Trẻ con cần nhiều năng lượng cũng như những dưỡng chất để phát triển và hoạt động, nhất là với những trẻ năng động thì lại cần càng nhiều. Vì thế mà bữa ăn nhẹ trở thành một yếu tố không thể thiếu trong thực đơn cho trẻ, vừa giúp cung cấp thêm dinh dưỡng vừa giúp trẻ không bị đói và có thể chờ tới bữa ăn tối. Sau đây là những điều bạn cần lưu ý về bữa ăn nhẹ cho học sinh tiểu học để đảm bảo đủ chất cho bé.
Xem nhanh
1. Nhu cầu dinh dưỡng của học sinh tiểu học
Đây là một giai đoạn phát triển quan trọng của trẻ và đòi hỏi cần có rất nhiều lưu ý về vấn đề dinh dưỡng. Học sinh tiểu hoạc tuy không phát triển nhanh về chiều cao hay cân nặng giống như tuổi dậy thì nhưng về cơ bản vẫn có những sựu tăng trưởng cần được chú ý. Chẳng hạn như đây là lúc não bộ đã hoàn thiện nên nhu cầu cho năng lượng để học tập là vô cùng cần thiết. Thêm nữa cơ thể cũng cần tích lũy chất dinh dưỡng để chuẩn bị cho sự tăng trưởng về sau.
Do đó mà chế độ dinh dưỡng dành cho học sinh tiểu học là vô cùng quan trọng. Nếu cho trẻ ăn quá nhiều thì có thể dẫn tới thừa cân cũng như béo phì. Tuy nhiên nếu không cung cấp đủ năng lượng cho trẻ thì sẽ dẫn tới tình trạng suy dinh dưỡng, mệt mỏi, thiếu máu, buồn ngủ và trẻ không thể học tập tốt được. trên cơ bản, học sinh tiểu học cần được cung cấp nguồn protein để cơ thể phát triển một cách bình thường. Có thể bổ sung chất đạm cho trẻ bằng các thực phẩm như thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu…
Ngoài protein thì học sinh tiểu học còn cần một số dưỡng chất như canxi, vitamin A và vitamin D. Canxi hỗ trợ giúp xương vững chắc và cho trẻ phát triển chiều cao. Vitamin A thì góp phần giúp hình thành khung xương cũng như một số phát triển khác cảu trẻ, nếu thiếu vitamin A, trẻ sẽ bị quáng gà, chậm lớn và không cao. Còn vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi và có thể bổ sung cho trẻ bằng các thực phẩm như sữa, bơ, trứng, gan… đồng thời tự tổng hợp vitamin D với ánh nắng mặt trời.
2. Bữa ăn nhẹ cho học sinh tiểu học
Trên cơ bản trẻ cần tới bốn bữa ăn, trong đó có ba bữa chính cùng một buổi ăn nhẹ. Bữa ăn phụ này rất quan trọng vì sẽ giúp trẻ không bị đói trong khi chờ tới bữa ăn chính cũng như nạp năng lượng cần thiết cho trẻ học tập và hoạt động bình thường. Bữa ăn nhẹ cho học sinh tiểu học nên cách bữa ăn chính ít nhất hai tiếng đồng hồ và phải đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất. Món ăn trong bữa ăn nhẹ không cần cầu kỳ, có thể là món ăn vặt, một loại đồ uống hoặc trái cây là được.
Một số loại đồ ăn vặt mà bạn có thể lựa chọn làm bữa ăn nhẹ cho trẻ như ngũ cốc, bánh quy giàu chất xơ, món cuốn, tàu hũ nóng… Thức uống thì có sữa tươi, sữa đậu nành, sữa mạch nha, sữa socola hoặc nước ép trái cây. Tuy nhiên bạn cần lưu ý à phải chọn loại nước uống có ít đường để kiểm soát cân nặng cho trẻ. Ngoài ra những loại hoa quả tươi như đu đủ, chuối, táo, ổi… hay quả khô như nho khô, chà là… cũng rất tốt cho sức khỏe và cơ thể của học sinh tiểu học.
3. Những lưu ý trong chế độ dinh dưỡng cho học sinh tiểu học
Bạn nên đa dạng hóa các loại thực phẩm cho trẻ để không gây mất cân bằng dinh dưỡng cũng như không khiến trẻ chán ăn. Nên cho trẻ ăn no vào bữa sáng để có đủ năng lượng hoạt động và không phải ăn vặt thêm gây ảnh hưởng tới bữa trưa. Tập cho trẻ ăn đúng bữa và đúng giờ, hạn chế các món ăn ngọt, nhiều đường, nước uống có ga, các món ăn mặn vì sẽ có hại cho răng và sức khỏe của trẻ.
Bữa ăn nhẹ cho học sinh tiểu học là một phần rất quan trọng trong chế độ dinh dưỡng của trẻ. Bữa ăn phụ sẽ giúp cung cấp thêm năng lượng cũng như chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển cảu trẻ nhỏ trong độ tuổi này.
Theo dinhduong.online tổng hợp