỏng đến đặc

Một nguyên tắc có thể gọi là bất biến trong cách cho bé ăn dặm là đi từ thức ăn lỏng đến đặc, ít đến nhiều. Khi mới bắt đầu, hãy cho bé ăn những món mềm, lỏng và dễ tiêu hóa. Cho bé ăn ít để xem phản ứng thế nào rồi từ từ mới tăng dần lượng thức ăn. Những loại như bột sắn, ngô, khoai…rất khó tiêu, không nên cho bé ăn trong những buổi đầu tập ăn dặm.

Cách cho bé ăn dặm
Hãy bắt đầu cho bé ăn dặm với thức ăn dạng lỏng trước tiên

2. Cho ăn đúng thời điểm

Cách cho bé ăn dặm đúng cách vào những ngày đầu tiên là 1 cữ trong ngày. Thời điểm thích hợp là vào buổi sáng hoặc trưa. Vì sao không nên cho con ăn vào chiều tối? Bởi lúc đó hệ tiêu hóa của bé bắt đầu nghĩ ngơi, ăn những thực phẩm lạ, dạ dày rất khó tiêu. Kể từ tháng thứ 8 trở đi, bạn nên tăng dần 2 cử trong ngày, đến tháng thứ 11 thì 3 cử. Số cử ăn dặm trong ngày càng nhiều bé sẽ càng bỏ bú sớm.

3. Đa dạng thực phẩm

Cách cho bé ăn dặm
Các mẹ đừng quá cố định một món ăn hay một loại thực phẩm ở trẻ

Chỉ với một món mà ăn đi ăn lại nhiều ngày, bé sẽ cảm thấy chán và chẳng muốn ăn. Vì vậy mẹ cần thay đổi nhiều loại thức ăn liên tục. Ban đầu, hãy cho bé thử qua nhiều loại thực phẩm và mẹ để ý xem bé thích loại thực phẩm nào. Ví dụ nếu bé thích cà rốt, bạn có thể cho bé hôm nay ăn súp rau củ có cà rốt và ngày mai là cháo hầm cà rốt. Tuy nhiên cũng không nên chỉ ưu tiên 1 loại thực phẩm. Mà bạn cần phải khuyến khích để bé thích ăn nhiều thứ khác. Đa dạng thực đơn cũng là cách cho bé ăn dặm đúng để bổ sung nhiều dưỡng chất cần thiết.

Cách kết hợp thực phẩm cho bé ăn dặm

Khi mà sữa mẹ - nguồn thức ăn duy nhất cho bé trong 6 tháng qua không còn đủ nữa, bé cần được bổ sung thêm dinh dưỡng từ những nguồn thực phẩm khác để phục vụ cho sự phát triển trong giai đoạn mới này. Khi bé còn ở…

Mỗi người mẹ sẽ có một cách cho bé ăn dặm khác nhau. Tuy nhiên chúng ta cần ghi nhớ những nguyên tắc trên để tạo cơ hội tốt nhất cho bé khám phá nguồn thực phẩm mới lạ ngoài sữa mẹ và trải nghiệm vị giác thú vị.

Theo Dinhduong.online tổng hợp