Trong giai đoạn đầu của bé thì sữa luôn là nguồn dinh dưỡng chủ yếu. Tuy nhiên thực trạng chung có rất nhiều bà mẹ thực sự không biết nên bổ sung bao nhiêu lượng sữa cho trẻ sơ sinh là hợp lý. Vì đa phần các mẹ đều cho trẻ bú sữa theo cảm tính hoặc khi trẻ quấy khóc.
Xem nhanh
Lượng sữa cho trẻ sơ sinh cần bú trong 1 ngày
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, lượng sữa bú ít hay nhiều tùy thuộc vào cân nặng và sức bú của mỗi bé. Lượng sữa cho trẻ sơ sinh nên chia đều trong 8 – 12 cữ mỗi ngày. Mỗi cữ cách nhau 2 tiếng nếu bú mẹ và 3 tiếng nếu uống sữa công thức.
Điều lo lắng nhất của các bà mẹ sau khi sinh là không đủ sữa cho con bú, vậy làm cách nào có thể kích sữa ra nhiều để đủ cho con bú? Bài viết dưới đây có giới thiệu những thực phẩm lợi sữa hiệu quả, những bà mẹ sau…
Đối với bé bú mẹ, mỗi cữ bú nên duy trì trong 20 – 30 phút. Bởi trong vòng 10 phút đầu, bé chỉ bú được lượng nước là chính, khoảng thời gian sau mới là lượng sữa chứa nhiều dưỡng chất của mẹ tiết ra. Tuy nhiên trong khoảng thời gian đó bạn có thể cho bé nghỉ mệt giữa chừng, đừng bắt bé bú liên tục.
Trải qua 2 tuần đầu đời, lượng sữa trung bình cho bé bú trong khoảng 60ml – 100ml/cữ. Sau 3 tháng, mẹ nâng lên mức sữa là 120 – 210ml/cữ.
Khi nào bạn biết bé vẫn còn đói hoặc bú đã no?
– Biểu hiện cho thấy bé vẫn còn đói: mút chụt chụt, liếm môi, mút tay hoặc đưa cả bàn tay vào miệng, cáu gắt, khóc khi mẹ rút ti hoặc bình sữa ra khỏi miệng.
– Cách nhận biết trẻ đã bú no: Mẹ cần theo dõi số cữ bú trong ngày và số cân nặng hàng tháng. Ngoài ra, mẹ hãy để ý sau khi bé bú xong, ngực mẹ không còn căng cứng và cảm xúc của bé cũng tỏ ra dễ chịu hơn, bé dễ ngủ hơn. Bên cạnh đó, sữa mẹ giúp trẻ đi tiêu tốt hơn sữa công thức. Do đó, bé bú tốt sẽ đi phân vàng khoảng 1 -2 lần/ ngày và đi tiểu nhiều lần.
Những lưu ý khi cho trẻ bú
Ngoài việc quan tâm đến lượng sữa cho trẻ sơ sinh hợp lý, khi nuôi con mẹ cần cho bú đúng cách, đúng thời điểm. Hãy ghi nhớ một số lưu ý sau:
– Tùy theo nhu cầu của trẻ mà cân nhắc việc cho trẻ bú đêm hay không. Bởi lẽ nếu cản trở giấc ngủ đêm của trẻ từ 10h đêm – 3h sáng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển trí não và thể trạng của trẻ.
– Trong vài giờ đầu sau sinh, lượng sữa non của mẹ rất quý giá, có thể giúp trẻ miễn dịch hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Vì thế, mẹ nên cố gắng tận dụng nguồn sữa này.
– Nếu trẻ không tuân theo cữ bú tiêu chuẩn, bạn có thể dựa vào nhu cầu của trẻ để cho bú. Không ép bé liên tục làm nảy sinh tâm lý sợ hãi khiến trẻ bỏ bú.
– Khi bú mẹ, trong khoảng hai tuần đầu, trẻ có thể bị sút cân sinh lý do chưa kịp thích nghi với môi trường bên ngoài. Trung bình trẻ có thể giảm từ 140-200g và sau khoảng 10 – 12 ngày thì trở lại nhịp tăng trọng bình thường.
– Trong những ngày đầu sau sinh, nếu quan sát mẹ có thể thấy tã trẻ chỉ hơi ẩm. Nhưng sau đó chỉ ít hôm, tã của trẻ sẽ ướt nhiều hơn khi đã bú được nhiều. Lúc này, mỗi ngày mẹ có thể phải thay 8 -10 chiếc tã để đảm bảo da bé luôn khô thoáng và không bị hăm.
Trẻ sơ sinh sau 10 ngày thường được tắm nắng để hấp thụ vitamin D. Thế nhưng không phải lúc nào cho bé phơi nắng cũng tốt. Với những ông bố bà mẹ lần đầu chăm con thì cần được trang bị nhiều kiến thức phơi nắng cho trẻ sơ sinh…
Những điều cần tránh khi cho trẻ bú mẹ:
– Mặc nguyên trang phục khi đi làm về: Những bộ đồng phục như vậy thường chứa nhiều bụi bẩn, vi khuẩn và mầm bệnh có thể gây nguy hại cho bé (nhất là với trang phục y tá bệnh viện hay đồng phục phòng thí nghiệm…).
– Cho con bú khi tức giận: Nghiên cứu khoa học chứng minh rằng, bên trong cơ thể con người có thể sản sinh ra chất độc khi tức giận. Loại chất độc này có thể biến nước thành màu tím và có thể làm chuột bạch chết nếu tiêm chúng vào cơ thể. Do vậy, tốt nhất mẹ đừng nên cho bé bú khi đang tức giận để tránh việc chất độc có thể đi vào cơ thể bé thông qua sữa mẹ.
– Trêu đùa con khi đang bú: Khi trẻ đang bú, nếu trêu đùa làm cho trẻ cười, có thể khiến thanh môn mở ra và sữa chui vào khí quản. Trường hợp nhẹ thì bé sẽ bị sặc còn nặng hơn bé có thể bị viêm phổi.
– Dùng xà phòng thơm vệ sinh ngực: Không nên dùng xà phòng để chà rửa ngực bởi vì chất tẩy rửa ở xà phòng thơm có thể thông qua tác dụng cơ giới hoặc hóa học làm mất đi lớp sừng trên bề mặt da, làm mất đi chức năng bảo vệ của lớp sừng, khiến cho bề mặt da bị “kiềm hóa”. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi phát triển, lâu dần có thể gây viêm vùng ngực và ảnh hưởng tới cả sức khỏe của con. Bạn chỉ nên dùng nước ấm để rửa vệ sinh vùng ngực hoặc sử dụng loại sữa tắm với tác dụng dịu nhẹ.
Hy vọng với những chia sẻ trên giúp các mẹ cho bé bú đúng cách hơn để bé khỏe mạnh và phát triển toàn diện.
Theo Dinhduong.online tổng hợp