Tuần thứ 12 là thời điểm mẹ bầu chuẩn bị kết thúc tam cá nguyệt thứ nhất. Nhiều người đã sớm nói lời tạm biệt với chứng ốm nghén nhưng một số người vẫn còn phải nhọc nhằn chống lại hiện tượng ốm nghén, khiến việc ăn uống bị ảnh hưởng đáng kể. Vì vậy trong chế độ dinh dưỡng mang thai tuần 12, các chị em cần tập trung bổ sung vitamin và khoáng chất nhiều hơn để tăng cường sức khỏe.
Xem nhanh
Thực phẩm dinh dưỡng mang thai tuần 12
1. Cân đối chất đạm, chất bột và chất béo
Trong 3 tháng đầu thai kỳ, bà bầu chưa cần tăng cân quá nhiều, nên chế độ dinh dưỡng cần cân đối. Với những người khỏe mạnh và đủ chất, có thể tăng khẩu phần ăn so với thông thường, nhưng chưa cần tăng quá nhiều.
2. Bổ sung chất béo thông minh
Chất béo rất cần thiết trong thời kỳ mang thai, nhưng đa số thai phụ lúc này đều không muốn ăn những thức ăn có chứa chất béo do tình trạng ốm nghén trong 3 tháng đầu. Để khắc phục tình trạng này, thai phụ có thể ăn những thực phẩm như hạch đào, hạt vừng… để bổ sung chất béo.
Dẫu biết rằng con có thông minh hay không một phần là do gen di truyền nhưng theo nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng còn có rất nhiều yếu tố khác giúp trẻ tăng chỉ số IQ. Một trong những yếu tố quan trọng đó là nguồn thực…
3. Thực phẩm giúp giảm ốm nghén
– Gừng tươi: Gừng là thực phẩm có vị cay, tính ấm, có công dụng tiêu trừ đàm, chữa chứng nôn mửa. Gừng giúp làm giảm co thắt cơ dạ dày và tăng hoạt động nhu động ruột từ đó giảm hẳn tình trạng buồn nôn.
Thực tế khi mẹ bị ốm nghén, có cảm giác buồn nôn, sử dụng gừng ở dạng ăn tươi, pha với nước ấm hay ngậm kẹo có tinh chất gừng đều có tác dụng rất tốt trong việc giảm hẳn cảm giác buồn nôn và giúp mẹ bầu ăn uống ngon hơn, tiêu hóa tốt hơn.
– Lá tía tô: Có vị cay, tính ấm, có công dụng an thai, loại trừ đàm trong cơ thể, hạn chế tình trạng buồn nôn. Có thể dùng dưới dạng hãm uống thay trà hoặc chế biến thành các món ăn trong bữa ăn hàng ngày. Kết hợp với sắn dây hoặc vỏ quất, sa nhân sắc nước uống thì hiệu quả càng rõ rệt.
– Bí đao: Với vị ngọt, tính mát, bí đao có tác dụng thanh nhiệt, bài trừ đàm và hạn chế tình trạng buồn nôn rất tốt. Bạn có thể ép lấy nước uống, phơi khô hãm thành trà uống thay nước mỗi ngày. Cũng có thể chế biến thành các món ăn hấp dẫn trong bữa ăn hàng ngày cũng rất thơm ngon, bổ dưỡng.
Các bác sĩ khuyên rằng trong các loại rau củ, bà bầu ăn bí đao là tốt nhất bởi bí đao vừa mát, chống khát nước lợi tiểu vừa giúp bà bầu giảm nhẹ chứng sưng phù chân thường xảy ra vào những tháng cuối thai kỳ. Giá trị dinh…
– Vỏ quất, quýt, cam: Chúng có tác dụng chống nôn rất tốt. Bạn có thể ngửi mùi của vỏ quất, vỏ quýt, vỏ cam tươi để hạn chế cảm giác buồn nôn. Cách tốt nhất, bạn nên thái vụn các loại vỏ trên và hãm với nước sôi uống thay trà hàng ngày, rất hiệu quả.
4. Thực phẩm dồi dào chất xơ
Tình trạng táo bón khi mang thai là do sự phát triển của thai nhi chèn ép các cơ quan tiêu hóa của người mẹ. Tuy nhiên vẫn còn một nguyên nhân khác không kém phần quan trọng là do khẩu phần ăn uống trong thai kỳ thiếu hụt chất xơ. Do đó, đừng bao giờ bỏ qua chất xơ trong các thực phẩm hàng ngày như: rau bắp cải, súp lơ, bí ngô, cam, bưởi, chuối, táo… vừa chứa nhiều chất xơ, vừa giàu vitamin và khoáng chất, tốt cho sức khỏe của cả bà bầu và thai nhi.
Thực đơn tham khảo khi mang thai
– Bữa sáng: Mẹ bầu nên chuẩn bị một ly sinh tố chuối hoặc dâu, một bát ngũ cốc.
– Ăn vặt: 200gam đu đủ cắt thành miếng nhỏ hoặc dưa hấu.
– Bữa trưa: Thịt gà luộc ăn với mì ý, mẹ bầu có thể ăn thêm với các loại rau như rau diếp, rau xà lách hoặc canh củ cải. Sau khi ăn xong uống một ly nước chanh.
– Ăn vặt: Một chén nhỏ đậu phộng hoặc uống hạnh nhân, ăn với bánh quy kèm phô mai.
– Bữa tối: Nấu nui xào thịt, sau đó ăn một miếng bánh chuối. Trước khi đi ngủ, bà bầu nên uống một ly sữa ấm, sữa không những cung cấp dưỡng chất mà còn giúp bà bầu dễ ngủ hơn.
Hy vọng với những kiến thức dinh dưỡng mang thai tuần 12, mẹ bầu sẽ chú trọng và chăm sóc chu đáo hơn cho bữa ăn hàng ngày của mình. Chúc mẹ bầu và thai nhi luôn khỏe mạnh, sớm vượt qua cơn nghén một cách dễ dàng.
Theo Dinhduong.online tổng hợp