Kiwi kỵ gì? Cách ăn kiwi tốt cho sức khỏe mà bạn nên biết

Tác giả: admin

cách ăn kiwi

Kiwi là một loại quả chứa nhiều loại dưỡng chất có lợi cho sức khỏe và sắc đẹp. Cùng với đó, loại quả này còn nhận được sự yêu thích từ mọi người nhờ hương vị thơm ngon, chua ngọt, mùi thơm cuốn hút. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết kiwi kỵ gì và cách ăn kiwi giúp hấp thụ toàn bộ dưỡng chất. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau nhé!

1. Những lợi ích nổi bật của quả kiwi

Trong kiwi có chứa vitamin C, vitamin E, chất xơ, kali, lutein,… mang đến nhiều lợi cho sức khỏe, cụ thể là:

  • Tăng cường khả năng miễn dịch cơ thể: Hàm lượng vitamin C cao trong kiwi (gấp hai lần cam) thúc đẩy các chức năng của tế bào, hỗ trợ tạo nên “hàng rào” chống lại các tác nhân gây bệnh và kích thích quá trình oxy hóa của da.
  • Cải thiện hoạt động tiêu hóa: Trong 1 quả kiwi chứa đến 1,7g chất xơ đóng vai trò quan trọng trong kích thích nhu động ruột giúp nhuận tràng, tiêu hóa tốt hơn, giảm tình trạng táo bón. 
  • Bảo vệ sức khỏe tim mạch: Nhờ lượng chất xơ hòa tan mà loại quả này giúp ngăn ngừa nguy cơ đau tim. Cùng với đó, ăn kiwi thường xuyên, bạn sẽ được cung cấp lượng kali cần thiết hỗ trợ cải thiện sức khỏe tim mạch, phòng chứng bệnh xơ vữa động mạch. 
  • Ổn định huyết áp: Kali trong kiwi còn có tác dụng giúp ổn định huyết áp và ngăn ngừa các vấn đề rối loạn nhịp tim. 
  • Ngăn ngừa các bệnh lý về mắt: Kiwi là nguồn cung cấp lutein và zeaxanthin giúp ngăn ngừa giảm thị lực, tình trạng thoái hóa điểm vàng. Ngoài ra, kiwi còn hỗ trợ giảm lượng tế bào tổn thương do căng thẳng và mệt mỏi.
cách ăn kiwi
Quả kiwi mang lại những tác dụng tuyệt vời cho cơ thể nhờ chứa nhiều chất xơ, vitamin C, vitamin E, lutein,…

2. Bạn có biết kiwi kỵ gì?

Dưới đây là các loại thực phẩm không nên ăn cùng với kiwi mà bạn nên biết. 

2.1 Dưa chuột

Trong dưa chuột có chứa enzym có khả năng loại bỏ vitamin C trong kiwi. Vì vậy, bạn không nên ăn kiwi và dưa chuột cùng lúc nhằm tránh giảm giá trị dinh dưỡng của cả hai loại thực phẩm này.

2.2 Cà rốt

Cà rốt cũng chứa những chất có thể phá hủy lượng vitamin C dồi dào của kiwi. Do vậy, bạn nên hạn chế ăn hai loại này cùng với nhau.

2.3 Sữa bò

Vitamin C của kiwi khi kết hợp với protein trong sữa có thể gặp tình trạng kết tủa ảnh hưởng đến khả năng hấp thu của cơ thể, dẫn đến các triệu chứng như tiêu chảy, đau bụng,… Vì vậy, không nên ăn kiwi cùng sữa bò và các chế phẩm từ sữa.

2.4 Cua

Trong cua có chứa arsenic pentavalent – vô hại với con người. Nhưng khi chất này phản ứng cùng vitamin C trong thời gian dài có thể gây ra tình trạng ngộ độc.

nên ăn kiwi vào lúc nào
Kiwi kỵ gì? Chất arsenic pentavalent trong cua sẽ phản ứng với vitamin C trong kiwi có thể gây nên ngộ độc. 

3. Đối tượng nào không nên ăn kiwi?

Không phải ai cũng ăn được kiwi. Theo đó, một số đối tượng không nên ăn nhiều kiwi gồm người đang bị tiêu chảy, người đang gặp vấn đề về dạ dày hoặc lá lách, người bị sỏi thận, người bị dị ứng với mủ và người mắc chứng tiểu nhiều.

4. Hướng dẫn cách ăn kiwi tốt cho sức khỏe

Để hấp thu tốt nhất các dưỡng chất từ kiwi, bạn có thể tham khảo một vài cách ăn dưới đây: 

4.1 Ăn trực tiếp, không cần gọt bỏ vỏ

Cách ăn này phù hợp với loại kiwi vàng, bởi phần vỏ chứa nhiều chất oxy hóa, vitamin C, chất kháng viêm,… Đặc biệt, vỏ kiwi còn chứa nguồn chất xơ hòa tan dồi dào có lợi cho hệ tiêu hóa. Vì vậy, khi ăn kiwi, bạn cần rửa sạch với nước, để ráo rồi cắt thành miếng nhỏ và thưởng thức. 

4.2 Gọt bỏ vỏ, cắt miếng vừa ăn

Không phải ai cũng có thể ăn vỏ kiwi, đặc biệt là trẻ nhỏ. Vì vậy, để thưởng thức trọn vị ngon mát lành của loại trái cây này, bạn chỉ cần rửa sạch kiwi, gọt sạch vỏ và cắt thành từng miếng để ăn. 

kiwi kỵ gì
Nếu bạn không thể ăn vỏ kiwi thì có thể gọt vỏ và cắt thành các miếng vừa ăn nhé.

4.3 Dùng muỗng hoặc thìa để lấy phần thịt quả

Đây là cách ăn theo phong cách của người New Zealand, bạn có thể chọn một trong 2 thao tác đơn giản sau:

  • Cách 1: Cắt 2 đầu quả kiwi, dùng thìa nhỏ trượt vào sao cho khớp với lớp vỏ. Sau đó trượt thìa theo hình của trái kiwi để tách phần thịt ra khỏi lớp vỏ. Tiếp đến đặt trong chén hoặc ly và thưởng thức.
  • Cách 2: Cắt đôi trái kiwi, dùng muỗng xắn từng miếng ăn cực tiện lợi.

Chọn kiwi ngon: Khó hay dễ?

Chọn kiwi ngon không quá khó, bạn chỉ cần dựa trên các tiêu chí như:

  • Phần vỏ kiwi: Có lớp vỏ trơn, bóng, nhiều lông tơ và không có vết trầy xước hay côn trùng đốt.
  • Phần cuốn: Bạn ấn nhẹ vào phần đầu cuốn kiwi, nếu mềm thì trái đã chín ngọt.
  • Hình dáng: Quả tròn đều, có độ cong nhất định và không bị méo hay biến dạng. 
  • Mùi hương: Thoang thoảng và ngọt ngào.
  • Cầm chắc tay: Khi cầm quả kiwi có cảm giác chắc tay thì chứng tỏ trái đó còn tươi.

5. Nên ăn kiwi vào lúc nào tốt nhất?

Thời điểm ăn kiwi thích hợp là vào buổi sáng, sau bữa sáng. Vì trong kiwi có chứa bromelain giúp tiêu hóa protein, bổ sung sự thiếu hụt của enzym tiêu hóa để cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa. Cùng với đó, vitamin C, chất xơ, đồng, kali,… trong kiwi cũng hỗ trợ tăng cường hệ thống miễn dịch và giúp bạn nạp đủ các dưỡng chất cho hoạt động trong ngày. 

Vậy ăn kiwi buổi tối có sao không? Câu trả lời là Không, bởi loại trái cây này giàu axit hữu cơ, có thể thúc đẩy hoạt động của enzym tiêu hóa, góp phần vào quá trình phân hủy chất béo và tiêu hóa thức ăn.  

6. Ăn nhiều kiwi có hại gì không?

Nếu bạn ăn quá nhiều kiwi có thể dẫn đến tình trạng dị ứng, phát ban và sưng tấy, tiêu chảy, hội chứng OAS (gây sưng miệng, môi và lưỡi) hoặc trường hợp nặng hơn có thể gây viêm da, viêm tụy cấp,… Để hạn chế tác hại của kiwi, bạn chỉ nên ăn với lượng vừa phải nhé. 

7. Cách bảo quản kiwi giữ trọn vẹn dưỡng chất

Để bảo quản kiwi được lâu mà vẫn giữ được trọn vị ngon và các dưỡng chất, bạn nên để kiwi trong tủ lạnh với nhiệt độ từ 0 – 4 độ C. Ngoài ra, khi kiwi chín thì bạn nên ăn ngay hoặc để thêm tối đa là 5 ngày. 

Trên đây là toàn bộ thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc kiwi kỵ gì và các cách ăn kiwi tốt cho sức khỏe. Mong rằng những thông tin hữu ích này giúp bạn hiểu thêm về kiwi và cách ăn phù hợp để nhận được nhiều lợi ích sức khỏe từ loại quả này nhé.