Trong chế độ dinh dưỡng mang thai tuần 10, mẹ bầu không phải cứ mặc sức ăn những món mình muốn và vào bất cứ thời điểm nào. Hãy thông minh trong cách lựa chọn thực phẩm và đồ uống để tốt cho mẹ và con.
Xem nhanh
Dinh dưỡng mang thai tuần 10: Nên ăn gì?
1. Thực phẩm giàu vitamin B6
Buồn nôn, nôn ói rất có thể sẽ đạt đỉnh điểm trong đầu tháng 3 của thai kỳ. Vì vậy mẹ cần chú ý bổ sung những thực phẩm giàu vitamin B6 như hoa quả họ nhà cam, quýt, trứng, các loại rau lá xanh, khoai tây…
2. Thực phẩm chứa axit folic
Vào tuần thứ 10, các cơ quan chính trong cơ thể bé vẫn tiếp tục phát triển nên mẹ vẫn cần bổ sung axit folic đều đặn để tránh các nguy cơ: sảy thai, sinh non, sinh con nhẹ cân, thai nhi bị khuyết tật (nứt đốt sống và não úng thủy).
Axit folic có nhiều trong rau lá xanh như súp lơ xanh, cải làn, trong các loại hạt như đỗ tương, đỗ đỏ, đỗ đen và các loại hoa quả và nước hoa quả thuộc họ cam quýt.
Đặc biệt axit folic có nhiều trong gan gia súc và gia cầm…Chỉ cần kết hợp hài hòa sản phẩm tự nhiên nêu trên, phụ nữ hoàn toàn có thể phòng tránh tình trạng thiếu hụt axit folic cho cơ thể.
Dị tật ở thai nhi là điều không bao giờ chúng ta mong muốn. Tuy nhiên trong những năm gần đây, do chế độ dinh dưỡng đầu thai kỳ các mẹ không bổ sung đủ chất mà tình trạng bé bị nứt đốt sống cổ, bàn chân vẹo xảy ra…
3. Sữa và các chế phẩm từ sữa
Do chế độ ăn uống của người Việt thường có giá trị dinh dưỡng thấp nên mẹ bầu có thể bắt đầu uống sữa ngay khi có em bé, nhất là những mẹ bị ngén nặng, ăn uống kém. Sữa và các sản phẩm từ sữa đã tiệt trùng chứa nhiều canxi, khoáng chất nên mẹ chớ bỏ qua mỗi ngày.
Các mẹ có thể lựa chọn một số sản phẩm sữa dưới đây để uống:
– Sữa dành riêng cho mẹ bầu: Trong các loại sữa này các nhà sản xuất đã bổ sung thêm các dưỡng chất cần thiết cho thai phụ và em bé. Mẹ nên lưu ý lựa chọn những loại sữa chứa axit folic, dưỡng chất này rất quan trọng trong suốt cả thai kỳ.
– Sữa tươi tiệt trùng: Đây là những loại sữa được lấy trực tiếp từ bò, dê…và đã qua tiệt trùng cẩn thận.
– Sữa không béo: Là loại sữa nguyên kem được lấy đi một phần hay toàn bộ chất béo để làm giảm năng lượng nhưng vẫn còn đầy đủ các thành phần dinh dưỡng khác, thường được bổ sung thêm canxi và ít cholesterol.
– Sữa đậu nành đóng hộp: Loại sữa này có giá trị dinh dưỡng tương đối, không có đạm và béo động vật.
– Sữa giàu năng lượng: Là loại sữa được bổ sung thêm nhiều đường, đạm và béo để tăng đậm độ năng lượng (1ml sữa cung cấp 1kg calo).
– Sữa chua dạng đặc hoặc lỏng: Là sữa được lên men vi sinh có lợi cho tiêu hóa và hấp thu, giảm nguy cơ tiêu chảy do thiếu men lactase.
4. Thịt
Nếu mẹ ăn được thịt, hãy đừng ngần ngại bổ sung trong chế độ ăn uống hàng ngày, chỉ cần lưu ý ăn thịt được chế biến chín kỹ là được. Những loại thịt như thịt gà, thịt bò, cá…là nguồn cung cấp khoáng chất, protein… rất có lợi cho mẹ bầu và thai nhi.
5. Trái cây tươi
Với hàm lượng vitamin và khoáng chất khá cao, trái cây là món không thể thiếu nếu mẹ bầu muốn có một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong suốt thai kỳ. Beta-carotene, thành phần vitamin quan trọng được cung cấp bởi nhóm thực phẩm này rất cần thiết cho sự phát triển mô và các tế bào của thai nhi, thị giác và hệ thống miễn dịch. Vitamin C trong trái cây rất quan trọng đối với sự phát triển xương và răng, cũng như các mô liên kết collagen. Kali ổn định huyết áp và axit folic ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh. Đặc biệt, trái cây cũng chứa một lượng chất xơ dồi dào, giúp hỗ trợ đường tiêu hóa, ngăn ngừa triệu chứng táo bón khó chịu.
Mẹ bầu nên “kết thân” với một số loại quả sau: đu đủ chín, họ hàng nhà cam, kiwi, lựu, bơ, nho…
Xây dựng chế độ dinh dưỡng khi mang thai khoa học và hợp lý là yếu tố quyết định đến sự phát triển của thai nhi, góp phần giúp bé khỏe mạnh và thông minh. Ăn gì giúp thai nhi phòng tránh dị ứng? Tăng cân khi mang thai thế nào là…
Tránh những thực phẩm dễ gây sảy thai
1. Đu đủ xanh
Trong đu đủ xanh và đu đủ chưa chín hẳn, có chứa rất nhiều enzym và mủ có thể gây ra các cơn co thắt tử cung, dẫn đến sẩy thai đặc biệt là trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ.
Chính vì vậy, mẹ bầu chỉ nên ăn đu đủ đã chín cây hoàn toàn vì nó có rất nhiều dưỡng chất tốt cho phụ nữ mang thai và cần thiết cho sự phát triển của em bé khi mới chào đời.
2. Măng tươi
Măng tươi có hàm lượng Cyanide rất cao, khoảng 230mg/kg măng củ. Khi người ăn phải măng có chứa nhiều Cyanide, dưới tác động của các Enzym đường tiêu hóa, Cyanide ngay lập tức biến thành Acid Cyanhydric (HCN), là một chất cực độc với cơ thể.
Trong cơ thể, Cyanide tác động lên chuỗi hô hấp tế bào bằng cách làm bất hoạt các Enzym sắt của Cytocromoxydase hoặc Warburgase, là nguyên nhân gây tình trạng thiếu ôxy tế bào và chuyển hóa nặng.
3. Thực phẩm có chứa vi khuẩn listeria
Đó là những thực phẩm như thịt muối, pho mát mềm, sữa chưa được tiệt trùng. Khi ăn các thực phẩm này, mệ bầu rất dễ bị nhiễm khuẩn listeria do lúc này hệ miễn dịch và sức đề kháng của mẹ bầu khá yếu. Listeria đi qua nhau thai có thể khiến thai nhi bị nhiễm trùng, đe dọa đến tính mạng. Không những thế nó còn có thể khiến mẹ bầu bị sảy thai. Rất nguy hiểm.
4. Cà phê
Mẹ bầu nên lưu ý không được uống nhiều cà phê bởi rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng uống cà phê khi mang thai có liên quan đến những nguy cơ như thai chết lưu, trẻ sơ sinh nhẹ cân và sảy thai.
Khi đến tuần thai thứ 11, tuy người phụ nữ vẫn còn nhiều mệt mỏi nhưng cơ thể đã quen với những thay đổi về thể chất. Một số người có thể còn gặp chứng buồn nôn. Theo lời khuyên của các chuyên gia, để khắc phục tình trạng này…
Theo Dinhduong.online tổng hợp